Đau gối khi leo cầu thang là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Đau gối khi leo cầu thang là tình trạng thường xuất hiện ở người bị tổn thương bên trong hoặc xung quanh đầu gối, như chấn thương, thoái hóa khớp, viêm đầu gối…
Nhưng dù là nguyên nhân gì, nếu không được cải thiện kịp thời, cơn đau có thể tăng nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến người bệnh  đi lại khó khăn hoặc không thể đi lại nhiều, thậm chí là tàn phế.

đau gối khi leo cầu thang

Tìm hiểu về tình trạng đau gối khi leo cầu thang

Triệu chứng đau gối khi lên xuống cầu thang thường biểu hiện như sau:

  • Vùng đầu gối trở nên đau nhức, mức độ đau có thể tăng lên từng ngày.
  • Một số trường hợp còn kèm theo tình trạng tấy đỏ, bầm tím, phù nề và biến dạng khớp gối.
  • Cứng khớp gối, làm cản trở quá trình vận động.

Đau gối khi leo cầu thang chủ yếu xảy ra ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Điều này bắt nguồn từ việc một bộ phận người trẻ có thói quen ăn uống không lành mạnh (nhiều chất béo, thiếu canxi), ngồi lâu, ít vận động, chơi thể thao quá sức… làm ảnh hưởng đến xương khớp (mà đặc biệt là khớp gối).

Những nguyên nhân gây đau gối khi leo cầu thang

Đầu gối là khớp chịu nhiều áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể và là một trong những khớp phải hoạt động nhiều nhất nên dễ gặp tổn thương. Các tổn thương nặng có thể để lại di chứng và thường tái đi tái lại khiến cho người bệnh đau khớp gối khi leo cầu thang, đau đầu gối khi đứng lâu, sưng tê đầu gối…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đầu gối bị đau nhức dai dẳng như:

Thoái hóa khớp gối

Tình trạng thoái hóa khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do lão hóa khớp, tính chất công việc phải đứng lâu, người thừa cân – béo phì… Tình trạng X-quang của những người thuộc nhóm nguyên nhân này cho thấy lớp sụn tại đầu khớp gối bị mài mòn và mỏng hơn người thường, hai chỏm đầu xương bị mất xương khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái đau đớn dai dẳng, đặc biệt là đầu gối đau khi leo cầu thang.

Không chỉ vậy, thoái hóa khớp gối còn gây khó khăn cho người bệnh khi đi lại, đau vào ban đêm, lúc leo dốc… Ngoài ra, thoái hóa khớp cũng xuất hiện ở người bị chấn thương do tập luyện, lệch khớp gối, viêm khớp dạng thấp… gây cứng khớp và sưng đau trong thời gian dài.

Viêm khớp gối

Viêm khớp gối thường gặp ở người bị chấn thương đầu gối, gout, viêm bao hoạt dịch, viêm gân… khiến cho đầu gối ê ẩm, cơn đau tăng lên khi chơi thể thao hoặc vận động nhiều, đau nhức tái diễn khi thời tiết thay đổi, đầu gối phát ra tiếng kêu lụp cụp khi đi lại, đau gối khi leo cầu thang… Đây là những triệu chứng mà người bị viêm khớp gối sẽ gặp phải.

đau gối khi leo cầu thang

Khô khớp, cứng khớp

Người ít vận động trong thời gian dài không chỉ khiến xương khớp yếu đi, mà còn dẫn đến tình trạng khô khớp gối. Khô khớp đầu gối là tình trạng khớp tiết ít hoặc không tiết dịch bôi trơn khớp.Nếu tình trạng này kéo dài, cơn đau sẽ ngày càng tăng nặng khi cử động, khó thực hiện động tác co duỗi, đau khi leo cầu thang hoặc leo dốc… đặc biệt là bước đi có thể phát ra tiếng kêu thường gặp ở khô khớp gối ở giai đoạn muộn, dẫn đến trẻ hóa tình trạng thoái hóa khớp gối.

Tràn dịch khớp gối

Chấn thương, nhiễm khuẩn, mắc các bệnh lý về khớp là nguyên nhân khiến đầu gối bị tràn dịch khớp bất thường. Thông thường, tràn dịch khớp thường có một số biểu hiện như đầu gối nổi mẩn đỏ, sưng phù, người bệnh có cảm giác nặng nề và đau đớn khi co duỗi chân, thậm chí là không thể đi lại bình thường.

Một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh diễn tiến nặng hơn là tình trạng thừa cân – béo phì. Khi trọng lực của cơ thể vượt mức cho phép, áp lực đè nén lên khớp gối tăng cao, lâu ngày làm tràn dịch khớp và bào mòn sụn khớp nhanh chóng.

Viêm bao hoạt dịch

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm bao hoạt dịch đầu gối như:

  • Đầu gối hoạt động liên tục trong thời gian dài: Do tính chất công việc phải vận động đầu gối liên tục như đứng lâu, đi nhiều có thể khiến bao hoạt dịch bị kích thích.

  • Chấn thương đầu gối

  • Biến chứng từ thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm bao hoạt dịch gối.

  • Tuổi tác: Bệnh thường gặp ở nhóm người lớn tuổi, thoái hóa khớp khiến cho xương khớp kém dẻo dai… dễ bị viêm bao hoạt dịch khớp.

Căng cơ

Chấn thương đột ngột hoặc vận động mạnh là 2 trong số những nguyên nhân gây đau đầu gối do căng cơ. Các chấn thương làm căng cơ thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu các nhóm cơ xung quanh bị ảnh hưởng sẽ gây đau khi lên xuống cầu thang cũng như các hoạt động khác.

Người gặp trường hợp này nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chữa trị kịp thời cũng như loại bỏ cục máu đông bên dưới đầu gối (nếu có).

Tổn thương dây chằng

Dây chằng chéo bao gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, giúp kết nối đầu gối. Tuy nhiên, dây chằng chéo trước rất dễ bị tổn thương (giãn hoặc đứt), làm khởi phát những cơn đau ở đầu gối, sưng phồng, khó khăn lúc đi đứng hoặc đau đầu gối khi leo cầu thang. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng mất dần nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.

Lối sống không lành mạnh

Ngày nay, các bác sĩ tại chuyên khoa xương khớp cho biết, tình trạng người trẻ sớm mắc các chứng đau nhức xương khớp ngày càng phổ biến. Trong đó, chứng đau nhức đầu gối thường được bệnh nhân phàn nàn nhiều hơn vì khiến người bệnh khó khăn khi đi lại, đau gối khi leo cầu thang, leo dốc hoặc bị dằn xóc khi di chuyển trên đường.

Qua thăm hỏi, các bác sĩ ghi nhận hầu hết những người bị đau nhức đầu gối sớm là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thường xuyên thức khuya, ngồi chéo chân, ngồi xếp bằng, dùng nhiều chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ và thức ăn quá mặn… Lâu dần khiến xương khớp suy yếu và có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan, trong đó có đau nhức đầu gối.

đau gối khi leo cầu thang

Các phương pháp giảm đau gối khi leo cầu thang

Nếu bạn bị đau gối khi leo cầu thang hay làm các công việc nặng nhọc, lời khuyên từ các chuyên gia xương khớp dành cho bạn dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng của khớp một cách hiệu quả.

Bổ sung dinh dưỡng cho khớp gối 

Để tránh tình trạng lên xuống cầu thang bị đau đầu gối kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để điều trị nguyên nhân gây đau nhức khớp gối, từ đó, có thể giảm hoặc cắt đứt cơn đau hữu hiệu hơn. Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ đau nhức đầu gối do thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối… bạn nên bổ sung hàng ngày các dưỡng chất thiết yếu cho khớp.

Bước lên cầu thang đúng tư thế

  • Nên bước lên cầu thang bằng cả bàn chân chứ không chỉ ngón chân. Bởi vì khi dùng lực đặt ngón chân lên trước có thể sẽ phát sinh thêm lực chèn ép đầu gối và gây đau nhức.

  • Khi cả bàn chân đã được đặt trên mặt phẳng, sau đó mới dùng lực nâng cơ thể lên bậc thang mới.

  • Dùng chân khỏe và ít đau hơn để làm trụ khi bước lên cầu thang.

  • Nên sử dụng tay vịn hỗ trợ cho việc kéo cơ thể lên, điều này giúp giảm lực cho chân và đầu gối.

Vận động khớp gối thường xuyên

Để giữ cho xương khớp dẻo dai và vững vàng, các bác sĩ xương khớp khuyến khích mọi người nên thường xuyên vận động thể dục thể thao, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Chuyên gia cũng khuyến cáo, với một người bình thường nên vận động 30 phút mỗi ngày và lặp lại tối thiểu 5 ngày trong một tuần để phát huy hiệu quả của các bài tập. Riêng với người bị đau khớp gối khi leo cầu thang, có thể áp dụng một số bài tập như đi bộ, bơi, yoga, tập aerobic (cường độ vừa phải)…

Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn khớp gối hợp lý

Có khá nhiều cách để giúp kiểm soát cơn đau đầu gối, trong đó giải pháp cho khớp gối nghỉ ngơi được các bác sĩ xương khớp khuyến cáo. Đây là giải pháp phù hợp với người thường làm việc trong tư thế đứng lâu, người vận động chân nhiều… Do đó, tạm ngừng các tư thế, vận động nặng khiến khớp bị đau là lời khuyên mà các bác sĩ dành cho các bệnh nhân bị đau đầu gối.

Massage đầu gối

Massage đầu gối được xem là biện pháp vật lý trị liệu quen thuộc và dễ làm có thể thực hiện tại nhà. Một số động tác đơn giản bạn có thể áp dụng như:

  • Xát day khớp gối: Ngồi trên giường, hai chân duỗi thẳng. Hai bàn tay ôm hai khớp gối và xát từ trên xuống rồi ngược lại tầm 20 lần. Sau đó, đặt hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại cũng khoảng 20 lần.

  • Miết khớp gối: Người bệnh ngồi với tư thế cẳng chân vuông góc với đùi, hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại ấp vào khoeo. Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối), tiếp đó miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối khoảng 20 lần. Lặp lại các thao tác này ở chân còn lại.

  • Vận động khớp gối: Người bệnh ngồi thẳng, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai tay ôm lấy khớp gối và co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần. Lặp lại như vậy với chân bên kia.

Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC

Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:

Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.

Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.

Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.

Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng

Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

chữa đau khớp gối ở đâu tốt nhất hà nội

Minh bạch, rõ ràng, chính xác, tỉ mỉ, dễ hiểu vì vậy bệnh nhân rất hài lòng khi thăm khám tại HTC

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị hiệu quả đau gối khi leo cầu thang KHÔNG TIÊM, KHÔNG DÙNG THUỐC

Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:

  • Giảm toàn bộ các triệu chứng đau nhức mỏi cho người bệnh
  • Giảm toàn bộ tình trạng viêm tại ổ khớp
  • Phục hồi hệ cơ, dây chằng và cấu tạo sụn khớp
  • Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân đi lại và sinh hoạt một cách bình thường

điều trị khớp gối ở đâu tốt tại hà nội

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.

Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC

Những ưu điểm nổi bật khi điều trị khớp gối tại HTC đó là:

  • Hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc mang đến hiệu quả nhanh và an toàn
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi: HTC tự hào là nơi hội tụ đội ngũ Giáo sư – Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành về Cơ – Xương – Khớp phục hồi chấn thương tại Mỹ, Việt Nam như: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  Bác sĩ Lê Văn Chiến, BSCKII – Nguyễn Thị Lan,  BSCKI Trịnh Thị Chiên, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Phương pháp tối ưu: Không dùng thuốc, không tiêm, không xâm lấn
  • Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Tỉ lệ thành công cao trên 95%. 
  • Hiệu quả duy trì lâu dài do đây là cách chữa phục hồi tận gốc chứ không phải do tác dụng của chất giảm đau
  • Thời gian điều trị chỉ 1 tiếng/buổi, 1 tuần tối đa 3 buổi. Không cần nghỉ làm
  • Không đau đớn, không cần khiêng khem gì
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng, chỉ từ 300.000đ/buổi.
  • Dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển.

phòng khám điều trị xương khớp tốt tại hà nội

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 093.683.2233

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *