Khởi phát với từng cơn đau âm ỉ ở vai, nếu không được điều trị triệt để, bệnh lý đau quanh khớp vai sẽ ảnh hưởng đến vận động của hai tay cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh là gì và phòng tránh như thế nào?
Đau quanh khớp vai do đâu?
Phần lớn các vấn đề khớp vai rơi vào 4 nhóm chính: Viêm gân (gân hay bao khớp) hoặc rách gân; Mất vững; Thoái hóa khớp; Gãy xương…
Nguyên nhân khác ít gặp như đau khớp vai do u bướu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh,… Dưới đây là một số lý do khiến khớp vai bị đau.
- Đau khớp vai do viêm khớp
Đau khớp vai có thể từ viêm khớp, có nhiều loại viêm khớp, phần lớn viêm khớp vai là viêm khớp xương mạn tính, còn được gọi là viêm khớp bào mòn hay rách. Dấu hiện bệnh như là sự sưng nề, đau, và cứng khớp vai thường bắt đầu trong thời gian tuổi trung niên. Viêm khớp xương mạn tính tiến triển chậm, đau làm cho bệnh nặng hơn theo thời gian.
Viêm khớp xương mạn tính có thể liên quan tới chơi thể thao, chấn thương do công việc hay sự mài mòn và rách mạn tính. Một loại khác của viêm khớp có thể liên quan tới rách chóp xoay, nhiễm trùng hay viêm của bên trong bao khớp.
Thường thì mọi người tránh vận động khớp vai để giảm đau viêm khớp, điều đó đôi khi dẫn tới sự cứng hay dính của phần mô mềm của khớp, và có thể dẫn tới hạn chế vận động khớp vai.
– Đau khớp vai do gãy xương
Gãy xương bả vai bao gồm xương đòn, xương cánh tay và xương bả vai. Gãy xương vai ở người già thường là do té ngã khi đứng cao, ở người trẻ thường do chấn thương với lực lớn như chấn thương do đi xe máy hay chấn thương do va chạm trong thể thao. Gãy xương thường đau nặng nề, sưng và bầm tím quanh vai.
– Đau khớp vai do mất vững khớp vai
Sự mất vững khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay di chuyên ra ngoài ổ chảo. Nó có thể là kết quả của chấn thương bất ngờ hay nhiều lần. Trật khớp vai có thể bán phần khi chỏm đi ra ngoài 1 phần ổ chảo, trật hoàn toàn khi chỏm di chuyển ra ngoài ổ chảo hoàn toàn.
Một khi dây chằng, gân cơ bao quanh khớp vai trở nên lỏng lẻo hay rách rời, khi đó trật khớp vai có thể lặp đi lặp lại, trật khớp vai tái diễn có thể bán phần hay hoàn toàn, là nguyên nhân gây đau và không vững khi nâng cánh tay hay di chuyển tay ra xa cơ thể (các động tác vươn vai, cầm nắm, mặc áo,..). Tình trạng lặp lại của bán trật hay trật khớp dẫn tới việc gia tăng nguy cơ viêm trong khớp.
– Đau khớp vai do viêm bao hoạt mạc
Bao hoạt mạc nhỏ, dịch trong hoạt mạc cũng là dịch khớp, túi hoạt mạc lót giữa xương và đè lên mô mềm, giúp giảm sự ma sát giữa sự trượt của gân cơ và xương.
Đôi khi tập thể thao sử dụng khớp vai dẫn đến viêm tấy đỏ bao hoạt mạc giữa chóp xoay và mỏm cùng vai, kết quả là viêm bao hoạt mạc dưới mỏm cùng vai, sự viêm này thường đi kèm với viêm gân chóp xoay.khớp vai có thể trở nên viêm và đau, nhiều hoạt động hàng ngày như chải tóc, cài nút áo trở nên khó khăn.
- Đau khớp vai do viêm gân
Phần lớn viêm gân là kết quả của sự mài mòn dần của gân (gân là phần nối kết giữa cơ với xương) theo thời gian sử dụng. Thông thường sự viêm gân có 2 loại: Viêm gân cấp có thể xảy ra trong chơi bóng qua đầu cũng như các môn hay những công việc hoạt động tay đưa qua đầu thường xuyên có thể dẫn đến viêm gân cấp. Còn viêm gân mạn là bệnh thoái hóa như thoái hóa khớp, hoặc lặp đi lặp lại sự mài mòn và rách theo tuổi tác, dẫn đến viêm mạn.
- Đau khớp vai do rách gân
Sự đứt và rách gân có thể từ chấn thương cấp tính hay thoái hóa trong gân theo tuổi tác, sự sử dụng, mài mòn và rách hoặc một chấn thương bất chợt. Sự rách có thể bán phần hay rách toàn phần, trong phần lớn các rách hoàn toàn gân bị kéo khỏi nơi bám vào xương, gân thường hay bị tổn thương nhất là gân cơ chóp xoay vả gân nhị đầu.
Triệu chứng đau quanh khớp vai
Viêm khớp vai được chia thành 3 tình trạng chính: viêm quanh khớp vai đơn thuần, viêm quanh khớp vai thể đông cứng và hội chứng vai – tay. Do vậy, triệu chứng cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng mà người bệnh mắc phải.
Viêm quanh khớp vai đơn thuần
Tình trạng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi do lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do chấn thương ở vai. Với viêm quanh khớp vai đơn thuần, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau ở mỏm cùng vai, mặt trước và mặt ngoài vai.
- Đau tăng khi dang tay ra ngoài, giơ tay lên trên hoặc gãi lưng.
- Đau khi ấn vào các vị trí ở mỏm cùng vai, mặt trước xương cánh tay, gân cơ nhị đầu trong rãnh cơ nhị đầu cánh tay, gân cơ tam đầu cánh tay.
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Đông đặc khớp vai là tình trạng hay gặp nhất của viêm quanh khớp vai. Theo đó, viêm quanh khớp vai thể đông cứng mô tả tình trạng bao khớp vai dày lên, trở nên co cứng và khiến cho khả năng vận động của khớp vai bị hạn chế. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này vô cùng đặc biệt vì trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đóng băng (kéo dài 6 – 9 tháng): Cơn đau ở khớp vai thường tăng nhiều vào ban đêm và khi người bệnh cử động. Vai cũng không còn linh hoạt như trước.
- Giai đoạn đông cứng (kéo dài 4 – 12 tháng): Cơn đau giảm dần nhưng tình trạng cứng khớp vai ngày càng tồi tệ hơn. Đồng thời, các cơ vai cũng bị teo nhẹ do ít vận động.
- Giai đoạn “tan băng” (kéo dài 6 tháng – 2 năm): Giai đoạn đông cứng dần kết thúc. Vai dần linh hoạt trở lại.
Hội chứng vai – tay
Tình trạng này bao gồm các tổn thương viêm quanh khớp vai thể đông cứng giai đoạn 2 (đông cứng) và rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay. Lúc này, người bệnh sẽ gặp các vấn đề như:
- Khớp vai trở nên cứng và khó di chuyển.
- Bàn tay bị rối loạn thần kinh vận mạch với các biểu hiện như phù bàn tay lan lên một phần cẳng tay, phù cứng, màu da đỏ tía hoặc tím, da lạnh.
- Đau nhức cả bàn tay suốt ngày đêm.
- Móng tay mỏng, giòn, dễ gãy.
- Các cơ của bàn tay teo rõ, vận động bàn tay, ngón tay hạn chế.
Các phương pháp điều trị đau quanh khớp vai
Điều trị nội khoa
- Đối với thuốc giảm đau thông thường: Dùng thuốc theo bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc theo chỉ định của bác sĩ chữa trị.
- Đối với thuốc chống viêm không steroid: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau.
- Tiêm corticoid tại chỗ: Phương pháp này áp dụng cho người bệnh thể đau khớp vai đơn thuần. Người bệnh có thể được chỉ định tiêm vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta, tiêm 1 lần duy nhất và tiêm nhắc sau 3-6 tháng nếu bị đau trở lại.
- Nội soi ổ khớp vai để lấy các tinh thể canxi lắng đọng.
- Các trường hợp đứt bán phần các gân mũ cơ quay do chấn thương ở người bệnh dưới 60 tuổi: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Đây là một chế phẩm từ máu với hàm lượng tiểu cầu cao, chứa nhiều yếu tố tăng trưởng cùng các phân tử sinh học kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, đẩy nhanh quá trình hồi phục tại chỗ của các mô tế bào bị tổn thương, chấm dứt nhanh các cơn đau, đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Dùng thực phẩm bổ sung phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp.
- Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, vận động hợp lý: Giai đoạn thể đau vai cấp cần để vai nghỉ ngơi, khi việc điều trị có hiệu quả mới bắt đầu tập luyện để phục hồi chức năng khớp vai. Tránh lao động nặng quá mức, cũng như các tác động trực tiếp lên khớp vai.
Vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, điện xung, tia hồng ngoại, kỹ thuật nắn chỉnh bằng tay,… được khuyến nghị trong điều trị các bệnh viêm khớp nói chung và viêm quanh khớp vai nói riêng. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là hạn chế lạm dụng thuốc trong điều trị viêm quanh khớp vai. Giảm đau tại chỗ bằng cách xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp các bài tập nhẹ nhàng tại nhà và vận động đúng cách để hỗ trợ cho việc điều trị được hiệu quả hơn. Ở giai đoạn sưng, đau nhiều cần hạn chế vận động vùng gân bị tổn thương, sau chữa trị cần tập luyện để khôi phục chức năng vận động của khớp vai.
Điều trị bằng các chế phẩm sinh học
Tiêm chất nhờn nhân tạo Acid Hyaluronic hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP là 2 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Trong đó, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP là được ưu tiên hơn cả do sử dụng máu tự thân của chính bệnh nhân đem đi ly tâm, sau quá trình ly tâm, những tiểu cầu giàu sẽ được chiết tách ra, mang đi kích hoạt và tiêm vào vị trí thương tổn. Nhờ đó, điều trị dứt điểm viêm quanh khớp vai chỉ sau 1 liệu trình, không cần phẫu thuật. Đặc biệt, phương pháp này đảm bảo an toàn, không lo biến chứng, thời gian thực hiện nhanh, chỉ 5 – 10 phút, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của gân, khớp.
Hiện tại, phương pháp này đã được áp dụng tại Bệnh viện Hồng Ngọc với công nghệ tách huyết tương Tropocells PRP – công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Công nghệ này cho phép thu được tận 1,6 tỷ tiểu cầu có lợi trong mỗi liều tiêm.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật nối gân bị đứt: Phương pháp này được chỉ định với thể giả liệt khớp vai, đặc biệt đối với người trẻ tuổi bị đứt gân vùng khớp do chấn thương. Trường hợp đứt gân do thoái hóa ở những người trên 60 tuổi, quyết định phẫu thuật cần có sự thăm khám, tư vấn và chỉ định hết sức cẩn trọng từ bác sĩ.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Cách điều trị đau quanh khớp vai hiệu quả cao tại HTC
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Tại sao bạn nên điều trị đau quanh khớp vai tại HTC
- Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
- Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh thuyên giảm chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
- Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
- Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
- Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
- CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
- Chi phí hợp lý ai cũng có thể điều trị được
- Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
- Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân