Trẹo đầu gối là một trong những chấn thương thường gặp, đặc biệt là đối với những người chơi thể thao. Để đầu gối nhanh phục hồi và tránh những biến chứng nguy hiểm thì cách chữa trẹo đầu gối.
Trẹo đầu gối là gì
Hầu hết trẹo đầu gối là trật ra trước khi gối duỗi quá mức; hầu hết trật gối ra sau hậu quả từ một lực đập hướng về phía sau vào đầu gần xương chày khi gối gấp nhẹ. Hầu hết trật gối do chấn thương nặng (ví dụ như tai nạn xe máy tốc độ cao), nhưng với chấn thương nhẹ (như bước vào hố và xoắn khớp gối) đôi khi có thể trât khớp gối, với các biến chứng mạch máu và thần kinh, đặc biệt là ở bệnh hoạn bệnh nhân béo phì.
Trẹo khớp gối luôn nguy hiểm
Các cấu trúc hỗ trợ khớp gối, gây ra sự mất vững
Mất vững khớp gối do tổn thương nặng dây chằng là nguyên nhân gây ra biến chứng hỏng khớp về sau.
Các cấu trúc khác thường bị thương tổn bao gồm
Động mạch khoeo (đặc biệt ở trật khớp ra trước)
Thần kinh mác và chày
Chấn thương động mạch khoeo có thể ban đầu chỉ gây tổn thương nội mạc do đó không gây thiếu máu cục bộ ngay đến khi động mạch trở nên bị tắc nghẽn. Không chẩn đoán được tổn thương động mạch có nguy cơ cao bị biến chứng thiếu máu chi, có thể dẫn đến cắt cụt.
Triệu chứng trẹo đầu gối
Triệu chứng trẹo khớp gối thường gặp ở người bệnh bao gồm:
- Sưng đỏ, biến dạng khớp có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Cẳng chân bị tổn thương có triệu chứng ngắn hơn và bị lệch khỏi vị trí ban đầu so với chân còn lại.
- Bất kỳ hoạt động nào liên quan đến vị trí khớp đầu gối đều gây triệu chứng đau dữ dội.
- Xuất hiện âm thanh ở khớp gối khi di chuyển
- Sưng, bầm tím đầu gối nghiêm trọng.
Cách chữa trẹo đầu gối
Tình trạng đau nhức, sưng, nóng đỏ khớp thường khiến người bệnh rất khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tàn tật rất cao. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), người trật khớp gối có nguy cơ cao bị tắc nghẽn mao mạch ở chân.
Để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, khi được chẩn đoán trật khớp gối người bệnh cần chú ý những điều sau:
1 Hạn chế vận động là điều người bị trật khớp gối nên làm
Hạn chế vận động là việc đầu tiên phải thực hiện khi bị trẹo đầu gối. Bởi càng di chuyển và sử dụng nhiều đến khớp gối thì tình trạng bệnh càng nặng. Người bệnh không nên tự ý nắn bóp, xoay lắc khớp vì làm như vậy sẽ khiến cho cấu trúc phần mềm quanh khớp bị tổn thương nhiều hơn. Người trật khớp gối cần ngồi im, cố định khớp gối bằng vải hoặc nẹp, đồng thời tránh các tác động bên ngoài lên khớp gối.
2 Chườm lạnh giúp khớp gối đỡ đau
Chườm lành là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau và giảm sưng cho người bị chấn thương. Cần chườm nhẹ nhàng để không làm tổn thương khớp gối.
3 Đưa người bị trật khớp gối tới cơ sở y tế uy tín
Sau khi được cố định khớp và chườm lạnh, người bệnh có thể không thấy đau nhưng vẫn phải đến cơ sở y tế để nắn chỉnh khớp trật. Trong quá trình đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bạn nên cố gắng giữ cố định khớp gối.
Để trật khớp gối nhanh hồi phục, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Có thể sử dụng các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như xương ống ninh nhừ, nấm, ngũ cốc, sữa… Hạn chế sử dụng chất kích thích sẽ giúp đầu gối mau lành, ngăn các biến chứng viêm khớp.