dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Tag: chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm,thoát vị đĩa đệm,thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì,thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh có tỉ lệ mắc hàng đầu trong số các bệnh về cơ xương khớp và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp điều trị hiệu quả đã được chứng minh, HTC con chú trọng đến hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Vậy thoát vị đĩa đệm nên ăn và hạn chế gì để thúc đẩy quá trình hồi phục. Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung ngày hôm nay.

1. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, nên ăn các thực phẩm sau:

Các loại thực phẩm giàu Axit béo và Omega 3:

  • Khi đi vào cơ thể, axit béo Omega 3 sẽ biến đổi thành prostaglandin, có tác dụng ngăn cản các phản ứng viêm gây hại cho khớp, giảm triệu chứng đau mỏi. Vì vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, đậu nành, tôm, cua…
  • Lưu ý: Dùng với lượng vừa phải, chọn đồ ăn tươi sống, nấu chín kĩ, tránh lạm dụng quá đà.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C, D, E, K, Mg:

Vitamin C:

       

  • Vitamin C đóng vai trò trong việc hình thành sợi collagen trong đĩa đệm, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương do thoát vị đĩa đệm.
  • Thực phẩm giàu Vitamin C có thể kể đến: Trái cây (đu đủ, cam, dâu tây, xoài, dứa…); rau củ (bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn,…)

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Vitamin D:

  • Vitamin D giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình hấp thụ Canxi và P, hạn chế bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Thực phẩm giàu Vitamin D có nhiều trong các loại cá như: (cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, gan cá tuyết,…), hàu, tôm, trứng, nấm, ngũ cốc và bột yến mạch.

Vitamin E:

  • Vai trò của Vitamin E: Giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng đau nhức, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Thực phẩm giàu Vitamin E có thể kể đến: Cải bó xôi, củ cải xanh, xà lách,…Nhóm thực phẩm chứa vitamin E

Vitamin K:

  • Vai trò của Vitamin K: Giúp xương sử dụng đúng lượng canxi mà cơ thể cần, góp phần tạo ra sự cân bằng cho cơ thể, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Thực phẩm giàu Vitamin K có thể kể đến như: rau cải bó xôi, rau mùi, măng tây, cần tây, dưa chuột, cà rốt, trứng, trái cây sấy khô,…

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Magie:

  • Magie là nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể con người, hỗ trợ xương khớp hoạt động linh động, khỏe mạnh.
  • Thực phẩm giàu magie: Socola nguyên chất, bơ, đậu hũ, các loại hạt, các loại cá béo,…

Thực phẩm giàu canxi:

Canxi là một chất vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của xương khớp. Do tuổi tác, quá trình lao động hay thai sản mà hàm lượng canxi trong xương bị suy giảm, thiếu canxi xương khớp có thể mất tính dẻo dai và dễ bị thoái hóa. Vì vậy, việc bổ sung lương canxi bị thiếu hụt là rất cần thiết. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi như:

  • Các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai…
  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, cải bó xôi (rau bina), bông cải xanh,…
  • Các loại đậu như đậu phụng, đậu Hà Lan, đậu đen,…
  • Một số loài cá như cá hồi và cá mòi..
  • Những thực phẩm khác như tàu hũ, hạt vừng, bánh bắp, đường nâu.

Lưu ý: Bổ sung canxi dưới dạng hữu cơ, nếu cần bổ sung dưới dạng vô cơ thì nên tham khảo ý kiến Bác sĩ.

Glucosamine và Chondroitin:

  •  Đây là những chất quan trọng giúp tái tạo sụn khớp, tăng cường chất lượng bao xơ đĩa đệm. Bạn có thể tìm thấy những hợp chất tự nhiên này trong nước hầm xương ống hay sụn sườn của bò và dê.
  • Ngoài các tác dụng trên, Glucosamine còn có tác dụng phục hồi sợi collagen bên trong đĩa đệm bị tổn thương, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.

2. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, nên hạn chế các thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu chất đạm, các loại thịt đỏ

  • Thực phẩm giàu chất đạm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu… Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa và axit uric, làm gia tăng tình trạng viêm, không tốt cho đĩa đệm. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều những loại thực phẩm này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Trong quá trình tiêu hóa lượng thịt đỏ được hấp thụ, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều acid và cần canxi để trung hòa. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương khớp, gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, loãng xương…

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Thực phẩm chứa nhiều Purin

  • Thực phẩm chứa purin  như thịt gia cầm, nội tạng động vật (như tim, gan, phổi, ruột…), thịt lên men, cà muối, dưa muối, cá trích…. Purin khi nạp vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp, làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ  như gà rán, xúc xích, thịt nướng… không chỉ gây tăng cân, tạo áp lực lớn lên cột sống mà còn dẫn đến sự thiếu hụt canxi khiến xương trở nên yếu đi, gia tăng mức độ viêm và đau. Các chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm này sẽ thúc đẩy phản ứng viêm ở khớp xương, gây ra tình trạng sưng đau, ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.

Thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích

  • Thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu, thuốc là và cà phê có thể khiến bệnh tình diễn tiến trầm trọng hơn.

Song song với việc sử dụng các phương pháp cho điều trị thoát vị đĩa đệm thì áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cực kì quan trọng để thoát vị đĩa đệm được đẩy lùi !

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG MÃN TÍNH HIỆU QUẢ - AN TOÀN

95
19/12/2022
Đau lưng mãn tính là tình trạng đau thắt lưng kéo dài trên 3 tháng và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy đau lưng mãn tính làm thế nào để nhanh cải thiện tình trạng bệnh cũng như hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết...
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Đau gót chân Achilles: nguyên nhân và những phương pháp điều trị

108
19/12/2022
Đau gót chân Achilles là bệnh lý khá thường gặp, nhất là ở những vận động viên chuyên nghiệp. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến hoạt động đi lại hàng ngày, thể thao và vận động của người mắc. Nguyên nhân gây Đau gót chân Achilles Gân gót chân là nơi chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể và chịu nhiều...
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Hạn chế teo cơ sau phẫu thuật hiệu quả

93
19/12/2022
Teo cơ sau phẫu thuật là tình trạng suy giảm khối lượng cơ bắp, yếu cơ sau khi trải qua thời gian hạn chế vận động do bó bột. Với trường hợp teo nhẹ người bệnh có thể can thiệp bằng tập vật lý trị liệu, phẫu thuật và kết hợp với các biện pháp chăm sóc phục hồi sau chấn thương khác. Trường hợp nặng nếu không được...
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Xóa tan nỗi lo đau khuỷu tay do chơi tennis

103
19/12/2022
Chơi tennis là hoạt động luyện tập thể thao rất được nhiều người yêu thích hiện nay. Tuy nhiên chính người chơi thường than phiền về việc đau khuỷu tay do chơi tennis, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt trong cuộc sống. Dưới đây là một số cách để bạn phòng tránh và điều trị chấn thương này một cách hiệu quả. Các chấn thương khuỷu tay...
Fanpage
Zalo
Phone