dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hội chứng Reiter - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tag: Cách chữa hội chứng Reiter,Dấu hiệu hội chứng Reiter,Hội chứng Reiter,Nguyên nhân gây hội chứng Reiter

Hội chứng Reiter là gì?

Hội chứng Reiter là một tứ chứng lâm sàng , bao gồm viêm niệu đạo, viêm kết mạc (hoặc ít gặp hơn là viêm màng bồ đào), tổn thương niêm mạc và viêm khớp.Bệnh thường xuất hiện ở nam giới trẻ tuổi. Nó có thể xuất hiện sau nhiễm khuẩn (trong vòng vài ngày hoặc vài tuần) Chlamidia, Campylobacter, Salmonella hoặc Yersinia và thường kèm theo những phản ứng toàn thân trong đó có sốt.( Bản chất gần giống với viêm khớp phản ứng)

Nguyên nhân gây hội chứng Reiter

nguyên nhân gây hội chứng reiter

1. Do kháng nguyên HLA –B27

Có đến 30% – 60% bệnh nhân có kháng nguyên HLA- B27 và biểu hiện bệnh thường nặng hơn và có xu hướng chuyển thành mạn tính cao hơn ở những người có HLA –B27 (+)

2. Do nhiễm trùng

Một vài loại vi khuẩn được cho là nguyên nhân gây ra hội chứng Reiter

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: thường do Salmonelle, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia…
  • Nhiễm  trùng đường tiết niệu – sinh dục: thường do Chlamydia Trachomatis
  • Một vài trường hợp viêm khớp phản ứng thấy ở bệnh nhân bị lao hệ thống
  • Virus cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh như: Rubella, virus viêm gan, Parvovirus, HIV…

3. Một số các nguyên nhân khác

Một vài trường hợp hội chứng Reiter có thể gặp theo sau các tình trạng viêm đường ruột mạn tính như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng…

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng Reiter

dấu hiệu hội chứng reiter

1. Biểu hiện toàn thân: mệt mỏi, sốt nhẹ, khó chịu, chán ăn, gầy sút

2. Biểu hiện ở hệ cơ xương khớp:

  • Viêm một khớp hoặc vài khớp, không đối xứng, thường gặp các khớp ở chi dưới như: khớp gối, khớp cổ chân và ngón chân, có thể có biểu hiện ngón chân hình khúc dồi. Ngoài ra có thể đau tại cột sống, viêm khớp cùng chậu, khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay.
  • Thường kèm theo viêm điểm bám tận của gân cơ, viêm bao gân, nhất là gân gót và mắt cá chân
  • Viêm khớp tái phát hoặc mạn tính: biểu hiện viêm khớp ngoại biên tái phát nhiều đợt hoặc viêm viêm khớp cùng chậu và khớp đốt sống mạn tính tiến triển thành bệnh viêm cột sống dính khớp.

3. Tổn thương da và niêm mạc:

  • Có thể gặp các tổn thương da tăng sừng hóa ở lòng bàn tay, bàn chân, da bìu, da đầu giống viêm da trong vẩy nến
  • Các tổn thương viêm niêm mạc miệng, lưỡi, viêm bao quy đầu
  • Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt

4. Tổn thương ở mắt:

  • Bệnh nhân có thể thấy mắt đỏ, sợ ánh sáng và đau nhức vùng hốc mắt. Tổn thương mắt có thể là triệu chứng duy nhất hoặc là triệu chứng đầu tiên của viêm khớp phản ứng
  • Viêm kết mạc, viêm màng bồ đào trước, viêm giác mạc hoặc thậm chí loét giác mạc có thể xảy ra

Các cơ quan khác: Có thể gặp biểu hiện protein niệu, tiểu máu vi thể và tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân viêm khớp phản ứng.

Các giai đoạn phát triển bệnh

  • Giai đoạn 1: nghi ngờ viêm khớp cùng chậu, biểu hiện bằng khớp cùng chậu dường như rộng ra (rộng và mờ khe khớp cùng chậu)
  • Giai đoạn 2: bờ khớp không đều, có hình ảnh bào mòn ở cả hai diện khớp
  • Giai đoạn 3: đặc xương dưới sụn hai bên, dính khớp một phần
  • Giai đoạn 4: dính toàn bộ khớp cùng chậu

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Các yếu tố nguy cơ

Những người có nguy cơ cao bị hội chứng Reiter là nam giới, trong độ tuổi từ 20-40 tuổi.  Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị mắc hội chứng Reiter như:

  • Tuổi tác: hội chứng Reiter xảy ra thường xuyên nhất ở những người 20-40 tuổi;
  • Giới tính: nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới;
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người nhà, đặc biệt là cha mẹ bị hội chứng Reiter, bạn cũng có khả năng cao mắc phải hội chứng này;
  • Những người có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reiter cao hơn, nhưng nếu bạn không có kháng nguyên này không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh.

Tiên lượng và phòng bệnh

Tiên lượng của hội chứng Reiter nói chung là tốt, đa số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau vài ngày đến vài tuần, có khi kéo dài vài tháng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể tái phát thành nhiều đợt, viêm tiết niệu – sinh dục, viêm đường tiêu hóa cũng có thể tái diễn. Ở bệnh nhân có HLA-B27 (+) thì tỉ lệ tái phát và tiến triến thành mạn tính thường cao hơn. 1/3 viêm khớp phản ứng khỏi từ 3 đến 6 tháng; 1/3 tái phát do nhiễm khuẩn lại hoặc phản ứng viêm; 1/3 tiến triển thành mạn tính (tiến triển thành viêm cột sống dính khớp)

Để phòng hội chứng Reiter cần:

  • Duy trì điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ;
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để giữ khớp không bị co cứng;
  • Sử dụng miếng dán nóng hoặc tắm nước nóng để giảm hiện tượng co cứng, đau và giảm sưng;
  • Duy trì tư thế ngồi, đứng và ngủ đúng cách;
  • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như: sử dụng bao cao su để tránh lây lan bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị hội chứng Reiter

viêm khớp phản ứng ăn gì

Một vài nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị hội chứng Reiter:

  • Bữa ăn nên cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung chất xơ, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất.
  • Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa. Chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng thức ăn lỏng hơn, ít hơn, đặc biệt khi viêm khớp lây nhiễm từ đường tiêu hoá.
  • Trong trường hợp viêm do nhiễm khuẩn đường ruột thì phải đảm bảo mọi thức ăn được bảo quản kỹ lưỡng, ăn chín uống sôi. Không ăn các món tái hay đồ ăn nhanh.
  • Kết hợp uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Các nhóm thực phẩm nên hạn chế

  • Muối
  • Thực phẩm chứa nhiều đường
  • Nội tạng động vật
  • Thịt đỏ không tốt cho bệnh nhân xương khớp
  • Hải sản nói chung
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm chứa nhiều axit oxalic
  • Tránh xa thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
  • Ngô (Bắp)
  • Rượu, bia và các chất kích thích

Các nhóm thực phẩm nên ăn

  • Cá – đặc biệt tốt trong điều trị viêm khớp
  • Thực phẩm chứa nhiều Beta-caroten
  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây
  • Các loại gia vị: gừng, nghệ, ớt, tỏi
  • Dầu oliu cho bệnh nhân viêm khớp phản ứng
  • Các loại thực phẩm bổ sung canxi

Điều trị hội chứng Reiter tại HTC

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị số 1 cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: viêm khớp, thoái hóa, đau các khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý thần kinh, bệnh lý cột sống…

Cụ thể với bệnh lý về hội chứng Reiter phương pháp điều trị tại HTC bao gồm:

  • HTCMT  giúp cải thiện triệu chứng đau mỏi, cứng khớp, lấy lại tầm vận động tối đa, giảm viêm, giảm đau, giảm sưng nề. Bên cạnh đó HTCMT giúp làm mềm và tăng cường sức mạnh cho hệ cơ qua đó giúp dinh dưỡng đến các đốt sống, hệ xương tốt hơn
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại giúp giảm đau, giảm viêm, thúc đẩy cơ thể khoẻ hơn nhằm kìm hãm lại quá trình viêm khớp, đồng thời lấy lại được tầm vận động của các khớp và kiểm soát cơn đau một cách tốt hơn, từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống.
  • Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPT, Rehab, massage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện

Nhờ vậy sau điều trị bệnh nhân không chỉ hết hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh lý được xử lý tận gốc, khớp gối được phục hồi tự nhiên.

Tại sao điều trị hội chứng Reiter tại HTC lại là sự lựa chọn thông minh của bạn?

khám và điều trị viêm khớp phản ứng ở phòng khám scc

  • HTC sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật.
  • Điều trị tận gốcgiảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiệu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC là điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp như dùng thuốc hay tiêm thì tổng chi phí lại thấp hơn nhiều
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Đặc biệt dịch vụ thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân cũng giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại HTC

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Hội chứng Reiter - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Cách điều trị hội chứng Tennis Elbow

11
08/08/2024
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu Hội chứng Tennis Elbow là gì: Hội chứng Tennis Elbow (còn gọi là hội chứng khuỷu tay tennis, khuỷu tay quần vợt) là tình trạng viêm phần gân nối cơ cánh tay và xương khuỷu tay. Triệu chứng phổ biến của hội chứng này là cảm giác đau nhức quanh mặt ngoài của khuỷu tay. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải...
Hội chứng Reiter - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh lý đau dây thần kinh khuỷu tay

12
08/08/2024
BỆNH LÝ ĐAU DÂY THẦN KINH KHUỶU TAY Bệnh đau dây thần kinh ở khuỷu tay thường gặp ở dây thần kinh trụ là tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay gây đau cục bộ, tê hoặc yếu ở vùng dây thần kinh trụ phân bố. Hội chứng đường hầm trụ (ulnar tunnel syndrome) là một dạng của tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, trong...
Hội chứng Reiter - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống

20
23/07/2024
Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống là tình trạng đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí, chèn ép ống sống. Bệnh gây đau lưng, tê bì chân tay, yếu cơ, thậm chí liệt. Tỷ lệ mắc bệnh cao, ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Hiểu biết về bệnh và phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến...
Hội chứng Reiter - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm l5 S1 - Nguyên nhân và cách điều trị

74
19/07/2024
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng đĩa đệm giữa đốt sống L5 và S1 bị thoát ra khỏi vị trí bình thường. Bệnh thường gặp ở người trung niên, gây đau lưng, tê bì chân. Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng sống. Thoát vị đĩa đệm L5 S1 đòi hỏi sự quan tâm,...
Fanpage
Zalo
Phone