dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đau lưng không đứng thẳng được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau lưng không đứng thẳng được là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề khó chịu này xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, đôi là khi là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, tốt hơn hết, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Đau lưng không đứng thẳng được là gì?

Đau lưng không đứng thẳng được là tình trạng vùng lưng bị đau dữ dội sau khi duy trì một tư thế trong thời gian dài, khiến người bệnh phải khom lưng thay vì đứng thẳng. Đây là vấn đề rất thường gặp, không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà còn xảy ra phổ biến ở thanh thiếu niên.

Tình trạng này thường có khả năng phục hồi nhanh chóng nếu được chăm sóc và thực hiện vật lý trị liệu phù hợp. Nếu mức độ tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị đau lưng phức tạp hơn để đạt được hiệu quả tích cực nhất.

Nguyên nhân

1. Căng cơ lưng

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Căng cơ lưng là tình trạng cơ hoặc gân ở thắt lưng bị kéo căng hoặc rách, các cơ bắp và dây chằng ở lưng giữ xương cột sống. Khi các cơ căng ra quá mức dẫn đến cơ bắp suy yếu dần, cột sống trở nên kém ổn định gây nên đau lưng.

Nguyên nhân hàng đầu là do chấn thương làm hỏng gân và cơ lưng dưới. Các môn thể thao phải chống đẩy và kéo, chẳng hạn như nâng tạ hoặc bóng đá có nguy cơ dẫn đến tình trạng trên. Ngoài ra, các môn thể thao đòi hỏi phải vặn lưng dưới đột ngột, chẳng hạn như quần vợt, bóng rổ, bóng chày và chơi gôn (golf) cũng có thể gây nên chấn thương.

Một số yếu tố nguy cơ chẳng hạn như cong lưng quá mức, hoạt động quá mức (thừa cân, thực hiện động tác lặp đi lặp lại…), xương chậu nghiêng về phía trước, lưng yếu hoặc cơ bụng và gân kheo căng, cũng làm tăng khả năng chấn thương.

2. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là hậu quả của sự suy giảm chất lượng mô sụn và xương dưới sụn làm biến đổi cấu trúc cột sống, khiến lưng đau nhức dai dẳng, cơn đau có xu hướng tăng lên khi cố đứng thẳng lưng, cúi người hay nâng vật nặng,… Nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả, thoái hóa cột sống có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, hình thành gai xương, thậm chí biến dạng cột sống.

Đau lưng do thoái hóa cột sống gặp ở 2 đối tượng chính là người cao tuổi và người thường xuyên làm những việc nặng nhọc. Lúc này cột sống bị chịu áp lực, khiến các dây thần kinh bị chèn ép, gây nên những cơn đau.

3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, gây đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ. Tình trạng này có thể là kết quả của chấn thương hay do đĩa đệm bị thoái hoá.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu phát hiện muộn, điều trị không đúng cách có thể tái phát nhiều lần, không chỉ gây đau lưng không đứng thẳng được mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.

4. Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là tình trạng không gian bên trong ống sống bị thu hẹp, chèn ép và gây áp lực lên tủy sống hay các rễ thần kinh. Ống sống bị thu hẹp chủ yếu là do sự thay đổi của cấu tạo xương cột sống khi chịu tác động của những nguyên nhân như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, phì đại dây chằng, chấn thương cột sống,…

Một khi người bệnh bị hẹp ống sống thắt lưng sẽ cảm thấy tê, đau tại thắt lưng, đau lan đến chân, cơn đau có xu hướng nặng hơn khi đứng trong thời gian dài hoặc khi đi bộ.

5. Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân, đảm nhận chức năng chi phối vận động và cảm giác chi dưới. Đau dây thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất phát từ cột sống thắt lưng, sau đó lan dọc xuống chân. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, và thường tăng lên khi vận động, thay đổi tư thế.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đau lưng cơ học có thể tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi, chăm sóc hợp lý thì không cần phải lo lắng quá nhiều. Nhưng nếu bạn bị đau lưng không đứng thẳng được kéo dài hơn 1 tuần mà không có bất kỳ sự cải thiện nào, tình trạng đau ngày một dữ dội hơn hay bị đau lưng sau chấn thương hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, nếu bị đau lưng kèm theo các biểu hiện như: Đau lưng kèm sốt và ớn lạnh, cơn đau trở nặng vào ban đêm, cơn đau dai dẳng kèm cảm giác tê và yếu liệt chân, bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ… hãy đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức, vì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo một vấn đề y tế khẩn cấp.

Cách khắc phục tình trạng đau lưng không đứng thẳng được

1. Sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tính chất cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ theo toa,… Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm một số vấn đề về đường tiêu hóa.

2. Chườm nóng và chườm lạnh

Phương pháp chườm lạnh nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút có tác dụng chậm quá trình lưu thông máu, từ đó giúp làm giảm triệu chứng co thắt, sưng viêm, đau đớn cho vùng lưng. Khi tình trạng đau nhức đã bắt đầu giảm bớt, người bệnh có thể tiến hành chườm nóng 15 phút để nới lỏng, làm dịu các cơ bị căng, cải thiện tính linh hoạt và tăng cường lưu thông máu.

Đây là giải pháp hữu ích để thúc đẩy quá trình chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến mô bị viêm. Ngoài ra, lưu lượng máu tăng lên cũng đồng thời giúp cơ thể loại bỏ các chất kích thích tích tụ tại vùng bị ảnh hưởng.

3. Nghỉ ngơi

Khi đứng thẳng bị đau lưng, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Cảm giác đau chính là dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể. Việc nghỉ ngơi sẽ hạn chế được các vận động của cơ thể. Nhờ đó, vùng bị tổn thương ở lưng tránh được các tác động ngoại lực gây đau nhức.

Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể có thời gian tự phục hồi các tổn thương, giảm các cảm giác đau đớn.

4. Vật lý trị liệu

Quy trình trị liệu tập trung vào việc đẩy nhanh thời gian phục hồi, khôi phục khả năng vận động và toàn bộ phạm vi chuyển động. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình tiến triển, sau đó điều chỉnh kế hoạch tập luyện khi cần thiết. Ngoài ra, việc tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình trị liệu cũng có khả năng làm giảm tỷ lệ tái phát và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề đau lưng khác trong tương lai.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng tốt nhất tại hà nội

Những ưu điểm nổi bật khi tập vật lý trị liệu tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập vật lý trị liệu chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Đau lưng không đứng thẳng được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khỏi đau vai do Rách bán phần gân cơ trên gai, dịch khớp vai , thoái hóa khớp cùng vai đòn

11
07/10/2024
CHỊ NGUYỄN THỊ ĐOAN, 53 tuổi, sống tại Bắc Giang hết đau, vận động tốt sau khi điều trị tại HTC. Bệnh sử: Khoảng 2 năm trở lại đây bệnh nhân bị đau nhiều khớp gối T, đau thường xuyên âm ỉ, thi thoảng lại có những đợt sưng nề nhiều làm cho bất tiện khi đi lại. Những lần như vậy bệnh nhân lại nghe người quen mách mua thuốc...
Đau lưng không đứng thẳng được: Nguyên nhân và cách khắc phục

đuôi khớp gối

17
07/10/2024
Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau: Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh...
Đau lưng không đứng thẳng được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách điều trị hội chứng Tennis Elbow

24
08/08/2024
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu Hội chứng Tennis Elbow là gì: Hội chứng Tennis Elbow (còn gọi là hội chứng khuỷu tay tennis, khuỷu tay quần vợt) là tình trạng viêm phần gân nối cơ cánh tay và xương khuỷu tay. Triệu chứng phổ biến của hội chứng này là cảm giác đau nhức quanh mặt ngoài của khuỷu tay. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải...
Đau lưng không đứng thẳng được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh lý đau dây thần kinh khuỷu tay

21
08/08/2024
BỆNH LÝ ĐAU DÂY THẦN KINH KHUỶU TAY Bệnh đau dây thần kinh ở khuỷu tay thường gặp ở dây thần kinh trụ là tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay gây đau cục bộ, tê hoặc yếu ở vùng dây thần kinh trụ phân bố. Hội chứng đường hầm trụ (ulnar tunnel syndrome) là một dạng của tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, trong...
Fanpage
Zalo
Phone