Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương là tình trạng mật độ khoáng chất của xương giảm dưới ngưỡng bình thường làm cho xương mất đi sự khoẻ mạnh và dễ bị gãy.
Bệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên trở ra, nhưng bệnh cũng có thể gặp ở nam giới và trẻ em.
Tìm hiểu cách điều trị loãng xương hiệu quả
Tại sao cần hiểu biết về bệnh loãng xương?
Lý do đầu tiên là vì loãng xương là một bệnh rất thường gặp trong các bệnh về xương. Ngay cả khi chúng ta không thấy đau thì sự hiểu biết về bệnh loãng xương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh cá nhân, gia đình, giúp giảm tốn kém về tiền của và khắc phục ảnh hưởng của nó đến thẩm mỹ cá nhân.
Theo một thống kê đơn giản mới đây của thư ký Hiệp Hội Phẫu Thuật ở Mỹ trong 2002 đã chỉ ra rằng một nửa dân số ở Mỹ trên 50 tuổi đều có nguy cơ gãy xương do mắc bệnh loãng xương. Tại Mỹ người ta thực hiện một phép tính đơn giản và đã cho kết quả rằng hàng năm nước này phải chi trả khoảng 18 tỷ đôla cho việc chăm sóc những bệnh nhân mà có những di chứng từ bệnh này.
Loãng xương có thể gây gãy xương
Mặt khác, bệnh loãng xương không chỉ gây ra những tổn thất về tiền bạc và kinh tế mà còn gây tổn thất nhiều về mặt sức khoẻ, khiến bệnh nhân yếu mòn dần, mất khả năng làm việc, và làm giảm khả năng hoà nhập với cộng đồng. Đặc biệt là những bệnh nhân loãng xương có kèm theo gãy xương thì những hậu quả của nó lại càng rõ rệt.
Theo một số nghiên cứu thì có trên 20% những bệnh nhân bị gãy xương hông sẽ chết trong vòng 1 năm sau đó. Với những bệnh nhân được cứu sống thì 50% trong số đó không thể sống một cuộc sống như bình thường. Đối với những bệnh nhân đã bị gãy xương do loãng xương nói chung có lẽ họ không thể làm được gì ngay cả một công việc đơn giản là tự mặc quần áo cho chính mình, họ thường xuyên gây ra những rắc rối, hay giận dữ và không thể hoà nhập với cộng đồng. Khoảng 20% số bệnh nhận sau khi bị gãy xương hông phải cần đến sự chăm sóc của những điều dưỡng tại gia, hoặc được chăm sóc giúp đỡ trong cuộc sống vì họ không thể sống tự sống một cách độc lập.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Sự khác nhau giữa giảm mật độ xương và loãng xương
Mặc dù hai từ nghe na ná giống nhau nhưng loãng xương và giảm mật độ xương lại khác nhau chút ít. Cả hai đều liên quan đến việc mất khoáng chất của xương nhưng về mức độ thì chúng lại khác nhau. Giảm mật độ xương giống loãng xương ở quá trình phát triển xương, quá trình phát triển xương của cả hai đều không cân bằng và mức mất xương nhanh hơn mức tạo xương. Đối với giảm mật độ xương, có thể tiêu mất một lượng chất xương nhất định nhưng không nhiều như loãng xương. Và nguy cơ gãy xương của người mắc bệnh giảm mật độ xương cũng thấp hơn ở người mắc bệnh loãng xương.
Từ giảm mật độ xương được ghép bởi hai từ đơn lẻ của người Hy Lạp cổ: osteo mang nghĩa đen là “xương”, penia mang nghĩa là “sự thiếu hụt”. Tuy giảm mật độ xương làm giảm khối lượng xương ít hơn so với loãng xương nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng để phòng ngừa dẫn đến loãng xương, ngừa hậu quả gãy xương và tạo một khung xương khoẻ mạnh. Nhiều người mắc bệnh giảm mật độ xương sau đó tiến triển thành bệnh loãng xương. Các chuyên gia dinh dưỡng thích dùng cụm từ “giảm mật độ xương” thay cho từ thiếu xương.
Cơ chế diễn ra sự loãng xương
Loãng xương hay xương bị mất xảy ra khi quá trình huỷ xương và quá trình tạo xương mất đi sự cân bằng vốn có của nó. Những tế bào huỷ xương (osteoclast) bắt đầu bằng việc tạo ra những cái hốc trên xương, còn những tế bào tạo xương (osteoblasts) thì lại tạo xương mới để lấp đầy những cái hốc trong xương đó. Trong hai quá trình này thì quá trình huỷ xương luôn thực hiện nhanh hơn, và khi đó xương trở nên dễ gãy và nhìn giống như bị gãy.
Khi xương phải cung cấp canxi để tạo một nồng độ canxi ổn định trong máu, qua một thời gian thì xương sẽ yếu bởi mất dần canxi. Chính việc mất canxi này cũng có nguy cơ bị bệnh giảm mật độ xương và bệnh loãng xương.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý loãng xương
Cách phòng ngừa bệnh lý loãng xương
Việc uống thuốc tăng cường canxi và vitamin D đơn thuần sẽ không ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương, bởi xương phát triển qua một loạt quá trình phức tạp, cần nhiều khâu và nhiều điều kiện. Trong đó, các bài tập thể dục cũng đóng vai trò quan trọng làm cho các tế bào tạo xương hoạt động giúp canxi nhập vào xương tốt hơn. Nếu bạn tập thể thao ít thì sẽ thiếu tế bào tạo xương, hoạt động giúp nhập canxi vào xương và gây ra bệnh loãng xương. Bạn cần phải tăng khả năng chịu đựng sức nặng và tập bài tập đối kháng để tăng sức khoẻ cho xương.
Mặt khác khi bộ khung xương của chúng ta không phát triển một cách bình thường trong thời kỳ thiếu nhi và thời kỳ thiếu niên do một nguyên nhân nào đó thì khả năng xuất hiện bệnh loãng xương hay giảm mật độ xương cũng có thể xảy ra, còn mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào bộ khung xương thế nào. Thậm chí ngay khi mật độ khoáng chất trong xương của bạn không giảm đến mức mắc các bệnh này hay giảm mật độ xương nhưng nó sẽ làm cho xương của bạn không thể đạt được mật độ xương đỉnh ở thời kỳ trẻ tuổi, và dần gây ra bệnh loãng xương.
Đó là lý do mà việc xây dựng một bộ khung xương khoẻ mạnh ngay độ tuổi thiếu niên đóng một vai trò quan trọng, nếu một thanh niên không đạt được đỉnh của khối lượng xương thì bệnh loãng xương sẽ nhanh chóng tiến triển mặc dù sau đó bạn có dùng thuốc điều trị ngăn ngừa cả đời đi chăng nữa.
Hãy đến với HTC. Tại đây chúng tôi áp dụng giải pháp chăm sóc hệ cơ xương bằng các giải pháp không dùng thuốc sẽ giúp phòng ngừa tình trạng loãng xương và bệnh lý cơ xương khớp hiệu quả.