dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phong tê thấp là bệnh gì: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Tag: phong tê thấp,Viêm khớp dạng thấp

Được kết luận mắc phong tê thấp nhưng nhiều người lại không rõ phong tê thấp là bệnh gì, do nguyên nhân nào gây ra và đâu là những biểu hiện của bệnh? Câu trả lời đã được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

phong tê thấp

1. PHONG TÊ THẤP LÀ BỆNH GÌ?

Phong tê thấp là một dạng viêm đa khớp dạng thấp, hay gặp phải ở người lớn tuổi hay đối tượng thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Bệnh không chỉ gây ra đau nhức mà còn tổn thương đến hệ xương khớp, hệ thần kinh, tim mạch… ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt hằng ngày. Nếu được điều trị sớm, phong tê thấp có thể được xử lý nhanh chóng, ngược lại, càng để lâu thì việc điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH PHONG TÊ THẤP

Theo các chuyên gia xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh phong tê thấp, cụ thể:

2.1. Tuổi cao

Tuổi tác tăng cao sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, sụn khớp dễ bị bào mòn dẫn đến tổn thương hệ xương khớp gây ra những cơn đau nhức nhối, khó chịu.

2.2. Suy giảm hormone giới tính

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, sau thời kỳ mãn kinh, nữ giới có tỷ lệ mắc phong tê thấp cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do sự suy giảm hormone estrogen khiến sức khỏe suy yếu nhanh chóng. Ngoài ra, phụ nữ trải qua thời kỳ mang thai, sinh nở, sức khỏe giảm sút ảnh hưởng không nhỏ tới xương khớp.

2.3. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng phong tê thấp. Theo đó, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm có hàm lượng chất béo lớn, lượng đường cao nhưng lại thiếu vitamin, chất xơ, protein, khoáng chất khiến xương khớp bị suy yếu. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.

2.4. Di truyền

Theo nghiên cứu, phong tê thấp là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì khả năng các con, cháu của gia đình đó sẽ bị bệnh này rất cao.

2.5. Thay đổi thời tiết

Thời tiết chuyển lạnh sẽ làm cho dịch khớp lưu thông khó khăn, hai đầu xương va chạm, cọ xát với nhau nhiều hơn làm gia tăng đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, khi trời lạnh thì việc lưu thông máu đến các khớp bị giảm khiến khớp xương vận động không trơn tru như bình thường.

2.6. Đặc thù nghề nghiệp

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường có độ ẩm cao, tiếp xúc trực tiếp với nước như: công nhân, người làm trong ngành công nghệ chế biến thủy sản, dệt may… sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh phong tê thấp cao hơn những người làm việc ở môi trường thông thoáng.

Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh phong tê thấp cũng có thể xuất hiện khi cơ thể mắc các virus, vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm như: Parvovirus B19, Epstein- Barr, virus cúm…

3. TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH PHONG TÊ THẤP

Triệu chứng của bệnh phong thấp rất đa dạng, điển hình là:

Đau nhức: Đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo theo cảm giác tê bì. Triệu chứng đau xảy ra ở vùng khớp bàn chân, bàn tay, xương đầu gối, cột sống…

Khớp sưng tấy: Khớp bị sưng, tấy đỏ, khi ấn vào sẽ có cảm giác hơi nóng.

Vận động khó khăn: Cứng khớp, khó cử động chân tay, các cơ bị yếu dần.

 Xuất hiện âm thanh trong khớp: Có tiếng kêu lục cục, răng rắc khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế.

 Triệu chứng khác: Người có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, ăn uống không ngon miệng.

phong tê thấp

4. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH

Bệnh phong tê thấp nên ăn gì, kiêng gì, làm gì? Đó là thắc mắc của không ít người bệnh, bởi ai cũng có mong muốn cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu càng sớm càng tốt.

4.1. Phong tê thấp nên ăn gì, kiêng gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh phong tê thấp cần có một chế độ ăn uống khoa học nhằm giúp chống viêm, giảm các triệu chứng bệnh. Cụ thể, bệnh nhân phong tê thấp nên ưu tiên các loại thực phẩm sau:

– Thực phẩm có chứa chất béo omega 3 như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó…

– Thực phẩm giàu vitamin A, C, E hoặc chất chống oxy hóa cũng có khả năng chống viêm như: quả mọng, quả dâu tây, việt quất, sô cô la đen, hồ đào.

– Thực phẩm giàu Flavonoid – chất chống viêm và nhiễm trùng như: đậu phụ, chế phẩm của đậu nành, các loại quả mọng, trà xanh, bông cải xanh, nho…

– Uống ít nhất 2-2,5 lít nước

Hạn chế các thực phẩm sau:

– Thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn…

– Đồ ăn nhanh: xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, bánh kẹo, nước ngọt có gas…

– Những thực phẩm chiên xào, thịt mỡ

– Những thực phẩm từ bắp, bơ sữa, gạo nếp (bánh chưng, bánh tét…)

4.2. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh

– Người bị phong tê thấp nếu thừa cân nên thực hiện chế độ giảm cân lành mạnh.

– Lựa chọn môn thể thao yêu thích, phù hợp với thể trạng sức khỏe để luyện tập mỗi ngày, ít nhất 30 giờ/ngày.

– Tránh việc lao động nặng, quá sức với cơ thể.

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài.

phong tê thấp

Cách điều trị hiệu quả cho Phong tê thấp

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để hạn chế tái phát bệnh.

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa Phong tê thấp, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

phòng khám htc có tốt không

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Phong tê thấp là bệnh gì: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Cứng khuỷu tay - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

36
07/06/2024
Cứng khuỷu tay-nguyên nhân và cách khắc phục Cứng khuỷu tay (sau khi bó bột vỡ đài quay nên làm gì)? Cứng khuỷu tay sau khi bó bột, phẫu thuật là tình trạng thường gặp chủ yếu là do bất động lâu ngày. Điều này khiến khớp khuỷu tay cứng khớp kém linh hoạt và hạn chế vận động. Một số trường hợp còn teo cơ, căng cơ, thấy đau nhức...
Phong tê thấp là bệnh gì: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Đau nhức xương khớp cánh tay là như nào, điều trị ra sao

55
29/01/2024
Đau nhức xương khớp cánh tay có thể là do sự căng cơ hoặc vận động với cường độ mạnh trong thời gian dài, nhưng đôi khi lại xuất phát từ chấn thương hay một bệnh lý nào đó ở cánh tay. Cho dù nguyên nhân gây đau nhức cánh tay là gì thì đều sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và bị hạn chế vận...
Phong tê thấp là bệnh gì: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Cách điều trị đau nhức cánh tay

43
26/02/2023
Đau nhức cánh tay là gì? Đau nhức cánh tay là là hiện tượng cánh tay có cảm giác đau, căng cứng cơ - khớp hoặc cảm giác mỏi, khó chịu ở bất cứ vị trí nào trên cánh tay, chẳng hạn như cổ tay, khuỷu tay và vai. Đau nhức xương cánh tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất thường là do chấn thương...
Phong tê thấp là bệnh gì: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Các bài tập phục hồi chức năng ngón tay

90
13/12/2022
Tay là công cụ đặc biệt quan trọng giúp ta làm việc, khi bị suy giảm chức năng vận động tay sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy, bàn tay cần phải điều trị để phục hồi lại chức năng càng sớm càng tốt. Dưới đây là các bài tập phục hồi chức năng ngón tay hiệu quả. Vì sao phải tập phục...
Fanpage
Zalo
Phone