Viêm khớp dạng thấp là một bệnh toàn thể có biểu hiện ở khớp, ngoài khớp và nội tạng, tiến triển kéo dài bằng những đợt cấp xen kẽ với những thời kỳ thuyên giảm hoàn toàn, dần dần đưa tới biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ. Bệnh lý này bệnh nhân cần sử dụng thuốc kết hợp với phục hồi chức năng để đạt kết quả cao nhất
Viêm khớp dạng thấp là gì?
- Viêm khớp dạng thấp là một bệnh toàn thể có biểu hiện ở khớp, ngoài khớp và nội tạng, tiến triển kéo dài bằng những đợt cấp xen kẽ với những thời kỳ thuyên giảm hoàn toàn, dần dần đưa tới biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ.
- Nguyên nhân của bệnh chưa biết rõ, có nhiều giả thiết về cơ chế sinh bệnh, nhưng người ta cho rằng đây là một bệnh thuộc loại tự miễn dịch, vì phát hiện được trong huyết thanh người bệnh một “yếu tố thấp” (trong 70-90% trường hợp) và bệnh thường xảy ra sau một bệnh nhiễm khuẩn. Các yếu tố di truyền, tiếp xúc lâu với lạnh và ẩm, rối loạn nội tiết… được coi như những nguyên nhân thuận lợi, không chứng minh được cơ chế sinh bệnh.
- Hiện nay tuy chưa có những biện pháp đặc hiệu để chữa khỏi bệnh, nhưng với các phương thức điều trị phục hồi kết hợp với thuốc, có thể hạn chế được những hậu quả tác hại của bệnh, duy trì được chức năng khớp, giúp người bệnh sống dễ chịu hơn.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Khởi đầu bệnh báo hiệu bằng những dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát sau một nhiễm trùng đường hô hấp với các triệu chứng sốt nhẹ, đau khớp di chuyển, đau cơ. Một số trường hợp bệnh bắt đầu âm ỉ, không rõ đau từ lúc nào.
2. Dần dần các triệu chứng viêm khớp xuất hiện: nhiều khớp bị sưng, da tại chỗ nóng đỏ, đau, làm hạn chế các động tác. Viêm thường bắt đầu một cách đối xứng ở hai chi trên, mới đầu ở các khớp bàn tay, sau đó lan lên cổ tay, rồi khuỷu và vai. Ở chi dưới, các khớp ngón chân bị viêm đầu tiên rồi đến khớp cổ chân, khớp gối.
Bệnh gây đau đớn tại nhiều khớp
3. Mỗi đợt cấp kéo dài một vài tháng, sau đó bệnh thuyên giảm, nhưng vận động khớp dần dần bị vướng, khó. Bệnh tiến triển trong nhiều năm, qua những đợt nối tiếp nhau đến cứng khớp, biến dạng khớp. Những biến dạng nặng dẫn tới bán trật hoặc trật khớp.
4. Viêm nhiều khớp dạng thấp là một bệnh toàn thân, nên thường có những biểu hiện ngoài khớp như ở:
- Da: có rối loạn dinh dưỡng, da mỏng, nhẵn, lạnh, móng tay, móng chân teo; đặc biệt có nốt (nodule) dưới da to bằng hạt ngô, rắn ở quanh khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay, hoặc có bệnh vẩy nến phối hợp.b
- Mắt: một số trường hợp có viêm mống mắt, có khả năng tiến đến viêm giác mạc.c
- Hạch: các hạch trên khớp đôi khi to ra, đặc biệt là các hạch ở mõm trên ròng rọc, ở nách, ở bẹn.d
- Nách: một số trường hợp nách to, kèm theo giảm bạch cầu.e
- Máu: hay gặp thiếu máu nhẹ (hồng cầu giảm) trong đợt cấp.
5. Khám Xquang:
Lúc bệnh khởi phát, hình ảnh khớp và xương bình thường. Về sau do xương mất calci, có hình ảnh loãng xương gần khớp và mờ đường liên khớp. Dần dần sự loãng xương tăng lên, đường liên khớp hẹp lại, xương ở gần các diện khớp trở thành không đều. Ở giai đoạn nặng, diện khớp có những vết trợt, đường liên khớp dính liên hoặc trục xương lệch, bìa xương nham nhở.
MỘT SỐ BIẾN THỂ CỦA VIÊM NHIỀU KHỚP DẠNG THẤP
1. Bệnh Chaufard-Still (bệnh Still)
Là thể bệnh đặc biệt của viêm nhiều khớp dạng thấp ở trẻ em, có đặc điểm là diện khớp và xương bị tổn thương, người bệnh đau ở các khớp xương đối xứng, sốt nhẹ và sau một vài cơn bệnh có khối u ở khớp xương, teo cơ, hạch to, lách to, thiếu máu và phát ban.
2. Hội chứng Reiter (hội chứng kết mạc – niệu đạo – màng hoạt dịch):
Hội chứng thấy chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, bao gồm 3 triệu chứng: viêm kết mạc, viêm niệu đạo và viêm nhiều khớp (thường ở các khớp chịu nặng: khớp hông, khớp gối).
3. Hội chứng Felty
Thấy ở người lớn bị viêm nhiều khớp dạng thấp, có biểu hiện lách to, giảm bạch cầu, đôi khi thiếu máu và giảm tiểu cầu.
4. Hội chứng Sjoagren (hội chứng khớp – mắt – nước bọt)
Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ tuổi mãn kinh hoặc phụ nữ trẻ nhưng bị suy buồng trứng.
Viêm nhiều khớp mạn tính: viêm khô giác mạc, teo tuyến mồ hôi, tuyến bã. Rối loạn tiêu hoá: khô miệng, thiếu dịch vị.
5. Luput ban đỏ rải rác
Bệnh chủ yếu ở phụ nữ 20-40 tuổi (80% trường hợp), không rõ căn nguyên; tổn thương mô liên kết, biểu hiện bằng những triệu chứng đa dạng ở da (ngứa, phù, mày đay, ban đỏ).
Tổn thương một số nội tạng như tim (viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim); thận (abumin-niệu, mủ niệu, viêm tiểu cầu thận, hư thận nhiễm mỡ); đôi khi gan to, lách to, viêm nhiều thanh mạc; viêm nhiều khớp, viêm màng phối hoặc cổ trướng, thiếu máu nhược sắc, giảm tiểu cầu, ở máu và tủy xương phát hiện được những thế bào luput ban đỏ “hargrave”.
6. Xơ cứng bì (sclerodermie) bệnh thấp mô dưới da
Bệnh hiếm gặp, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ từ 30-50 tuổi, căn nguyên không rõ.
Thời kỳ đầu đau các khớp xương, sau đó có các rối loạn ở da (mô dưới da dày lên và rắn lại; da xơ cứng, nhẵn bóng, teo, có những khu vực nhiễm sắc và mất sắc tố kèm theo những tổn thương ở nội tạng: thực quản, phổi, tim).
7. Viêm dính cột sống
8. Bệnh vảy nến – khớp (psoriatic arthritis)
Bệnh vảy nến phối hợp với viêm khớp: bệnh vảy nến xảy ra trước các biểu hiện viêm khớp.
NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
- Cho khớp đau nghỉ vận động trong đợt cấp, hướng dẫn người bệnh giữ tư thế đúng khi nằm, ngồi, đi, đứng. Dùng máng đỡ hoặc nẹp để nâng đỡ cơ năng.
- Giảm đau bằng thuốc (phenylbutazon, aspirin) và các phương thức vật lý thích hợp.
- Khớp sưng đau nhiều, sốt cao thì dùng corticoid và cũng chỉ sử dụng nhất thời vì thuốc chỉ làm đỡ chứ không chữa khỏi bệnh, dùng lâu dài sẽ không tránh khỏi tai biến do thuốc.
- Điều trị các ổ viêm nhiễm ở mũi, họng, răng, ruột nếu có.
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Trong chữa viêm khớp dạng thấp, bên cạnh những phương thức vật lý trị liệu có tác dụng cục bộ, cần lưu ý đến những phương thức nhằm duy trì thể lực người bệnh. Trong giai đoạn cấp tính người bệnh phải nằm nghỉ tại giường, cần hướng dẫn họ tập thở có hiệu quả bằng cơ hoành. Ngay khi người bệnh bớt đau và mệt, tiến hành từng bước sự vận động các nhóm cơ ngực, thắt lưng và mông là những cơ không hoạt động trong tư thế nằm. Sự tập luyện thận trọng có tác dụng kích thích tuần hoàn và hô hấp, nên góp phần quan trọng vào việc duy trì thể lực người bệnh mà không làm mất tác dụng tốt của sự nghỉ ngơi.
Những phương thức vật lý trị liệu ứng dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp thay đổi tùy khớp bị viêm và tình hình tiến triển của bệnh.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
1. Bàn tay
Bàn tay là phần cơ thể thường bị bệnh nhất và nếu không được điều trị sớm có thể bị biến dạng tới mức gần hết chức năng. Những biến dạng thường thấy là:
Bàn tay nghiêng phía trụ, do bán trật các khớp bàn – đốt.
Biến dạng gập ở các khớp bàn – đốt kèm theo duỗi quá ở các khớp liên đốt gần và gập ở các khớp liên đốt xa tạo cho bàn tay hình dáng “cổ thiên nga”.
Biến dạng “lỗ nút áo” ở khớp liên đốt gần do đầu xương đốt gần xuyên qua gân cơ duỗi ngón giống như nút áo đi qua lỗ khuyết.
Nguyên nhân của các biến dạng trên là sự huỷ hoại các đầu xương, sự di lệch hay đứt gân và sự mất cân bằng giữa các cơ bàn tay.
Vật lý trị liệu cần chú trọng bảo vệ và phục hồi chức năng của bàn tay, chức năng vận động quan trọng nhất của loài người và đặc biệt là chức năng cầm nắm. Ngoài ra cần dùng nhiệt trị liệu để giúp người bệnh bớt đau và tập luyện có hiệu quả.
a. Giai đoạn cấp tính
- Đắp nước lạnh hay nước đá để giảm viêm.
- Vận động nhẹ nhàng bàn tay và các ngón tay.
- Đặt bàn tay và ngón tay trong máng bột hay nẹp nhựa với tư thế như sau: cơ tay duỗi 20 độ, khớp bàn đốt gập 45 độ, khớp liên đốt gập 30 độ, khớp liên đốt xa gập 20 độ, ngón cái đổi và dạng.
b. Giai đoạn bán cấp và mạn tính
- Giảm đau bằng ngâm sáp hay nước xoáy.
- Vận động chủ động có trợ giúp để tăng tầm vận động của bàn tay và các ngón tay.
- Vận động có đề kháng để tăng mức cơ, bắt đầu bằng gồng cơ, tiến dần đến đề kháng bằng tay và có dụng cụ, nhưng không tập luyện quá lâu trong một tư thế. Tập luyện chức năng bàn tay nhất là chức năng cầm nắm.
- Kéo giãn nhẹ các gân cơ co cứng, nhưng không làm quá sức.
- Dùng nẹp nâng đỡ bàn tay khi ngủ.
c. Chương trình tại nhà
Hướng dẫn người bệnh những điều cần tránh và những điều nên làm:
Cần tránh:
- Nắm chặt bàn tay lâu và xoay. Nên dùng hệ thống then cửa kiểu đòn bẩy, thay cho kiểu xoay.
- Gập cổ tay về phía trụ.
- Bất cứ cử động nào tăng độ gập của khớp bàn – đốt với ngón tay duỗi thẳng.
- Kéo dài thời gian trong một thế tập.
- Tập luyện quá mức.
Nên làm:
- Tập cầm nắm: bắt đầu gập khớp liên đốt xa, kế đến gập khớp liên đốt gần, rồi gập khớp bàn đốt.
- Kéo giãn: bắt đầu ở khớp liên đốt xa, kế đến là khớp liên đốt gần và sau cùng khớp bàn – đốt.
2. Khớp vai
Ở khớp vai, viêm khớp dạng thấp gây ra viêm bao khớp và viêm màng hoạt dịch với hạn chế tầm vận động khớp, nhất là hạn chế dạng và xoay, có thể dẫn tới cứng vai hoàn toàn nếu không điều trị đúng cách.
Vật lý trị liệu chủ yếu nhằm gia tăng tầm vận động khớp.
a Giai đoạn cấp tính
- Nghỉ ngơi và không cử động vai.
- Xoa bóp bằng đá để giảm đau.
b. Giai đoạn bán cấp và mạn tính
- Nhiệt trị liệu: túi nóng hoặc tia hồng ngoại.
- Vận động có trợ giúp để tăng tầm vận động nhất là tăng tầm độ dang và xoay.
- Duy trì lực cơ ở các khớp khác.
c. Chương trình tại nhà
Hướng dẫn người bệnh tập các cử động vai, nhất là các cử động đu đưa để tăng tầm vận động.
3. Khớp háng và khớp gối
Khớp háng và khớp gối là những khớp chịu sức đè của cơ thể, nên sự nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn cấp tính không chỉ ảnh hưởng tới thể trạng người bệnh, mà còn có tác dụng làm bớt co cứng cơ và giảm đau mau chóng. Ở những giai đoạn sau của bệnh, sự loại bỏ sức đè trên mặt khớp có mục đích tránh cho khớp khỏi bị hư hại. Duy trì tầm vận động khớp và lực cơ là những mục đích khác của vật lý trị liệu.
Các phương thức của vật lý trị liệu được ứng dụng giống như đối với các khớp chi trên, nhưng đặc biệt chú trọng tập tăng lực cơ 4 đầu đùi.
a.Giai đoạn cấp tính
- Nghỉ ngơi tại giường, không kê gối dưới khớp bị viêm, đặt máng bột sau gối ngày cũng như đêm.
- Vận động thụ động nhẹ nhàng để duy trì tầm vận động.
- Gồng cơ 4 đầu dùi để duy trì lực cơ.
b. Giai đoạn bán cấp và mạn tính
- Giảm đau bằng túi nóng hay tia hồng ngoại. Ở khớp háng nên dùng sóng ngắn.
- Vận động chủ động có trợ giúp. Nếu cơ co cứng, dùng kỹ thuật giữ – nghỉ để tăng tầm vận động, kéo giãn nhẹ nhàng những cơ co rút không đau.
- Gồng cơ 4 đầu đùi, tiến dần tới vận động có đề kháng.
- Tập di chuyển với gậy hay nạng, không chịu sức đè, hay chịu sức đè một phần.
- Đặt máng bột sau gối mỗi đêm. Ban ngày nằm sấp 30 phút sáng và chiều.
c. Chương trình tại nhà
Hướng dẫn người bệnh giữ tư thế tốt, duy trì tầm vận động khớp và tầm tăng lực cơ, nhất là cơ 4 đầu đùi.
4. Bàn chân
Sức đè của trọng lượng cơ thể lên bàn chân viêm khớp dạng thấp đưa đến những biến dạng trầm trọng: bàn chân vẹo ngoài, ngón chân hình vuốt thú. Các biến dạng đó làm người bệnh đau khi đi có chịu sức đè, nên ảnh hưởng tới dáng đi.
Vật lý trị liệu đối với bàn chân viêm khớp dạng thấp cũng nhằm những mục đích và bao gồm những phương thức cơ bản như đối với bệnh viêm khớp nói chung. Ngoài ra người bệnh cần mang giày chỉnh hình có miếng lót mềm dưới lòng bàn chân để giảm đau.
a. Giai đoạn cấp tính
- Nghỉ ngơi tại giường, duy trì tư thế tốt cổ chân bằng máng bột.
- Vận động thụ động nhẹ nhàng.
b. Giai đoạn bán cấp và mạn tính
- Giảm đau bằng ngâm sáp hay nước xoáy.
- Vận động thụ động các khớp, nhất là khớp gân gót, vì khớp này khó di động bằng cử động chủ động. Kéo giãn gân cơ nếu có co rút.
- Tập di chuyển với gậy hay nạng nếu cần.
c. Chương trình tại nhà
Hướng dẫn người bệnh di động các khớp cổ chân và bàn chân bằng cử động chủ động và thụ động.
LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.