Đau hai bên thắt lưng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng. Tình trạng đau có thể xảy ra bất chợt hoặc âm ỉ trong thời gian dài. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày mà có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau hai bên thắt lưng là gì?
Hiện tượng đau thắt lưng có thể xảy ra ở bên trái, bên phải hoặc đồng thời cả 2 bên cùng lúc do nhiều nguyên nhân cơ học và các bệnh lý nguy hiểm.
Tùy thuộc vào yếu tố khởi phát, nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng đau hai bên thắt lưng sẽ có sự khác biệt
- Phần lớn người bệnh bị đau sau một chấn thương, té ngã, khi ngồi hay đứng lâu, khi nâng vác vật nặng.
- Một số trường hợp cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi.
- Các cơn đau hai bên thắt lưng diễn ra ngày càng thường xuyên hơn.
- Đau lan xuống cẳng chân hoặc bàn chân, gây tê bì, châm chích.
Cảm giác đau thường tăng lên khi vận động nhiều, khi cúi, khi đứng, ngồi lâu. Ban ngày đau nhiều hơn đêm. Nếu tình trạng đau tăng khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động và đau nhiều về ban đêm khiến người bệnh thức giấc cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán một số tình trạng nguy hiểm và có hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Nguyên nhân đau hai bên thắt lưng
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau thắt lưng, trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân ngoại lực và nguyên nhân bệnh lý.
1. Nguyên nhân ngoại lực
Nguyên nhân ngoại lực thường gây ra những cơn đau thắt lưng cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn và nhanh chóng biến mất khi cơ ảnh hưởng được phục hồi. Các nguyên nhân ngoại lực thường do tư thế lao động, sinh hoạt không phù hợp, hoạt động quá sức như:
Bê, nâng vật quá nặng không đúng tư thế.
Thực hiện một động tác nhắc lại quá nhiều lần như đứng, ngồi 1 tư thế quá lâu.
Vận động sai tư thế.
Chấn thương, va đập lực mạnh vào vùng cột sống hoặc cơ xung quanh,…
Việc này khiến các cơ bảo vệ cột sống bị yếu đi (cơ bụng, cơ lưng, cơ chậu hông). Những cơ này có tác dụng chống lại trọng lực, giúp cột sống giữ được tư thế thẳng đứng và cử động phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động của cơ thể.
Vì thế nếu nghỉ ngơi, xoa bóp, kết hợp với điều chỉnh tư thế không phù hợp thì tình trạng đau hai bên thắt lưng sẽ được cải thiện.
2. Nguyên nhân bệnh lý
Nếu cơn đau hai bên thắt lưng kéo dài, không được cải thiện dù thay đổi tư thế không phù hợp và nghỉ ngơi thì nguy cơ cao nguyên nhân do bệnh lý. Thực tế có đến 50% bệnh nhân đau vùng thắt lưng sẽ tái phát và lần tái phát sau thường nặng hơn. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Dưới đây là những nguyên nhân bệnh lý chính dẫn đến đau hai bên thắt lưng:
2.1 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đĩa đệm là phần ngăn cách giữa các đốt sống, nơi có dịch nhầy để hệ xương khớp vận động trơn tru, dễ dàng theo cử động của cơ thể. Thoát vị đĩa đệm khiến các rễ thần kinh bị chèn ép, từ đó thắt lưng bị đau âm ỉ hoặc đột ngột. Cơn đau có thể lan xuống phần hông và chân.
2.2 Thoái hóa cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng phải chịu áp lực lớn từ tư thế đứng thẳng cũng như hoạt động hàng ngày của con người, vì thế nó hoàn toàn có thể bị thoái hóa theo thời gian. Cột sống thắt lưng bị thoái hóa cũng có thể dẫn đến các đơn đau thắt lưng âm ỉ, khó chịu.
2.3 Loãng xương
Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi nhưng thời gian gần đây đang có xu hướng trẻ hóa. Loãng xương do thiếu canxi khiến xương dễ bị tổn thương, nứt vỡ trong hoạt động hàng ngày và gây ra tình trạng đau hai bên thắt lưng.
2.4 Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên. Tình trạng bất thường này có thể gây đau, làm người bệnh có tư thế sai lệch trong sinh hoạt, từ đó tạo lực lên cơ bắp, gân, dây chằng, đốt sống và gây đau, mỏi hai bên thắt lưng.
2.5 Bệnh không liên quan đến xương khớp
- Các bệnh lý ở thận: Đau thắt lưngcó thể là dấu hiệu của một số bất thường ở thận. Sỏi thận, sỏi niệu quản có khả năng gây đau vùng lưng dưới, vùng hông lưng quặn từng cơn kèm những triệu chứng đường tiểu như tiểu đau, tiểu máu, tiểu lắt nhắt…
- Viêm ruột thừa: Nếu đau thắt lưng kèm đau bụng dưới dữ dội, xảy ra đột ngột kèm sốt, buồn nôn, người bệnh có thể đã bị viêm ruột thừa.
- Viêm tụy: Người bệnh viêm tụy thường bị đau vùng thượng vị kèm nôn nhiều. Cơn đau có thể lan ra vùng sau lưng và gây đau lưng.
- Bệnh lý phụ khoa: Các bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo… có thể gây đau vùng thắt lưng kèm theo tình trạng kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo.
Các phương pháp điều trị
1. Chăm sóc tại nhà
- Dừng những hoạt động thể chất, chườm đá vào vùng thắt lưng. Lưu ý chườm đá càng sớm càng tốt, trong 48 – 71 giờ đầu tiên, sau đó chuyển sang chườm nóng.
- Nằm nghiêng và co đầu gối lên, kẹp một chiếc gối giữa hai chân. Nếu có thể nằm ngửa thoải mái, người bệnh có thể đặt gối hay cuộn khăn dưới đùi để giảm áp lực lên lưng.
- Thực hiện những bài tập hỗ trợ điều trị đau lưng theo hướng dẫn từ bác sĩ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngăn ngừa cơn đau tái phát hiệu quả.
2. Sử dụng thuốc
- Dựa theo triệu chứng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp. Thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm để giảm đau hay tiêm corticosteroid thường được chỉ định trong điều trị đau hai bên thắt lưng.
- Dùng thuốc chỉ có thể giảm đau tạm thời, vẫn có nguy cơ tái phát. Ngoài ra, việc tự ý uống thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh đối mặt nhiều rủi ro sức khỏe từ tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc.
3. Điều trị vật lý trị liệu
Để cải thiện tình trạng đau nhức hai bên thắt lưng hiệu quả nhất, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những biện pháp như siêu âm trị liệu, điện xung,… Khi cơn đau đã thuyên giảm, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cơ bụng. Khi về nhà, người bệnh được khuyến khích duy trì thực hiện các bài tập này để ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Cách điều trị hiệu quả cho tình trạng đau mỏi hai bên thắt lưng
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa triệu chứng đau mỏi hai bên thắt lưng, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)