dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thoái hóa đốt sống L5 S1 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tag: Biến chứng thoái hóa đốt sống L5 S1,Điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1,Nguyên nhân thoái hóa đốt sống L5 S1,Thoái hóa đốt sống L5 S1,Triệu chứng thoái hóa đốt sống L5 S1

Cột sống của chúng ta là trụ cột giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể, kéo dài từ xương chẩm cho đến xương cụt bao gồm cổ, ngực, lưng và xương cùng. Trong đó, đốt sống L5 S1 là đoạn giao nhau giữa đốt sống lưng cuối cùng và xương cùng. Hai đốt sống L5 và S1 rất dễ bị tổn thương dẫn đến thoái hóa bởi đây là nơi chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng thoái hóa L5 S1, mời bạn đọc tham khảo một vài thông tin từ nội dung bài viết dưới đây.

Thoái hóa đốt sống L5 S1

Theo cấu tạo, cột sống của con người bao gồm 33 đốt xương, trong đó có: 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7, 12 đốt sống ngực từ T1 đến T12 và 5 đốt sống lưng từ L1 đến L5. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua 5 đốt sống cùng từ S1 đến S5 ở phần cuối cùng của cột sống.

 

Thoái hóa đốt sống L5 S1

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là tình trạng hai đốt sống đoạn giao nhau giữa cột sống lưng và xương cùng bị suy giảm chức năng, lớp sụn khớp bị bào mòn làm trơ ra hai đầu xương lồi lõm.

L5 S1 là cặp đốt sống quan trọng trong hệ thống đốt sống thắt lưng. Bởi đây là nơi chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy mà đa số những trường hợp bị tổn thương, thoái hoá cột sống thắt lưng đều xuất hiện tại vị trí này.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống L5 S1

Khi bị thoái hóa đốt sống L5 S1, người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu như co cứng khó chịu ở toàn bộ vùng lưng và đặc biệt là ở thắt lưng vào buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra, các cơn đau xương khớp có thể rất nhức trong nhiều ngày, cường độ đau tăng lên khi vận động và giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi.

thoái hóa L1 L2 L3 L4 L5 S1

Triệu chứng thoái hóa đốt sống L5 S1

Càng ở giai đoạn nặng, triệu chứng của thoái hóa đốt sống L5 S1 sẽ càng nặng nề hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động của bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý những dấu hiệu dưới đây để có cơ sở phát hiện bệnh sớm.

  • Đau nhẹ, âm ỉ ở vùng thắt lưng, đau tăng khi vận động, ho, hắt hơi. giảm bớt khi nghỉ ngơi.
  • Cột sống thắt lưng phát ra tiếng “lục cục” khi vận động, cúi người, xoay người.
  • Các cơn đau có thể kéo dài từng đợt rồi giảm. Sau khi người bệnh hoạt động các khớp cơ nhiều, cơn đau lưng lại tái phát.
  • Co cứng khớp khi ngồi trong một tư thế quá lâu hoặc sau khi ngủ dậy.
  • Yếu ở tay hoặc chân.
  • Mất thăng bằng và đi lại khó khăn.
  • Ở một số trường hợp bị thoái hóa đốt sống L5 S1 còn gây đau tại rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp lỗ liên hợp.
  • Khi bệnh trở nên trầm trọng, ngoài những cơn đau thắt lưng liên tục, người bệnh có thể bị tê liệt chân, khó khăn trong di chuyển.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống L5 S1

Thoái hóa đốt sống L5 S1 xảy ra do nhiều hệ quả và nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, thoái hóa cột sống thắt lưng bắt nguồn từ đĩa đệm và cột sống phải chịu nhiều áp lực. Nâng đỡ phần lớn cơ thể trong nhiều năm khiến phần xương dưới sụn và sụn khớp bị tổn thương, dây chằng bao xung quanh khớp trở nên xơ cứng và đĩa đệm mất tính đàn hồi.

  • Tuổi tác: cột sống bị lão hóa theo thời gian do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi.
  • Do tính chất công việc: người thường xuyên phải mang vác vật nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu, dân văn phòng người phải thường xuyên làm việc với máy tính hay những công nhân may… đều là những nguyên nhân khiến thoái hóa cột sống có nguy cơ khởi phát.

thoái hóa L1 L2 L3 L4 L5 S1

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống L5 S1

  • Chấn thương: những chấn thương ở vùng cột sống có thể khiến sụn khớp, đĩa đệm bị tổn thương. Lâu ngày, cột sống bị giảm khả năng chịu lực, trở nên suy yếu và dần bị thoái hóa.
  • Dinh dưỡng: người hay bị thoái hóa cột sống thường có chế độ dinh dưỡng kém hay bị rối loạn chức năng trao đổi dưỡng chất trong cơ thể sẽ có nguy cơ mắc các căn bệnh về xương khớp cao hơn người bình thường.
  • Lười vận động hay phương pháp tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
  • Do bệnh lý: bệnh viêm khớp dạng thấp, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp, loãng lương… khiến cột sống mất cân bằng, tăng áp lực làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Các yếu tố khác: di truyền, thừa cân, béo phì, người đã từng phẫu thuật, cơ yếu… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống.

Biến chứng thoái hóa đốt sống L5 S1

Thoái hóa đốt sống L5 S1 nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sau đây là những biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra cho người bệnh, bao gồm:

  • Gây biến dạng cột sống: người bị thoái hóa cột sống lâu ngày sẽ bị đau dữ dội khi thay đổi thời tiết, dẫn tới không thể làm việc hoặc vận động được, giữ một tư thế xấu quá lâu, khiến cột sống thắt lưng bị gù hoặc cong vẹo… Biến chứng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, lao động bình thường của bệnh nhân.
  • Chèn ép các dây thần kinh: tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn tới các cơn đau lan xuống vùng mông, tứ chi… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây đau nhức, co cơ, gây khó khăn khi vận động, tê liệt, lâu ngày có thể gây bại liệt.

thoái hóa L1 L2 L3 L4 L5 S1

Biến chứng thoái hóa đốt sống L4 L5 S1

  • Đau ngực: bệnh nhân bị đau bầu ngực, đau dai dẳng một bên cơ ngực. Nguyên nhân do gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 – 7 chịu sức ép của các gai xương.
  • Trở ngại thị lực: bệnh nhân thoái hóa đốt sống L5 S1 có thể gặp tình trạng suy giảm thị lực, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mắt sưng đau, tầm nhìn bị thu nhỏ lại, thậm chí bị mù.
  • Tổn thương đĩa đệm và cột sống: gây bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống.
  • Chèn ép tủy thắt lưng cùng: bệnh tiến triển đến giai đoạn mãn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tàn phế, bại chân.

Khám và điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1 tại HTC

Với bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng để điều trị hiệu quả trước hết các bác sĩ của phòng khám cơ xương khớp HTC cần đánh giá.

  • Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đang gặp phải.
  • Mức độ chèn ép, tình trạng hiện tại của các đốt sống, đĩa đệm.
  • Đánh giá tình trạng hệ thống cơ, dây chằng.
  • Đánh giá cấu trúc xương, tình trạng xương.
  • Đánh giá tầm vận động.
  • Đánh giá các bệnh lý kết hợp, các yếu tố ảnh hưởng như nghề nghiệp, tuổi tác, thói quen…
  • Loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn, bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Chỉ khi thăm khám đầy đủ, cụ thể rõ ràng mới có thể đưa ra các biện pháp điều trị cụ thể, đạt hiệu quả cao.

HTC điều trị dứt điểm thoái hoá đốt sống L5 S1

HTC điều trị dứt điểm thoái hoá cột sống lưng giai đoạn 3

  • HTCMT giúp cải thiện triệu chứng đau mỏi, cứng khớp, lấy lại tầm vận động tối đa, làm chậm quá trình thoái hóa, hạn chế quá trình phá hủy khớp. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc. Bên cạnh đó HTCMT giúp làm mềm và tăng cường sức mạnh cho hệ cơ qua đó giúp dinh dưỡng đến các đốt sống tốt hơn, bảo vệ cột sống, như một lớp đai tự nhiên bảo vệ cột sống thắt lưng.
  • Chiropractic giúp điều chỉnh các sai lệch dù là nhỏ nhất của cột sống thắt lưng, giúp giải phóng sự chèn ép lên rễ thần kinh, phục hồi đường cong sinh lý thắt lưng. Chiropractic cũng đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa thoái hóa.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại giúp thúc đẩy cơ thể khoẻ hơn nhằm kìm hãm lại quá trình thoái hoá, đồng thời lấy lại được tầm vận động của cột sống và kiểm soát cơn đau một cách tốt hơn.
  • Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPT, Rehab, massage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện.

Tại sao bạn nên điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1 tại HTC

  • Tại HTC thoát hóa cột sống thắt lưng là một trong các bệnh lý phổ biến, tỷ lệ bệnh nhân cải thiện với bệnh lý này là 99%.
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật.
  • Điều trị tận gốcgiảm triệu chứng là bệnh được cải thiện chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiệu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu.
  • Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC là điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp như dùng thuốc hay tiêm thì tổng chi phí lại thấp hơn nhiều.
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi.
  • Đặc biệt dịch vụ thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân cũng giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại HTC.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Thoái hóa đốt sống L5 S1 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống

20
23/07/2024
Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống là tình trạng đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí, chèn ép ống sống. Bệnh gây đau lưng, tê bì chân tay, yếu cơ, thậm chí liệt. Tỷ lệ mắc bệnh cao, ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Hiểu biết về bệnh và phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến...
Thoái hóa đốt sống L5 S1 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm l5 S1 - Nguyên nhân và cách điều trị

74
19/07/2024
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng đĩa đệm giữa đốt sống L5 và S1 bị thoát ra khỏi vị trí bình thường. Bệnh thường gặp ở người trung niên, gây đau lưng, tê bì chân. Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng sống. Thoát vị đĩa đệm L5 S1 đòi hỏi sự quan tâm,...
Thoái hóa đốt sống L5 S1 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

79
17/07/2024
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức...
Thoái hóa đốt sống L5 S1 - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Chữa thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào? 8 Địa chỉ uy tín Hà Nội

80
15/07/2024
Cột sống là một cấu trúc phức tạp gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, được nối với nhau bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm đóng vai trò như một lớp đệm giữa các đốt sống, giúp cột sống linh hoạt và chịu lực tốt. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về việc lựa chọn bệnh viện điều trị thoát vị đĩa đệm phù...
Fanpage
Zalo
Phone