dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Viêm cơ cốt hóa - Nguyên nhân, triệu chứng, các giai đoạn, cách điều trị

Tag: Các giai đoạn viêm cơ cốt hóa,Khám và điều trị viêm cơ cốt hóa,Triệu chứng viêm cơ cốt hóa,Viêm cơ cốt hóa

Viêm cơ cốt hóa là gì?

Viêm cơ cốt hóa là sự hình thành dạng xương trong cơ, là một rối loạn hiếm gặp liên quan đến quá trình canxi hóa bất thường ở mô mềm. Bệnh thường gặp ở cánh tay hoặc cơ tứ đầu đùi.

điều trị viêm cơ cốt hóa

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do chấn thương: Bệnh thường xảy ra ở vận động viên sau một chấn thương ban đầu, chấn thương gây ra khối máu tụ ở phần mềm, sau đó phát triển dần thành viêm cơ cốt hóa, cốt hóa thường hình thành sau chấn thương 2 – 4 tuần.
  • Không do chấn thương: Cơ chế viêm cơ cốt hóa không do chấn thương hiện nay vẫn chưa rõ bệnh chỉ được phát hiện có hình xương bất thường trên Xquang, giống như có một khối hóa xương trong mô mềm.
  • Bên cạnh đó còn có thể do đột biến nhiễm sắc thể gây ra loạn sản tế bào sợi. Một số tác giả cho rằng nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn, bỏng, rối loạn thần kinh cơ, bệnh ưa chảy máu, uốn ván, lạm dụng thuốc…

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Triệu chứng viêm cơ cốt hóa

Lâm sàng:

Tự nhiên xuất hiện đau, không có triệu chứng của bệnh lý khớp cũng như nhiễm khuẩn tại chỗ, ở bệnh nhân trên, tự nhiên xuất hiện đau ở 1/3 trên ngoài đùi trái, đau tăng lên trong 3 tuần đầu.

Cận lâm sàng:

  • Chụp cắt lớp vi tính: Cho thấy hình ảnh đặc hiệu VCCH điển hình ở vùng cơ rộng và khối tổn thương chưa hình thành tủy xương hoặc vỏ xương bất thường.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho thấy hình ảnh khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn tiến trển và dạng mô học của tổn thương. Giai đoạn đầu, hình ảnh T2W cho thấy khối “u” không đồng nhất với mật độ cao ở trung tâm. Giai đoạn muộn hơn, cốt hóa ở ngoại vị trở nên đặc hiệu hơn và trên hình ảnh T2W cho thấy một vùng đậm đặc có bờ viền mỏng bao quanh
  •  Về mô học: Cần chẩn đoán phân biệt với u xương ác tính và giả u xương sợi ở các ngón, đó là:
  • Viêm cơ cốt hóa thường cho thấy một kiểu phân vùng điển hình, với một lõi nguyên bào sợi và một vùng cốt hóa rộng ở ngoại vi trong khi phần lõi có xu hướng cho thấy các tế bào sợi sắp xếp một cách lỏng lẻo và không có dạng tế bào điển hình.
  • Ung thư xương: Thấy có sự tăng trưởng mất trật tự với một hình ảnh chia vùng ngược lại. Ở phụ nữ xương hoặc sụn chưa trưởng thành được thấy ở vùng ngoại vi và giải xương trưởng thành thấy ở vùng trung tâm và cũng thấy các tế bào tăng sinh với hình ảnh tể bào ác tính.

Các giai đoạn tiến triển bệnh viêm cơ cốt hóa

Viêm cơ cốt hóa về cơ bản là một phản ứng tăng sinh trong mô thường xuất phát từ một chất thương mô mềm. Không nhất thiết là có dẫn đến hình thành cốt hóa tại đó. Trong tuần đầu tiên, tăng sinh các tế bào sợi và mạch máu. Những tế bào trong mô nguyên thủy cùng với hoạt động phân bào mạnh (có thể giống như bệnh ác tính khi sinh thiết). Quá trình tiến triển của tổn thương, sẽ hình thành dần sự phân vùng điển hình:

  • Vùng lõi: Bao gồm nguyên bào sợi tăng sinh mạnh cùng đám xuất huyết và hoại tử cơ.
  • Vùng trung gian: Đặc trưng bởi nguyên bào xương với dạng xương non và các đảo sụn do cốt hóa.
  • Vùng ngoại vi: Gồm xương trưởng thành, thường tách biệt với các mô xung quanh bởi các cân cơ. Khoảng từ tuần thứ 3 tới tuần thứ tư, canxi hóa và xương hóa hình thành bên trong khối “u”. Khoảng tuần thứ 6 – 8, hình thành một tổ chức xương đầy đủ.

Cách điều trị viêm cơ cốt hóa

Hiện nay chưa có cách điều trị bệnh thống nhất. Một số tài liệu đưa ra các phương pháp điều trị viêm cơ cốt hóa như sau:

Bước 1: Điều trị các triệu chứng và bảo tồn bệnh:

– Nghỉ ngơi, chườm đá để giảm đau, giảm xuất huyết bên trong.

chườm lạnh chữa viêm cơ cốt hóa

– Dùng thuốc giảm đau, chống viêm.

Bước 2: Khi các triệu chứng đã được khắc phục và thuyên giảm, tiến hành phẫu thuật để thực hiện loại bỏ các khối xương, sụn bất thường. Tuy nhiên đây không phải là cách tối ưu để chữa trị triệt để do chúng có thể tái phát trở lại sau đó.

Do tính chất phức tạp của viêm cơ cốt hóa, cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ trong quá trình khắc phục để tránh bệnh phát triển mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống. Nên đi khám xương khớp định kỳ để kịp thời phát hiện các tình trạng bệnh lí.

Phòng khám xương khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng được đông đảo các bệnh nhân tin tưởng. Với hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp việc điều trị và chuẩn đoán diễn ra chính xác. HTC từ lâu đã được biết đến với đội ngũ y bác sĩ trong và ngoài nước đầy nhiệt huyết và tài năng. Phương pháp không dùng thuốc hay tiêm nên không để lại tác dụng phụ. Ngoài ra chi phí điều trị hợp lý giúp nhiều người bệnh được tiếp cận với giải pháp ưu việt này.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Viêm cơ cốt hóa - Nguyên nhân, triệu chứng, các giai đoạn, cách điều trị

Đau cơ cổ - Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả

124
30/12/2022
Đau cơ cổ là một căn bệnh khá phổ biến mà mọi người thường mắc phải, nó gây cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Trên thực tế, các cơn đau ở cổ thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như: tư thế ngủ không phù hợp, xoay cổ không đúng khi luyện tập thể dục thể thao… có người chỉ bị đau một bên có những...
Viêm cơ cốt hóa - Nguyên nhân, triệu chứng, các giai đoạn, cách điều trị

Điều trị và phục hồi chức năng cho người bị rách chóp xoay

148
09/12/2022
Rách chóp xoay là một bệnh lý thường gặp, gây đau, yếu cơ và giảm vận động vai, tay trong hoạt động hay sinh hoạt hàng ngày như chải đầu, mặc áo, rửa mặt, bưng vật... Việc điều trị và tập vật lý trị liệu rách chóp xoay sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe. Các phương pháp điều trị rách chóp xoay Nếu bạn bị rách chóp...
Viêm cơ cốt hóa - Nguyên nhân, triệu chứng, các giai đoạn, cách điều trị

Phình lồi đĩa đệm phù dây chằng vàng C6-C7 hết đau sau 15 buổi

250
03/05/2022
Anh Nguyễn Duy Quang, 39 tuổi, sống tại Tây Nguyên. Bệnh sử: tình trạng đau mỏi cổ vai xuất hiện 2 năm nay, đợt này đau tăng, lan xuống cánh tay kèm nhưc tê tay nhiều, cảm nhận rõ nhát khi ngủ dậy. Đã điều trị nhiều phương pháp như thuốc, châm cứu nhưng tình trạng chưa cải thiện nhiều Khám:  Hạn chế cận động cứi ngửa nghiên xoay T >P, ...
Viêm cơ cốt hóa - Nguyên nhân, triệu chứng, các giai đoạn, cách điều trị

Chứng co giật cơ bắp - Nguyên nhân, cách phòng chống

955
05/10/2021
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, hay bất kỳ triệu chứng nào khác. Đó có thể là dấu hiệu của chứng co giật cơ bắp. Hầu hết các hiện tượng giật cơ mà bản thân ta nhận biết được đều là rung giật bó cơ, ta có thể cảm nhận thấy và nhìn thấy được. Nếu...
Fanpage
Zalo
Phone