dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Các bài tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay

Tag: Bài tập giãn cơ ngón tay,các bài tập vật lý trị liệu,chấn thương bàn tay

Tập vật lý trị liệu bàn tay giúp phục hồi khả năng vận động của bàn tay sau những chấn thương hoặc khắc phục tình trạng bệnh lý liên quan. Người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn từ người điều trị trực tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số bài tập thường được áp dụng.

vật lý trị liệu bàn tay

Nguyên nhân chấn thương bàn tay, ngón tay

Bàn tay có nguy cơ gặp phải nhiều loại chấn thương phổ biến, xảy ra do hoạt động thể thao hoặc giải trí, ngã do tai nạn và thậm chí là do hao mòn hàng ngày. Hầu hết các tổn thương nhỏ như vết cắt và vết bầm tím đều tự lành, nhưng một số tổn thương nhất định có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàn tay về lâu về dài.

Vì sao phải tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay?

Bàn tay là bộ phận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của con người. Đây là bộ phận tham gia vào hầu hết công việc, sinh hoạt, nhất là tác dụng cầm, nắm đồ vật,…Song song đó, đôi bàn tay cũng là vị trí có thể chịu tổn thương dễ dàng do phải thường xuyên vận động, va chạm, tiếp xúc với nhiều đồ vật khác.

Các bài tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay

Thông quan thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị phù hợp. Vật lý trị liệu phục là một trong số bước giúp khắc phục tình trạng mỏi, yếu, khó cử động của bàn tay, cổ tay.

Tập vận động thụ động

Tập gấp duỗi bàn tay:

  • Đặt tay của người bệnh ở tư thế gấp khuỷu tay lên một góc 90 độ. Người hỗ trợ sử dụng bàn tay phải, úp bàn tay vào phía mu bàn tay của người bệnh. Tay trái thì giữ cổ tay của người bệnh. Sau đó, người hỗ trợ sẽ từ từ gấp bàn tay của mình lại để ép các ngón tay của bệnh nhân vào bên trong. Động tác này giúp người bệnh cuộn các ngón tay lại, thực hiện đến khi bàn tay của người bệnh trong như nắm đấm. Tiếp đến, người hỗ trợ thả các ngón để trở về tư thế ban đầu.

Tập dạng khép:

  • Đặt lòng bàn tay của bệnh nhân xuống dưới giường, để ngón tay được duỗi thẳng tự nhiên. Tay trái của người hỗ trợ lúc này sẽ nắm lấy cổ tay của người bệnh. Sau đó, sử dụng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải, nắm giữ một ngón tay của bệnh nhân. Tiến hành di chuyển dạng rồi khép tất cả các ngón tay.

Tập duỗi, gấp khớp ngón cái:

  • Tương tự như bài tập thứ nhất, khuỷu tay của người bệnh đặt ở tư thế gập 90 độ. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ nắm bàn tay của người bệnh đặt trong lòng bàn tay phải, giữ các ngón tay của người bệnh ngửa lên trên, các ngón duỗi thẳng. Tiếp đến, lấy bàn tay trái kéo duỗi ngón cái của người bệnh ra – vào để khớp ngón cái trở lại linh hoạt.

Tập ngón cái đối chiếu với bốn ngón tay còn lại:

  • Tư thế ban đầu tương tự như bài tập bên trên. Người hỗ trợ sẽ giúp bệnh nhân luyện tập bằng cách giữ tay của người bệnh nằm trong lòng bàn tay phải của mình. Tiếp đến giữ các ngón tay của người bệnh bằng ngón cái, đảm bảo chúng được giữ thẳng. Sau đó, di chuyển ngón tay của người bệnh từ lòng bàn tay ra ngoài, rồi vào trong liên tiếp đến các ngón tay khác.

vật lý trị liệu bàn tay

Tập vận động với dụng cụ

Trường hợp bàn tay, ngón tay đã được tập vật lý trị liệu thụ động có hỗ trợ, khớp quen dần với cường độ vận động sẽ được chuyển sang tập chủ động với dụng cụ mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên. Bạn có thể tham khảo một số động tác tập với bóng cao su mềm như sau:

  • Tập nắm bóng:

Người bệnh giữ bóng chặt hết mức có thể trong lòng bàn tay, sau đó bóp bóng, giữ rồi thả lỏng. Lặp lại động tác trong 10 lần cho đôi bàn tay.

  • Tập ngón tay cái:

Đặt bóng vào vị trí ngón cái đang uốn cong và hai ngón tay gần kề mở rộng. Sau đó duỗi thẳng các ngón tay để lăn bóng, lặp lại động tác trong khoảng 10 lần cho hai bàn tay.

  • Tóm bóng:

Giữ cho quả bóng nằm ở vị trí giữa ngón cái và ngón giữa. Sau đó tiến hành ép hai ngón tay sau đó giữ và thả lỏng. Lặp lại liên tục 10 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Tập lăn bóng:

Để quả bóng trong lòng bàn tay, tiếp đến đưa ngón tay từ từ về vị trí gốc của ngón tay út. Tập liên tục 10 lần cho cả hai bàn tay.

  • Tập kẹp ngón tay:

Người bệnh đặt quả bóng cao su ở vị trí giữa hai ngón tay bất kỳ. Sau đó, cố gắng bóp hai ngón tay vào nhau, giữ trong vài giây rồi thả lỏng lại bình thường. Lặp lại 10 lần cho hai bàn tay.

  • Động tác cắt kéo:

Sử dụng đoạn thun dẻo, sau đó kéo dãn 2 ngón tay với dây thun. Lặp lại 10 lần.

  • Tập gập cổ tay:

Để tay nghiêng, sau đó bóp chặt quả banh cao su rồi gập cổ tay về hết mức, giữ lại trong 10 giây. Tiếp đến thả lỏng tay về tư thế ban đầu. Thực hiện 10 lần hoặc tập theo sức chịu đựng của bản thân.

  • Tập duỗi cổ tay:

Tương tự như động tác trên, người bệnh để tay ngửa, sau đó bóp nhẹ quả bóng, nghiêng tay về phía ngón út. Giữ 10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.

  • Tập kích thích lòng bàn tay:

Người bệnh đặt quả bóng vào lòng bàn tay cần trị liệu. Sau đó sử dụng lục vừa đủ để di chuyển quả bóng xung quanh lòng bàn tay. Luyện tập đến khi thấy cổ tay mỏi thì dừng lại.

Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay

Tập vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi chức năng của bàn tay, ngón tay, sớm quay lại sinh hoạt bình thường. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bên cạnh luyện tập người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc người hỗ trợ có kinh nghiệm, chuyên môn. Tránh việc tự ý luyện tập, vận động mạnh khiến vùng cần điều trị bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Không nên cố quá sức, chỉ luyện tập theo khả năng. Nếu cảm thấy mệt thì dừng lại, một số trường hợp mới làm quen sẽ bị đau, nên kiên trì và tập từ dễ đến khó.
  • Hạn chế khiêng vác hoặc cầm nắm vật quá cứng, quá nặng trong thời gian điều trị.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe.
  • Giữ cân nặng ở mức cho phép, không nên để cơ thể bị thừa cân, béo phì quá mức.
  • Kết hợp luyện tập vận động toàn thân để tăng cường lưu thông máu, điều hòa ổn định cơ thể.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 99K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị vật lý trị liệu bàn tay hiệu quả cao

Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra hội chứng, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân.

Để điều trị bệnh lý vùng bàn tay hiệu quả thì việc điều trị cần đạt các mục tiêu sau:

  • Hết toàn bộ các triệu chứng đau, viêm, nhức nhối, khó chịu
  • Xử lý vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh
  • Cấu trúc thần kinh, cơ xương khớp phục hồi sức mạnh và sự dẻo dai
  • Toàn bộ biên độ vận động khớp bình thường, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào

khám và điều trị đau bàn tay ở đâu tốt nhất

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý đau cổ tay, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

Tại sao bạn nên điều trị vật lý trị liệu bàn tay tại Phòng Khám HTC

  • Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Chi phí thấp: Chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

chữa đau bàn tay cách nào tốt nhất

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838

Bài viết liên quan

Các bài tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay

Cứng khuỷu tay - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

35
07/06/2024
Cứng khuỷu tay-nguyên nhân và cách khắc phục Cứng khuỷu tay (sau khi bó bột vỡ đài quay nên làm gì)? Cứng khuỷu tay sau khi bó bột, phẫu thuật là tình trạng thường gặp chủ yếu là do bất động lâu ngày. Điều này khiến khớp khuỷu tay cứng khớp kém linh hoạt và hạn chế vận động. Một số trường hợp còn teo cơ, căng cơ, thấy đau nhức...
Các bài tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay

Đau nhức xương khớp cánh tay là như nào, điều trị ra sao

54
29/01/2024
Đau nhức xương khớp cánh tay có thể là do sự căng cơ hoặc vận động với cường độ mạnh trong thời gian dài, nhưng đôi khi lại xuất phát từ chấn thương hay một bệnh lý nào đó ở cánh tay. Cho dù nguyên nhân gây đau nhức cánh tay là gì thì đều sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và bị hạn chế vận...
Các bài tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay

Cách điều trị đau nhức cánh tay

43
26/02/2023
Đau nhức cánh tay là gì? Đau nhức cánh tay là là hiện tượng cánh tay có cảm giác đau, căng cứng cơ - khớp hoặc cảm giác mỏi, khó chịu ở bất cứ vị trí nào trên cánh tay, chẳng hạn như cổ tay, khuỷu tay và vai. Đau nhức xương cánh tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất thường là do chấn thương...
Các bài tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay

Các bài tập phục hồi chức năng ngón tay

88
13/12/2022
Tay là công cụ đặc biệt quan trọng giúp ta làm việc, khi bị suy giảm chức năng vận động tay sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy, bàn tay cần phải điều trị để phục hồi lại chức năng càng sớm càng tốt. Dưới đây là các bài tập phục hồi chức năng ngón tay hiệu quả. Vì sao phải tập phục...
Fanpage
Zalo
Phone