dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trượt đốt sống L1 L2 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tag: Trượt đốt sống l1 l2

Trượt đốt sống L1 L2 là gì?

Trượt đốt sống L1 L2 là tình trạng đốt sống L1 trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống L2. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, và thường đau lan xuống một hoặc hai chân.

trượt đốt sống l1 l2

Triệu chứng của bệnh

  • Trong giai đoạn đầu, thường bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có đau lưng thoáng qua.
  • Giai đoạn đau thắt lưng: đau lưng nhiều, đau khi bệnh nhân đi, đứng lâu, cúi ngửa cột sống, sau đó đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, đôi khi kèm tê, đau tăng lên khi ho, hắt hơi. Đau tăng khi cột sống phải chịu lực như khi đứng, đi bộ, lao động…nhưng nằm nghỉ thì hết đau hoặc đau giảm hẳn. Bệnh nhân thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên khó khăn. Đôi khi bệnh nhân cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi, ngửa.
  • Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân thay đổi tư thế và dáng đi, co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt trong đùi, đi hơi khom lưng về phía trước, có thể kèm theo vẹo cột sống sang bên. Tình trạng đau cột sống thắt lưng mạn tính từng đợt, đau theo cơn và các cơn đau ngày càng xuất hiện dày lên. Khi người bệnh sử dụng áo nẹp cột sống thì triệu chứng này giảm rõ rệt.

Nguyên nhân gây trượt đốt sống L1 L2

  • Thoái hoá đĩa đệm: Trượt đốt sống tiến triển liên quan chặt chẽ tới mức độ thoái hoá đĩa đệm. Mấu khớp các đốt sống thắt lưng có cấu tạo đặc biệt đảm bảo chức năng sinh cơ học của cột sống. Nếu diện khớp kém phát triển hoặc bị tổn thương do thoái hóa, định hướng của khe khớp thay đổi thì đốt sống trên có thể trượt ra trước. Vì vậy, khi thoái hoá cột sống sẽ gây tác động lên cả cột trụ trước và cột trụ sau gây nên trượt đốt sống.
  • Chấn thương cột sống có thể gây gãy cuống, vỡ các mấu khớp gây tổn thương cột trụ sau dẫn tới mất vững cột sống hoặc gây trượt đốt sống.
  • Một số bệnh lý gây trượt đốt sống: nhiễm khuẩn, ung thư… gây hoại tử, phá huỷ các thành phần cột sống gây mất cân đối giữa hai trục vận động của cột sống gây ra.
  • Sau mổ cột sống như: thoát vị đĩa đệm, u tuỷ… phải lấy bỏ cung sau, đôi khi vô tình làm tổn thương cả diện khớp gây lên mất vững cột sống, có thể gây ra
  • Đôi khi do loạn dưỡng (rối loạn sự phát triển) xảy ra ngay từ nhỏ mà gây ra kém bền vững của hệ thống cột trụ nâng đỡ cơ thể. Hệ thống khớp và dây chằng không đảm bảo chức năng gây ra

Các mức độ trượt đốt sống L1 L2

Theo tác giả Meyerding, trượt đốt sống được chia thành 5 mức độ. Mức độ trượt được xác định bằng tỉ lệ dựa trên phim X quang quy ước ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt sống trượt.

  • Trượt L1 L2 độ 1: trượt 0 – 25% thân đốt sống.
  • Trượt L1 L2 độ 2: trượt 26 – 50% thân đốt sống.
  • Trượt L1 L2 độ 3: trượt 51 – 75% thân đốt sống.
  • Trượt L1 L2 độ 4: trượt 76 – 100% thân đốt sống.

các mức độ trượt đốt sống l1 l2

Trượt đốt sống L1L2 có nguy hiểm không?

Nếu chỉ bị dưới 50% đốt sống do khuyết eo đốt sống thì cũng không có gì quá nghiêm trọng. Người bệnh sẽ bị đau thắt lưng và đau dần xuống chân, đau khi di chuyển. Theo bác sĩ HTC, hầu hết các bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ do khuyết eo đốt sống (trong trường hợp đã chụp X quang) thì sẽ không thấy đau, thậm chí là không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần điều trị nếu có những biểu hiện đau hay khó khăn đi lại.

Ban đầu là những cơn đau ở thắt lưng khi bệnh nhân di chuyển hay đứng quá lâu, sau là căng cơ, đau đùi, mông và cẳng chân. Khi vận động cúi, ngửa hay những hành động liên quan trực tiếp tới đốt sống, bệnh nhân có thể cảm nhận rõ ràng các đốt sống bị trượt.

biến chứng trượt đốt sống

Bệnh trượt đốt sống ở cấp độ nặng sẽ khiến bề mặt thân đốt sống lệch hơn 50% và gây nên gù.

Biến chứng này hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 10% và thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh sẽ đi hơi khom lưng về phí trước hoặc vị veo cột sống sang mộ bên. Không điều trị kịp thời thì khi xoay lưng, khung chậy cũng xoay theo, hai cơ bên mông teo đi do không hoạt động. Dáng đi lúc này của người bệnh giống như dáng trẻ sơ sinh tập đi vậy.

Để tránh các biến chứng trên bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Phương pháp điều trị trượt đốt sống L1 L2 hiệu quả

Trượt đốt sống là sự sai lệch cấu trúc bên trong. Vì vậy, sử dụng thuốc giảm đau chỉ có thể tạm thời làm mờ triệu chứng. Không mang lại hiệu quả chữa trị tận gốc. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tránh thực hiện theo các chỉ dẫn chữa đau dân gian.

Phòng khám HTC với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị hiện đại, phương pháp độc quyền đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao đã chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị trượt đốt sống, giúp họ có thể sinh hoạt và làm việc bình thường

Tại sao bạn nên điều trị tại HTC

  • HTC sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật
  • Điều trị tận gốcgiảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiệu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu.
  • Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC là điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp như dùng thuốc hay tiêm thì tổng chi phí lại thấp hơn nhiều.
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi.
  • Đặc biệt dịch vụ thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân cũng giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại HTC.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Trượt đốt sống L1 L2 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Hết đau âm ỉ vùng lưng sau 10 buổi trị liệu tại HTC

42
07/06/2024
Chị Allison Olmsted bị đau thắt lưng khoảng 9 tháng nay, 2 tháng gần đây đau nhiều hơn, đau tăng dần về chiều tối sau khi làm việc, đau âm ỉ, ko lan, ko tê bì. Ở nhà đã tập yoga nhưng ko đỡ. Khám: - Co cứng cục bộ cơ dựng sống, vuông thắt lưng, mông lớn mông nhỡ 2 bên (cơ dựng sống hoạt động dưới ngưỡng) - Hạn chế các...
Trượt đốt sống L1 L2 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

7 BUỔI TRỊ LIỆU TẠI HTC CHỊ LINH KHỎI HẲN ĐAU LƯNG SAU SINH

54
24/04/2024
Bệnh sử: Sau khi sinh bé được khoảng 3 tháng, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau mỏi nhiều vị trí thắt lưng, đau mang tính chất cơ học, không lan xuống chân. Cảm giác đau mỏi rõ nhất vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và lúc cuối ngày. Do đang cho con bú nên bệnh nhân không muốn sử dụng thuốc, qua tìm hiểu thấy phòng khám...
Trượt đốt sống L1 L2 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

SAU 6 BUỔI TÌNH TRẠNG ĐAU BUỐT XUỐNG CHÂN TRÁI CẢI THIỆN RÕ

61
24/04/2024
Cô Phạm Thị Mai, 61 tuổi Bệnh sử: Bệnh nhân đã đau lưng âm ỉ từ lâu, đau mang tính chất cơ học, không thường xuyên. Cách hôm đi khám 4 ngày, bệnh nhân sau khi ngủ dậy thấy vùng thắt lưng đau chói, khó cử động, nhiều lúc có cảm giác buốt từ lưng lan xuống mông, đùi, chân trái, đặc biệt là lúc đi lại. Bệnh nhân đã đi...
Trượt đốt sống L1 L2 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bác Dạm 76 tuổi hết đau lưng, đi lại tốt sau điều trị tại HTC

49
22/04/2024
Bác Nguyễn Thị Dạm, 76 tuổi, tại Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội Bệnh sử: bệnh nhân đau mỏi vùng thắt lưng nhiều năm nay, đau nhiều khi đi lại, hạn chế vận động. Đợt này, vùng thắt lưng đau tăng nhiều hơn, đau lan xuống mông trái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đau làm bệnh nhân mất ngủ mệt mỏi, được con gái đưa đến HTC khám...
Fanpage
Zalo
Phone