dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Tag: thoát vị chèn dây thần kinh,thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh,thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh

Thực tế, tình trạng thoát vị đĩa đệm hay gặp nhất thường ở vùng cột sống thắt lưng kèm theo biến chứng chèn ép dây thần kinh. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh lý thoát vị chèn dây thần kinh.

thoát vị chèn dây thần kinh

Dấu hiệu bệnh thoát vị chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra phổ biến sau tuổi 40 hoặc xuất hiện sớm hơn ở những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Khi đĩa đệm cột sống bị thoái hóa hoặc tổn thương do rách, nứt, tai nạn… các nhân nhầy của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu chèn ép cả các dây thần kinh bên cạnh đốt sống.

Khi các dây thần kinh chưa bị chèn ép, các triệu chứng đau, mỏi chỉ xuất hiện thoáng qua rồi tự hết. Do đó, hầu hết bệnh nhân đều không phát hiện được hoặc bỏ qua tình trạng thoát vị đĩa đệm. Dần dần, khi các đĩa đệm cột sống đã lệch tương đối xa khỏi vị trí ban đầu và có dấu hiệu chèn ép lên dây thần kinh thì các cơn đau bắt đầu xuất hiện kèm theo một số triệu chứng điển hình:

  • Đau nhức: dấu hiệu đầu tiên và điển hình cho thấy các dây thần kinh bị chèn ép. Các cơn đau khởi phát từ vùng cột sống lưng sau đó có thể lan ra cả chân và tay tùy thuộc vị trí dây thần kinh bị chèn ép. Đau âm ỉ trong nhiều ngày, đau tăng lên khi vận động, khom lưng, cúi người. Tính chất cơn đau có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân.
  • Tê bì, ngứa ngáy chân tay: dây thần kinh bị chèn ép có thể gây cảm giác ngứa ngáy kèm tê mỏi chân tay hoặc cổ vai gáy. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác nhói như kim châm tại các vị trí đau.
  • Yếu cơ: dây thần kinh bị tổn thương do sự chèn ép trong thời gian dài có thể gây rối loạn vận động dẫn tới yếu cơ thậm chí liệt cơ.

Tùy thuộc vị trí tổn thương mà bệnh nhân có thể chịu ảnh hưởng ở các cơ quan và vùng cơ thể khác nhau:

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ: dấu hiệu điển hình của tình trạng này là các cơn đau mỏi cổ vai gáy. Đau có tính chất âm ỉ kéo dài từ cổ tới 2 bên bả vai sau đó lan xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay. Khi cử động vùng cổ (cúi hoặc xoay đầu) cơn đau tăng lên, đôi khi bệnh nhân đau nhói như kim châm kèm ngứa ngáy, tê tay.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa: xảy ra ở các đĩa đệm cột sống vùng thắt lưng. Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đau khởi phát từ vùng hông ngang thắt lưng sau đó lan dọc theo mông, đùi, bắp chân rồi tới bàn chân. Cơn đau thường dữ dội, thậm chí như điện giật kèm ngứa ngáy rất khó chịu. Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc vận động nửa thân dưới thậm chí duỗi thẳng chân cũng khó khăn.

Thoát vị chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Nhân nhầy đĩa đệm là điểm tựa của cột sống, giúp cân bằng chấn động và giảm áp lực giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm khiến nhân nhầy chệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh gây đau nhức và gián đoạn khả năng vận động. Bệnh diễn biến âm thầm, ở giai đoạn đầu khi dây thần kinh chưa bị chèn ép, các triệu chứng không rõ ràng khiến bệnh nhân rất khó để phát hiện được tình trạng này. Đến khi đĩa đệm lồi hẳn ra, các cơn đau bắt đầu xuất hiện bệnh nhân mới cảm nhận được. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây teo cơ và liệt cơ.

Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh:

Đau nhức dữ dội và dai dẳng

Đau nhức là tình trạng không thể tránh khỏi khi các dây thần kinh bị chèn ép. Tùy theo mức độ tổn thương rễ thần kinh mà bệnh nhân sẽ có mức độ cũng như tính chất cơn đau khác nhau. Nếu thoát vị đĩa đệm ở đốt sống vùng thắt lưng, các cơn đau sẽ trải dài từ hông đến đùi, mông thậm chí đến bắp chân, bàn chân. Đau có tính chất dữ dội, đặc biệt khi bao xơ đã rách hoàn toàn và nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm. Các cơn đau kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

chữa khỏi thoát vị đĩa đệm

Suy nhược cơ thể

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn, ngại đi lại và vận động. Lâu dần, người bệnh sinh chán nản, buồn phiền, ăn không ngon miệng. Việc hạn chế vận động còn khiến máu kém lưu thông, rất dễ dẫn tới suy nhược cơ thể.

Rối loạn đại tiểu tiện

Tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ do thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh gọi là hội chứng đuôi ngựa. Hội chứng này xảy ra khi các rễ thần kinh vùng thắt lưng bị tổn thương dẫn tới rối loạn đóng mở cơ vòng hậu môn cũng như cơ thắt bàng quang. Khi đó bệnh nhân không thể tự chủ được quá trình đại tiểu tiện của mình.

Rối loạn cảm giác, tê bì chân tay

Các rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép có thể gây rối loạn cảm giác vùng da mà chúng bao phủ. Lúc này bệnh nhân có thể cảm thấy nóng, lạnh thất thường đồng thời chân tay tê bì rất khó chịu.

Teo cơ, liệt cơ

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân không thể vận động hoặc ngại vận động do đau đớn. Việc không hoạt động trong thời gian dài khiến các cơ bắp yếu dần và có xu hướng teo nhỏ. Bên cạnh đó, tuần hoàn máu đến cơ giảm gây thiếu chất dinh dưỡng diện rộng càng làm tăng nguy cơ teo, liệt cơ.

Tàn phế

Đây là biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất của tình trạng thoát vị đĩa đệm. Yếu cơ, teo cơ kết hợp với việc tổn thương các dây thần kinh vận động trong thời gian dài khiến bệnh nhân mất khả năng điều khiển cơ bắp. Lúc này người bệnh hoàn toàn nằm yên một chỗ, không thể đứng dậy cũng như đi lại.

thoát vị chèn dây thần kinh

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả tại phòng khám HTC

Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau được quảng cáo rầm rộ khiến người bệnh hoang mang. Bạn cần hiểu rõ bệnh lý của mình để có thể lựa chọn cách chữa khoa học, mang lại hiệu quả tối ưu.

Tại HTC sau khi thăm khám cẩn thận, các bác sĩ sẽ giải thích rõ về bệnh lý, trao đổi cụ thể về kết quả đạt được sau điều trị, thời gian và chi phí cho người bệnh.

Mục tiêu điều trị thoát vị đĩa đệm khỏi tại phòng khám chúng tôi gồm:

  • Giảm đau nhức, mỏi, buốt nhói, tê bì chân tay, dị cảm
  • Cải thiện tầm vận động giúp người bệnh có thể đi đứng, cúi, nghiêng, ngồi… như bình thường
  • Làm khỏe toàn bộ lớp cơ cạnh cột sống để tạo thành lớp bảo vệ tự nhiên giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát
  • Điều chỉnh sai lệch của cột sống giúp cấu trúc cột sống tốt hơn
  • Giảm hẳn áp lực đè lên đĩa đệm, đưa dưỡng chất vào nuôi lành và dần dần phục hồi đĩa đệm.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Để đạt được mục tiêu đề ra chúng tôi kết hợp các giải pháp sau:

1. Điều trị cơ HTCMT: được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.

2.  Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động

3. Nắn chỉnh cột sống: là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.

phục hồi chức năng điều trị viêm khớp dạng thấp

Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPT, Rehab, massage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao khi điều trị tại HTC (Kể cả các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật)

Ưu điểm khi điều trị thoát vị đĩa đệm tại HTC

  • Hiệu quả cao và tối ưu nhất hiện nay
  • An toàn tuyệt đối vì không dùng thuốc, không tiêm, không xâm lấn.
  • Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Không cần nghỉ làm: Mỗi buổi điều trị khoảng 45 phút, 1 tuần tối đa 3 buổi, phòng khám lại làm từ 7h30 đến 20h30 từ thứ 2 đến chủ nhật.
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 1-3 buổi trị liệu
  • Chi phí chỉ từ 380.000đ/buổi nên tổng chi phí điều trị không cao. Ngoài ra do điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp đơn thuần chi phí tiết kiệm hơn.
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

phòng khám htc có tốt không

Tỷ lệ giới thiệu cao, bệnh nhân đông là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả điều trị tại phòng khám

Bên cạnh đó, việc kết hợp hướng dẫn chế độ ăn, sinh hoạt cũng như các bài tập dành cho từng bệnh nhân không chỉ giúp họ lấy lại được khả năng đi lại, vận động tối đa mà còn tạo ra lớp đai bảo vệ tự nhiên, giúp cho đĩa đệm không bị hư hại. Nhờ vậy tỷ lệ tái phát sau điều trị là cực thấp.

  • HTC được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Môi trường phòng khám rộng rãi, nhiều cây xanh giúp người bệnh thoải mái để điều trị bệnh và tịnh dưỡng.
  • Thông tin bệnh nhân được bảo mật nghiêm ngặt
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Chi phí khám và chữa trị bệnh công khai, minh bạch.
  • Thời gian làm việc liên tục từ 7h30-20h30  tất cả các ngày trong tuần, kể cả chủ nhật (Trừ ngày lễ tết)

chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Chấn thương ngón chân cái – Cách nhận biết bệnh

151
05/12/2022
Chấn thương ngón chân cái có thể là tình trạng do gãy chân, bong gân, gãy móng hoặc nhiễm trùng gây ra. Mặc dù là do một chấn thương nhỏ nhưng có thể rất đau đớn. Cơn đau của ngón chân cái thường giảm dần sau vài phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tác động có thể làm gãy ngón chân hoặc móng chân, gây ra cơn đau...
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Điều trị mất gấp gối sau phẫu thuật hiệu quả

92
04/12/2022
Phẫu thuật khớp gối toàn phần đã được tiến hành trên thế giới từ những năm 1970 và mang lại hiệu quả cao cho người mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Sau phẫu thuật khớp gối, một vấn đề rất quan trọng được đặt ra cho người bệnh là một số người có thể bị mất gấp khớp gối sau phẫu thuật, vì vậy người bệnh cần phải tập...
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Biết triệu chứng, điều trị dứt điểm đau cổ chân mãn tính

128
04/12/2022
Nhiều bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng bị đau cổ chân mãn tính nhưng không biết nguyên nhân do đâu, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng đau nhức này. Khớp cổ chân là một trong những khớp quan trọng nhất đối với việc vận động của cơ thể. Nhờ vào hệ thống dây chằng, các...
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Đứt bán phần dây chằng chéo là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

160
04/12/2022
Đứt bán phần dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng chéo trước bị tổn thương và rách một phần do những chuyển động đột ngột hoặc va đập mạnh vào đầu gối. Điều này khiến bệnh nhân đau đớn, đầu gối sưng to, tấy đỏ hoặc bầm tím, mất tính ổn định. Tùy thuộc vào tổn thương, bệnh nhân được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật Đứt...
Fanpage
Zalo
Phone