Đau lưng mãn tính là tình trạng đau thắt lưng kéo dài trên 3 tháng và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy đau lưng mãn tính làm thế nào để nhanh cải thiện tình trạng bệnh cũng như hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Đau lưng mãn tính ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh?
Những cơn đau lưng diễn ra vào ban đêm sẽ khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng ghi nhớ. Hơn nữa, nếu tình trạng mất ngủ do đau lưng kéo dài sẽ tác động không tốt đến tâm lý của người bệnh, khiến họ lo nghĩ nhiều hơn, chán nản, hay cáu gắt, dễ nổi nóng, một số trường hợp còn có thể gây ra trầm cảm.
Điều đáng lo ngại hơn là khi bệnh nhân bị đau lưng mãn tính mà không được điều trị kịp thời thì có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như yếu liệt cơ chi dưới, mất cảm giác chi dưới, mất khả năng vận động, một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khiến người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ. Ngoài ra, nếu để bệnh lâu ngày, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn làm tăng áp lực tinh thần, gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân và gia đình người bệnh.
Nguyên nhân gây đau lưng
Trước khi giải quyết vấn đề đau lưng mãn tính làm thế nào để bệnh nhanh khỏi, cần tìm hiểu về nguyên nhân gây đau lưng. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng, nhưng dưới đây là những nguyên nhân chính:
Đau lưng do chấn thương
Một số trường hợp bị chấn thương khi đang lao động, đang chơi thể thao hoặc chấn thương do tai nạn,… dẫn đến tình trạng giãn dây chằng, gãy cột sống, thoát vị đĩa đệm do chấn thương là nguyên nhân khiến vùng thắt lưng của bạn bị đau.
Đau lưng do bệnh lý
Một số bệnh lý có thể gây đau lưng như:
- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí sinh lý, gây chèn ép vào rễ dây thần kinh khiến cho bệnh nhân bị đau từ thắt lưng lan xuống mông, sau đó có thể lan xuống đùi, bàn chân. Tình trạng này còn gọi là đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa cột sống: Những người cao tuổi thường bị đau lưng do thoái hóa cột sống. Biểu hiện của bệnh là tình trạng đau lưng, cảm giác khó chịu ở lưng, lưng có xu hướng còng xuống và dáng đi của người bệnh cũng có dấu hiệu thất thường. Việc thoái hoá cột sống cũng gây ra dây thần kinh tọa gần tương tự như thoát vị đĩa đệm.
- Loãng xương: Tình trạng loãng xương cũng có thể gây ra những cơn đau nhức thắt lưng hoặc đau lưng trên.
- Viêm khớp: Khi bị viêm khớp, người bệnh cũng có thể phải đối mặt với những cơn đau ở lưng, phổ biến là ở vùng thắt lưng.
- Sỏi thận: Nếu có dấu hiệu đau ở hai hố thắt lưng, rồi dần lan sang bụng, rồi xuống đùi thì rất có thể là bạn đang bị sỏi thận. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào mức độ bệnh và tính chất sỏi.
Do thói quen sinh hoạt không khoa học
Thói quen sinh hoạt không khoa học có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng đau lưng. Cụ thể như sau:
- Thói quen ngồi quá nhiều khiến cho trọng lượng của cơ thể bị dồn vào hông, mông. Lúc này, cột sống cần phải chống đỡ giúp lưng được thẳng và nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn tới cột sống bị “quá tải” và gây đau thắt lưng.
- Ngủ không đúng tư thế: Một số thói quen khi nằm ngủ, nhất là thói quen nằm úp khi ngủ, cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt có nguy cơ cao gây ra những vấn đề về xương khớp. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm ngửa, đồng thời giữ lưng thẳng để không gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
Đau lưng mãn tính làm thế nào?
Khi xuất hiện những triệu chứng đau thắt lưng mãn tính, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán, tìm nguyên nhân gây bệnh. Khi biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đối với bạn. Nếu đau lưng là triệu chứng của bệnh lý, thì cần điều trị dứt điểm bệnh lý đó.
Sử dụng một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid, một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ. Tuy nhiên, mọi loại thuốc muốn sử dụng đều cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách mang lại hiệu quả cao nhất và giảm các tác dụng phụ không mong muốn.
Những trường hợp thực sự cần thiết, bệnh nhân sẽ có thể can thiệp điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, không nên lạm dụng phương pháp này vì khi can thiệp ngoại khoa, bệnh nhân có thể gặp phải một số rủi ro nhất định.
Thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh: Với thắc mắc đau lưng mạn tính làm thế nào, bạn nên thay đổi lối sống, chẳng hạn như không nên ngồi quá lâu, thường xuyên đi lại vận động, bê đồ đúng cách, không bê vác quá nặng.
Áp dụng một số biện pháp như châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại, điều trị điện xung,… để cải thiện bệnh.
Cách điều trị hiệu quả cho Đau lưng mãn tính
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa Đau lưng mãn tính, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.