dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Các bài tập phục hồi chức năng gân gót nên áp dụng

Tag: điều trị viêm gân gót,gân asin,phục hồi chức năng gân gót chân,viêm gân gót,Viêm gân gót chân

Gân gót chân (còn được gọi là gân Achilles, Asin) là gân dài và dày nhất trên cơ thể con người, vị trí ở cuối cơ bắp chuối và gót chân. Nó đảm nhận nhiệm vụ tạo dáng đi vững chãi, hỗ trợ các động tác chạy, nhảy cao, leo trèo uyển chuyển, linh hoạt. Trong nội dung dưới đây HTC sẽ chia sẻ với các bạn về Các bài tập phục hồi chức năng gân gót. Qua đó cùng hiểu hơn về các chấn thương thường xảy ra với gân gót, biểu hiện, cách xử lý, cũng như trị liệu.

phục hồi chức năng gân gót

Các chấn thương gân gót phổ biến

Viêm đau gót chân

Viêm gân gót gồm có 2 loại: Viêm điểm bám gân gót có ảnh hưởng đến phần thấp nhất của gân – nơi mà gân bám dính vào mặt sau của xương gót chân; Viêm sợi gân là tình trạng viêm ở bất cứ vị trí nào khác trên gân, thường gặp ở những người trẻ, có xu hướng hoạt động thể lực, thể thao nhiều.

Các triệu chứng phổ biến của viêm gân gót chân gồm: Đau và cứng dọc theo gân vào buổi sáng, đau dọc theo gân hoặc phần gót khi vận động, đau nhiều vào ngày hôm sau khi vận động, gân có biểu hiện dày lên, xương gót chồi lên, sưng nề.

phục hồi chức năng gân gót

Đứt gân gót chân

Khi phải chịu tải một lực căng quá mức gân Asin có thể rách một phần hoặc đứt hoàn toàn. Việc tăng áp lực có thể là do: Tăng đột ngột cường độ khi chơi thể thao (nhất là có liên quan đến các động tác bật nhảy), chấn thương do rơi từ trên cao xuống và tiếp đất bằng gan bàn chân, chấn thương do bước hụt chân, bị viêm gân gót trong thời gian dài.

Một số yếu tố nguy cơ gồm:

  • Tuổi tác: chấn thương dạng này thường gặp nhiều nhất ở những người trong độ tuổi 30 – 40.
  • Giới tính: Hiện tượng đứt gân gót xảy ra ở nam giới cao gấp 5 lần so với chị em phụ nữ.
  • Thể thao: Những người tham gia các môn thể thao cường độ cao, liên quan đến chạy, nhảy, dừng đột ngột như bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt có nhiều nguy cơ bị đứt gân Asin.
  • Do dùng thuốc: Các loại thuốc tiêm chứa corticoid có thể gây suy yếu, xơ hóa tổ chức gân cũng như các phần mềm lân cận. Làm dụng một số loại thuốc kháng sinh cũng khiến gia tăng nguy cơ bị đứt gân Achilles.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn khiến áp lực gia tăng lên toàn bộ phần gót chân khi di chuyển.

Các triệu chứng đứt gân gót phổ biến gồm: Cảm giác đau như bị đá mạnh vào vùng dưới bắp chân xuất hiện một cách đột ngột; Đau khi đi lại hoặc đứng nhón bằng mũi chân; Sưng tấy ở quanh gót chân; Không có khả năng uốn cong bàn chân về phía gan bàn chân; Có âm thanh lộp bộp ở ngay thời điểm chấn thương.

phục hồi chức năng gân gót

Bài tập phục hồi chức năng gân gót chân

Bài tập tăng phạm vi chuyển động

Đây là các bài tập vận động nhẹ nhàng, chuyển động chậm rãi một cách có kiểm soát giúp tăng sức mạnh cũng như kéo căng mắt cá chân bị chấn thương, dùng để phục hồi chức năng gân gót.

Uốn cổ chân về phía trước: 

Đây là bài tập giúp người bệnh từ từ lấy lại khả năng đi bộ bình thường.

Đầu tiên bạn nằm trên sàn; Di chuyển mắt cá chân, hướng bàn chân về phía mũi của chân, tiếp tục kéo căng cho tới khi cảm thấy khó chịu hoặc không thể tiếp tục nghiêng ra phía sau. Các bạn giữ tư thế trong 15 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu, lặp lại 5 lần.

Uốn cổ chân về sau: 

Bài tập này giúp người bệnh lấy lại phạm vi chuyển động bình thường.

Đầu tiên đặt đầu gối duỗi thẳng trên mặt sàn, cổ chân để tự nhiên. Các bạn chỉ di chuyển phần mắt cá, uốn cong về phía ống đồng cho tới khi có cảm giác khó chịu hoặc không thể uốn thêm được nữa. Giữ yên tư thế trong 15 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu và thực hiện động tác 5 lần.

phục hồi chức năng gân gót

Xoay cổ chân ra ngoài, vào trong:

Bài tập này di chuyển cổ chân ra phía bên ngoài và vào bên trong cơ thể để mở rộng phạm vi chuyển động.

Đầu tiên để thẳng trên mặt sàn, các ngón chân hướng lên trên. Xoay mắt cá vào bên trong, để lòng bàn chân đối diện với chân kia, tiếp tục xoay cho đến khi không thể xoay thêm hoặc có cảm giác đau. Giữ yên trong 15 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu, lặp lại 5 lần.

Bài tập bảng chữ cái:

Bài tập phục hồi chức năng gân gót này này có tác dụng tăng khả năng di chuyển của bàn chân.

Người bệnh ngồi trên giường hoặc ghế và đưa chân ra ngoài. Di chuyển cổ chân để vẽ các chữ trong bảng chữ cái trên sàn, nền nhà.

Bài tập tăng tính linh hoạt

Sau chấn thương, các mô sẹo có thể hình thành xung quanh gân trong quá trình hồi phục. Cùng với việc người bệnh bị hạn chế vận động khiến cho gân và các cơ xung quanh bị căng. Bài tập tăng tính linh hoạt giúp kéo giãn cơ, người bệnh di chuyển thuận lợi hơn, phục hồi các mô bị tổn thương.

Bài tập đẩy cổ chân ra ngoài và vào trong:

Người tập ngồi trên ghế, đối diện với bàn. Đặt mặt ngoài của chân bị tổn thương vào chân bàn. Tiếp đó dùng lực để đẩy chân vào chân bàn để làm căng cơ. Khi thực hiện động tác các bạn không sử dụng khớp cổ chân.

Giữ yên tư thế trong 15 giây, thư giãn 10 giây, thực hiện 5 – 10 lần.

Bài tập tăng cường với dây co giãn:

Bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh cho các cơ ở xung quanh cổ chân cũng như mắt cá, hỗ trợ gân gót và khớp cổ chân.

Người bệnh ngồi trên ghế, đối diện với bàn. Buộc sợi dây thun co giãn ở xung quanh chân bàn, đặt dây thun ngang qua phần giữa của mu bàn chân.

Di chuyển cổ chân, hướng bàn chân về phía trước, đồng thời với đó giữ thẳng đầu gối, tiếp tục duỗi cho đến khi cảm thấy khó chịu hoặc không thể duỗi thêm. Giữ tư thế trong 2 giây sau đó trở về bình thường, lặp lại 5 – 10 lần.

Bài tập gập cổ chân với dây co giãn:

Bài tập phục hồi chức năng gân gót này giúp tăng cường cơ bắp chân và gân gót chân.

Người tập ngồi trên ghế, chân đưa ra phía trước, đầu gối thẳng. Vòng dây thun vào bên dưới bàn chân và giữ đầu dây còn lại bằng tay.

Di chuyển cổ chân đồng thời hướng bàn chân về trước trong khi vẫn giữ cho đầu gối thẳng. Lúc này người tập sẽ thấy căng cơ bắp chân, tiếp tục thực hiện cho đến khi có cảm giác khó chịu hoặc không di chuyển được nữa. Các bạn giữ trong 2 giây rồi trở về tư thế ban đầu, thực hiện 5 lần.

phục hồi chức năng gân gót

Bài tập tăng cường sức mạnh

Sau tập phục hồi phạm vi chuyển động và tăng cường tính linh hoạt thì người bệnh có thể chuyển sang các bài tập giúp tăng cường sức mạnh.

Bài tập nâng gót chân khi ngồi:

Bài tập này có tác dụng tăng trọng lượng cơ thể lên gót chân bị tổn thương, cải thiện sức mạnh cơ bắp và giúp cho người bệnh nhanh chóng trở lại với các hoạt động bình thường.

Các bạn ngồi trên ghế và để hai bàn chân chạm sàn nhà. Nâng phần gót ở bên chân bị thương lên càng cao càng tốt, nhưng vẫn giữ các ngón chân trên sàn nhà. Đặt bàn chân trở lại sàn nhà, thực hiện động tác 10 lần.

Bài tập chuyển trọng tâm sang chân bị thương:

Bài tập này giúp tăng cường khả năng chịu đựng chính trọng lượng cơ thể lên chân bị thương, giúp người bệnh mau lành hơn.

Các bạn đứng thẳng người trong khi giữ một vật cố định (tường hoặc bàn), chuyển 1 phần trọng lượng cơ thể lên chân bị thương. Giữ tư thế trong 15 giây, sau đó đặt trọng lượng cơ thể lên chân không bị tổn thương. Thực hiện động tác 5 – 10 lần.

Bài tập giữ thăng bằng

Chấn thương gân gót chân có thể ảnh hưởng tới khả năng năng giữ thăng bằng. Vì thế bài tập này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng đó.

Đầu tiên cần gấp khăn tắm thành hình chữ nhật và đặt trên sàn. Đứng trên khăn bằng chân bị thương. Từ từ nâng chân không bị tổn hại lên khỏi mặt sàn, và đứng trên chân bị thương. Giữ trong 15 giây, những ngày sau có thể dần dần năng lên 45 giây. Sau đó trở về tư thế bình thường và nghỉ ngơi.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

điều trị khớp gối ở đâu tốt tại hà nội

Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Các bài tập phục hồi chức năng gân gót nên áp dụng

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

3
25/10/2024
Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Hãy cùng XuongkhopHTC tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp điều trị giúp đẩy lùi cơn đau khớp gối hiệu quả nhé! Những dấu hiệu thường gặp của chứng nhức mỏi khớp gối Xuất hiện các cơn đau ở vùng gối và dưới đầu gối: Đau nhức khi cử...
Các bài tập phục hồi chức năng gân gót nên áp dụng

Khớp gối kêu lục cục: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

57
23/10/2024
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiện tượng khớp gối kêu lục cục - một vấn đề phổ biến nhưng không kém phần quan trọng. Tôi sẽ giải thích nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho tình trạng này. Khớp gối kêu lục cục là gì? Khớp gối kêu lục cục là hiện tượng phát ra tiếng "lục cục" hoặc "lạo xạo" khi bạn...
Các bài tập phục hồi chức năng gân gót nên áp dụng

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và cách điều trị

42
21/10/2024
Hôm nay, XuongkhopHTC sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống - một tình trạng phổ biến nhưng không kém phần khó chịu. Hãy cùng khám phá nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả nhé! Triệu chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là một tình trạng khá...
Các bài tập phục hồi chức năng gân gót nên áp dụng

Sưng khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

68
18/10/2024
Sưng khớp gối là bệnh gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi gặp phải tình trạng khó chịu ở khớp gối. Hãy cùng Xương Khớp HTC tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và phương pháp điều trị nhé! Giới thiệu về sưng khớp gối Sưng khớp gối là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người. Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong...
Fanpage
Zalo
Phone