dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

8 động tác đẩy lùi thoát vị đĩa đệm

Tag: bài tập

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây nhiều phiền toái cho những ai không may mắc phải. Cùng HTC tập luyện các 8 động tác sau để đẩy lùi thoát vị đĩa đệm bạn nhé!

1. Tư thế én bay

Tư thế én bay

Động tác:

  • Nằm trên giường cứng hoặc mặt sàn, nơi bằng phẳng. Bụng úp xuống mặt sàn, nhẹ nhàng giơ cánh tay về phía sau lưng, cánh tay giơ cao dần lên theo khả năng, mỗi ngày một tăng độ khó lên.
  • Khi giơ tay đồng thời ngóc đầu lên cao, càng uốn cong người thì càng tác động đến vùng xương lưng.
  • Đồng thời, nhẹ nhàng nhấc chân, thắt lưng và co cơ đáy, cố gắng nhấc chân cao dần lên theo khả năng và giữ yên cơ thể trong 3-5 giây, sau đó thư giãn các cơ bắp, hạ chân tay và đầu trở lại tư thế nằm và nghỉ 3-5 giây rồi lại tiếp tục.

Công dụng:

  • Khi thực hành tư thế này, các mô liên kết được tác động, giúp cải thiện tính đàn hồi. Chức năng của lá nách, gan, thận, hệ tiêu hóa và hệ thống bài tiết được cải thiện.

2. Tư thế mở rộng tay

Động tác:

  • Nằm sấp, hai tay đặt vuông góc với sàn, thẳng từ vai xuống, ngón tay không vượt quá tầm vai.
  • Giữ cho chân thăng bằng, mu bàn chân chạm đất, dùng sức lực của phần lưng đẩy cột sống lên.
  • Đến khi không thể chống nổi nữa, dùng sức lực cánh tay hai bên đẩy lên phần cơ thể, giữ nguyên và không nhún vai.
  • Mỗi lần luyện thở 3 – 5 lần, có thể tập nhiều lần trong ngày.

Công dụng:

  • Có công dụng ép và kích thích các cơ ở phần eo, điều chỉnh cột sống, kích thích bàng quang của lưng dưới và phần xương mông, thận, tác động tới dây thần kinh đi qua phần chân trước để qua phần lá lách, phổi, bóp và kích thích thận, tuyến thượng thận, hành động này là bài thuốc tốt giúp phần lưng đỡ đau rất nhiều. Qua đó động tác này sẽ giúp đẩy lùi thoát vị đĩa đệm.

3. Tư thế trẻ con

Động tác:

  • Bắt đầu từ tay và đầu gối, ngồi dựa lưng vào gót chân.
  • Thả người để trán chạm trên mặt đất với hai cánh tay mở ra hoặc bên cạnh cơ thể. Hãy nhắm mắt lại và để ý đến cảm giác thư giãn và thoải mái.

Công dụng:

  • Tư thế này mang lại sự đàn hồi, dẻo dai cho vùng lưng và các khớp ở lưng không bị tê cứng.

4. Tư thế nằm xoay hông

Động tác:

  • Nằm trên một mặt phẳng cố định.
  • Thực hiện động tác Chống khuỷu tay vuông góc với thân đồng thời nhấc hông lên và giữ thẳng người, đưa tay còn lại lên cao và giữ trong 5 đến 10s.

Công dụng:

  • Tư thế vặn cột sống giúp làm trẻ hóa xương cột sống và các cơ trên cơ thể đồng thời làm dịu hệ thần kinh. Nếu bạn thực hành thường xuyên tư thế này, nó sẽ giúp bạn điều hòa cơ thể.

5. Tư thế tam giác

Tư thế tam giác

Động tác:

  • Đứng thẳng, mở rộng 2 chân cách nhau tầm 3-4 bàn chân
  • Điều chỉnh chân phải bạn hướng ra ngoài 1 góc 90 độ và chân trái cũng hướng theo một góc nhỏ tầm 15 độ
  • Nhớ đặt bàn chân xuống sàn, không nhấc chân lên, toàn bộ trọng lượng cơ thể bạn đứng trên 2 bàn chân
  • Hít vào thật sâu, từ từ thở ra và uốn người bạn sang bên phải, tay phải vươn xuống qua hông xuống chân, giữ cổ tay thẳng. Nâng tay trái lên và chạm tay phải xuống sàn. 2 tay tạo thành 1 đường thẳng đứng
  • Tùy thuộc vào khả năng của mình, bạn có thể đặt tay phải của mình lên chân, lên mắt cá, hoặc chạm hẳn xuống sàn. Đảm bảo kéo giãn hông trái bạn trong khả năng. Mắt nhìn theo tay trái
  • Giữ tư thế và điều chỉnh cơ thể. Hít vào sâu và thở ra chậm, điều hòa hơi thở, thư giãn cơ thể
  • Hít vào và trở lại tư thế bạn đầu, nhẹ nhàng hạ 2 tay xuống
  • Lặp lại đổi bên trái.

Công dụng:

  • Giúp kéo giãn đầu gối, mắt cá chân, chân, ngực và tay giảm đau lưng hiệu quả.
  • Hoàn toàn kéo căng và giúp mở hông, ngưc, vai, khớp
  • Giúp tăng cường sức khỏe thể chất và ổn định tinh thần
  • Cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích các cơ quan bụng dưới.

6. Tư thế con bướm

Tư thế con bướm

Động tác:

  • Động tác này bắt chước trạng thái đập cánh chậm của con bướm, có thể ngồi dưới sàn nhà hoặc trên giường, hai bàn chân chạm vào nhau, duy trì cơ thể ngồi thẳng, hai tay ôm chặt hai bàn chân, làm cho phần đùi hoạt động, mỗi ngày 5 phút.

Công dụng:

  • Thúc đẩy lưu lượng máu đến phần lưng và bụng, giúp loại bỏ rối loạn chức năng tiết niệu, đau thần kinh tọa, căng cột sống và lưng dưới, chân bên kéo căng dây chằng, kích thích hiệu quả của tuyến thượng thận, kích thích qua bên trong chân của gan, lá lách, thận, lưng dưới của bàng quang, tránh ảnh hưởng sức khỏe tuyến tiền liệt ở nam giới, điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không bình thường ở nữ giới. Qua đó động tác này sẽ giúp đẩy lùi thoát vị đĩa đệm.

7. Tư thế con quạ

Tư thế con quạ

Động tác:

  • Ngồi xổm với bàn chân và đầu gối cách nhau. Gót chân hướng vào nhau và các ngón chân hướng ra ngoài như bạn đang thả rơi hông xuống sàn vậy.
  • Đặt lòng bàn tay trên sàn, hai bàn tay rộng bằng vai. Xoay bàn tay để các ngón tay hơi hướng vào trong và xoè rộng các ngón tay hết mức có thể. Bàn tay đặt giữa chân và ngay bên dưới vai. Nhiều bạn có thói quen co nhẹ ngón cái và ngón trỏ cong lên khỏi sàn.
  • Để giữ thăng bằng tốt, cũng như chống đỡ được sức nặng cơ thể, bạn phải đè lực đều lên 10 ngón tay và áp các ngón tay thẳng xuống thảm.
    – Co nhẹ khuỷa tay. Lưu ý là hai khuỷa tay co hướng về phía người mình chứ đừng hướng ra ngoài quá nhiều.
    – Đặt đầu gối và giữ yên đầu gối ở phần trên mỗi bắp tay.

Công dụng:

  • Tăng sức mạnh và tăng cường độ mềm dẻo ở cổ tay, cánh tay và vai.
  • Làm khoẻ các cơ quan vùng bụng.
  • Làm nở nang lồng ngực và tăng khả năng hô hấp.
  • Làm mạnh cơ chân, hông và lưng.

8. Tư thế cây cầu

Động tác:

  • Đầu tiên, nằm xuống trong tư thế nằm ngửa
    2 tay bạn đặt xuôi cạnh hông-đùi
    Gập đầu gối và dùng tay nắm lấy cổ chân bạn/ bạn cũng có thể không cần nắm cổ chân mà đan tay vào nhau đặt thẳng tay xuống thảm.
    Khoảng cách giữa 2 bàn chân nên rộng bằng vai
    Hít sâu nâng lưng của bạn lên. Cảm nhận sự căng của lưng và cổ
    Giữ tư thế tầm 30s hoặc lâu hơn, thở đều và chậm
    Từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu, thư giãn
    Lặp lại động tác 3-5 lần

Công dụng:

  • Tư thế cây cầu nhằm tăng cường hoạt động của các cơ vùng lưng và hoạt động của các cơ này linh hoạt hơn, làm giãn xương sống, các cơ, dây chằng và dây thần kinh có độ đàn hồi, độ dẻo dai tốt hơn. Ngoài ra, tư thế này phòng ngừa đau thắt lưng dưới. 

Lưu ý: Nên tập theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và nếu trong quá trình tập bạn thấy có biểu hiện như đau tăng, khó chịu lập tức dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khám thoát vị đĩa đệm tại HTC như thế nào?

  • Bước 1: Bác sĩ hỏi các triệu chứng, tư thế sinh hoạt, tiền sử bệnh
  • Bước 2: Khám thực thể lâm sàng
  • Bước 3: Phân tích cận lâm sàng
  • Bước 4: Đưa ra chẩn đoán và tư vấn chuyên sâu cho bệnh nhân về tình trạng bệnh gặp phải, liệu trình điều trị của phòng khám.

khám thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào tốt

Các giai đoạn điều trị thoái vị đĩa đệm tại HTC

Giai đoạn 1: Giảm nhanh các triệu chứng

Phương pháp điều trị giảm áp đĩa đệm DTS, sóng xung kích cao tần, điều trị cơ HTC, Vật lý trị liệu chuyên sâu giúp giảm đau, tiêu viêm, giảm sự chèn ép của đĩa đệm lên thần kinh và tủy sống, giải quyết các điểm co cơ, điểm xơ hóa cơ. Từ đó các triệu chứng đau nhức mỏi, tê bì, dị cảm giảm nhanh chóng.

Giai đoạn 2: Phục hồi đĩa đệm

Với các thiết bị máy đầu bảng như Siêu âm, Điện xung, Laser tần số cao giúp tái tạo mô tê bào mới khỏe mạnh,  tăng tuần hoàn dinh dưỡng  đến vị trí đĩa đệm. Qua đó đĩa đệm sẽ được phục hồi tốt hơn.

Giai đoạn 3: Duy trì và tăng cường chức năng vận động

Với các bài tập chuyên sâu được hướng dẫn cho từng bệnh nhân giúp hệ thống cơ cạnh cột sống dẻo dai, khỏe mạnh như một lớp bảo vệ tự nhiên giúp ngăn chặn tái phát.

điều trị thoát vị đĩa đệm lưng hiệu quả cao

Ngoài ra phòng khám xương khớp HTC kết hợp bài tập trị liệu Rehab giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, tăng cường hiệu quả một cách tự nhiên và bền vững. Nhờ vậy sau điều trị bệnh nhân có thể sinh hoạt, làm việc, thậm chí là chơi thể thao bình thường

tập phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm

Kết quả đạt được: đẩy nhanh quá trình điều trị, duy trì trạng thái cân bằng sau khi phục hồi cột sống

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT KHI ĐIỀU TRỊ TẠI HTC

  • Thời gian điều trị: 60-90 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên.
  • Hiệu quả đạt tới 98%, phục hồi nhanh, đi lại dễ dàng sau điều trị
  • Không dùng thuốc, không xâm lấn nên An toàn, không tác dụng phụ
  • Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người
  • C.A.M K.Ế.T BẢO HÀNH tùy theo tình trạng bệnh lý từ 1-3 năm không tái phát
  • Bệnh nhân có thể ra viện trong ngày và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt sau điều trị.


phòng khám cơ xương khớp htc

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám

LIÊN HỆ THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 096.369.1010-090.432.8838

Bài viết liên quan

8 động tác đẩy lùi thoát vị đĩa đệm

Cách điều trị hội chứng Tennis Elbow

10
08/08/2024
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu Hội chứng Tennis Elbow là gì: Hội chứng Tennis Elbow (còn gọi là hội chứng khuỷu tay tennis, khuỷu tay quần vợt) là tình trạng viêm phần gân nối cơ cánh tay và xương khuỷu tay. Triệu chứng phổ biến của hội chứng này là cảm giác đau nhức quanh mặt ngoài của khuỷu tay. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải...
8 động tác đẩy lùi thoát vị đĩa đệm

Bệnh lý đau dây thần kinh khuỷu tay

11
08/08/2024
BỆNH LÝ ĐAU DÂY THẦN KINH KHUỶU TAY Bệnh đau dây thần kinh ở khuỷu tay thường gặp ở dây thần kinh trụ là tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay gây đau cục bộ, tê hoặc yếu ở vùng dây thần kinh trụ phân bố. Hội chứng đường hầm trụ (ulnar tunnel syndrome) là một dạng của tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, trong...
8 động tác đẩy lùi thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống

18
23/07/2024
Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống là tình trạng đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí, chèn ép ống sống. Bệnh gây đau lưng, tê bì chân tay, yếu cơ, thậm chí liệt. Tỷ lệ mắc bệnh cao, ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Hiểu biết về bệnh và phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến...
8 động tác đẩy lùi thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm l5 S1 - Nguyên nhân và cách điều trị

73
19/07/2024
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng đĩa đệm giữa đốt sống L5 và S1 bị thoát ra khỏi vị trí bình thường. Bệnh thường gặp ở người trung niên, gây đau lưng, tê bì chân. Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng sống. Thoát vị đĩa đệm L5 S1 đòi hỏi sự quan tâm,...
Fanpage
Zalo
Phone