dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Xẹp đốt sống - Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa không phẫu thuật

Tag: Chế độ ăn cho người bị xẹp đốt sống,Khám và điều trị xẹp đốt sống,Nguyên nhân gây xẹp đốt sống,Triệu chứng xẹp đốt sống,Xẹp đốt sống

Xẹp đốt sống là gì?

Xẹp đốt sống là biến chứng hay gặp của bệnh lý loãng xương, xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp và gây ra đau đớn dữ dội, biến dạng, mất đi chiều cao của đốt sống. Các vị trí thường gặp của bệnh là: xẹp đốt sống cổ, xẹp đốt sống lưng… Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của con người. Tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn với những người lớn tuổi.

xẹp đốt sống

Triệu chứng của xẹp đốt sống

Các dấu hiệu xẹp đốt sống điển hình đều liên quan đến khả năng vận động của người bệnh như:

  • Đau lưng một cách đột ngột, đau tăng dần khi đứng lê và đi lại, đau giảm đi khi người bệnh nằm xuống.
  • Khả năng cử động các cột sống bị giảm sút.
  • Chiều cao bị giảm đi do xẹp đốt sống.
  • Biến dạng, tàn tật: gù, vẹo cột sống

triệu chứng xẹp đốt sống

Nguyên nhân gây xẹp đốt sống

Có rất nhiều nguyên nhân xẹp đốt sống như: chấn thương cột sống, loãng xương, u thân đốt sống, đa u tủy xương… nhưng trong đó loãng xương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xẹp đốt sống. Cụ thể hơn, đối với những người bị loãng xương, các nguyên nhân sau sẽ dẫn đến bệnh lý xẹp đốt sống:

  • Các hoạt động hằng ngày như hắt hơi mạnh, nâng những vật nhẻ… cũng gây xẹp đốt sống khi bị loãng xương nặng.
  • Các chấn thương té ngã, cố gắng nâng một vật nặng là nguyên nhân gây xẹp đốt sống ở bệnh nhân loãng xương trung bình. Đối với người bình thường và không bị loãng xương, những tai nạn trầm trọng như tai nạn giao thông, chấn thương do chơi thể thao, ngã cao sẽ gây ra xẹp đốt sống.
  • Xẹp đốt sống nguyên nhân do ung thư di căn: thường gặp ở những người dưới 55 tuổi, không bị chấn thương hay chấn thương nhẹ, lúc này các tế bào ung thư di căn tới xương cột sống làm phá hủy nơi đây, dẫn đến xương bị yếu rồi xẹp đốt sống.

Ai dễ bị xẹp đốt sống?

Những đối tượng nguy cơ dễ bị xẹp đốt sống là:

  • Phụ nữ mãn kinh sẽ có tình trạng loãng xương tiến triển nhanh hơn nên dễ bị xẹp đốt sống.
  • Những người bị loãng xương thứ phát kèm với phát triển thể chất kém từ nhỏ: còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh xẹp đốt sống. Người có tiền sử gia đình bị loãng xương cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Người ít chơi thể thao, ít vận động ngoài trời.
  • Người sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá.
  • Người bị các bệnh lý: thiểu năng tuyến sinh dục nam và nữ như suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…, bệnh nội tiết như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày…, bệnh lý xương khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp cũng dễ có nguy cơ bị loãng xương dẫn đến xẹp đốt sống.

Làm sao để phòng chống xẹp đốt sống?

  • Đối với người cao tuổi, nhất là phụ nữ mãn kinh cần phải có chế độ sinh hoạt điều độ về dinh dưỡng và tập luyện.
  • Nên bổ sung các khoáng chất và vitamin cùng với ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế sai tư thế khi thực hiện các động tác, tránh những tư thế xấu.
  • Tránh hoạt động quá mạnh.
  • Tham gia các bài tập giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện xẹp đốt sống kịp thời.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Chế độ ăn cho người bị xẹp đốt sống

Chế độ ăn cần bổ sung những thực phẩm cung cấp các axit béo thiết yếu, các chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm đau.

xẹp đốt sống ăn gì, kiêng gì

Hạn chế ăn

  • Thực phẩm giàu chất đạm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt lợn
  • Thực phầm chứa purin và fructose như thịt gia cầm, nội tạng động vật (như tim, gan, phổi, ruột…), thịt lên men, cà muối, dưa muối, cá trích…. Purin và Fructose khi nạp vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm, làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích, thịt nướng…
  • Thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu và cà phê …

Nên ăn 

  • Trái cây tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt là các loại cam, bưởi, bơ, chanh,… rất tốt cho những người bệnh xương khớp. Bông atiso rất tốt với những người đang phục hồi chức năng xương khớp. 
  • Các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ xanh, ớt chuông xanh, cải bó xôi,…chứa nhiều vitamin (A,C,K) và khoáng chất (sắt và Canxi) cần thiết để tăng cường sức khoẻ hệ xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp canxi cho hệ xương chắc khỏe
  • Cá biển giàu Omega-3 Xương ống: Nước hầm xương ống dùng để nấu canh hay nấu cháo cũng giúp cung cấp vitamin D, canxi cùng chất bôi trơn cho xương luôn chắc khỏe
  • Thực phẩm giàu Canxi và vitamin D

Bệnh xẹp đốt sống có nguy hiểm không?

Nếu phát hiện sớm và điều trị ngay bởi các phương pháp phù hợp thì sẽ hạn chế nguy hiểm và ít ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để tình trạng nặng, kéo dài trong thời gian dài, không được điều trị tích cực và ngắt quãng thì sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hậu quả là cột sống có thể biến dạng, cong vẹo một bên, chiều cao cũng bị giảm, bệnh nhân đi lại không vững vàng, dễ bị ngã, ngoài ra có thể gây chèn ép thần kinh, tủy sống,… Hoạt động của cột sống cũng kém linh hoạt đi, các động tác văn mình, xoay mình ngày càng trở nên khó khăn, gây nên những cơn đau đớn.

Điều trị xẹp đốt sống tại HTC

Với bệnh lý này trước hết các bác sĩ tại HTC cần thăm khám để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, tùy thuộc vào mức độ đốt sống bị xẹp, các tổn thương thần kinh kèm theo (nếu có) mà có các phương pháp điều trị phù hợp

Với bệnh lý này mục tiêu điều trị là:

  • Giảm toàn bộ các triệu chứng đau nhức mỏi cho người bệnh
  • Giải quyết sự căng cứng cơ, tăng quá trình tuần hoàn, trao đổi chất, phục hồi cấu trúc cơ vubngf lân cận,. cử động khớp đễ àng hơn
  • Phục hồi hệ cơ, dây chằng và cấu tạo sụn khớp
  • Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân đi lại và sinh hoạt một cách bình thường

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa xẹp đốt sống, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏiphương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

 

Bài viết liên quan

Xẹp đốt sống - Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa không phẫu thuật

Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống

18
23/07/2024
Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống là tình trạng đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí, chèn ép ống sống. Bệnh gây đau lưng, tê bì chân tay, yếu cơ, thậm chí liệt. Tỷ lệ mắc bệnh cao, ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Hiểu biết về bệnh và phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến...
Xẹp đốt sống - Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa không phẫu thuật

Thoát vị đĩa đệm l5 S1 - Nguyên nhân và cách điều trị

72
19/07/2024
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng đĩa đệm giữa đốt sống L5 và S1 bị thoát ra khỏi vị trí bình thường. Bệnh thường gặp ở người trung niên, gây đau lưng, tê bì chân. Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng sống. Thoát vị đĩa đệm L5 S1 đòi hỏi sự quan tâm,...
Xẹp đốt sống - Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa không phẫu thuật

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

77
17/07/2024
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức...
Xẹp đốt sống - Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa không phẫu thuật

Chữa thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào? 8 Địa chỉ uy tín Hà Nội

78
15/07/2024
Cột sống là một cấu trúc phức tạp gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, được nối với nhau bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm đóng vai trò như một lớp đệm giữa các đốt sống, giúp cột sống linh hoạt và chịu lực tốt. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về việc lựa chọn bệnh viện điều trị thoát vị đĩa đệm phù...
Fanpage
Zalo
Phone