ĐAU KHUỶU TAY DO CHƠI BÓNG RỔ

Đau khuỷu tay do chơi bóng rổ là tình trạng cũng khá phổ biến, đặc biệt với các động tác như ném rổ, chuyền bóng, block, hoặc chống tay khi ngã. Tùy vào mức độ và cơ chế chấn thương, có thể chia thành nhiều nguyên nhân khác nhau.

Cùng phòng khám HTC tìm hiểu nguyên nhân và các trường hợp đau khuỷu tay do chơi bóng rổ nhé.

đau khuỷu tay do chơi bóng rổ

Khuỷu tay là gì? Đau khuỷu tay do chơi bóng rổ như thế nào?

Khuỷu tay là bộ phận nối liền giữa cánh tay và cẳng tay. Khuỷu tay có khả năng cử động linh hoạt, xoay chuyển 180°. Đau khuỷu tay hay đau cùi chỏ là  tình trạng viêm điểm bám gân khuỷu tay, sưng đau hoặc rách, giãn hoặc đứt nhóm gân cơ duỗi tại khu vực nằm giữa cánh tay và cẳng tay làm ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động và cấu trúc của khớp khuỷu tay. 

Nguyên nhân đau khuỷu tay do chơi bóng rổ

  • Tập luyện sai kỹ thuật, đặc biệt với những bộ môn sử dụng kỹ thuật tay như bóng rổ,… Khi thực hiện các cú nâng bóng và xoay thì dễ bị chấn thương khuỷu tay nếu không thể kiểm soát được lực tốt hoặc cầm vợt quá nặng.
  • Không khởi động kỹ trước khi tập, khởi động sai cách, tập luyện cường độ cao trong một thời gian dài vượt quá giới hạn chịu đựng của khớp khuỷu tay hoặc bị té ngã, va đập mạnh,.. 

1. Viêm gân khuỷu tay (Tennis elbow / Golfer’s elbow)

  • Tennis elbow (viêm lồi cầu ngoài): Thường xảy ra khi bạn sử dụng quá mức các cơ duỗi ở cổ tay và cẳng tay.
  • Golfer’s elbow (viêm lồi cầu trong): Do căng thẳng lặp đi lặp lại lên các cơ gấp của cổ tay.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     

Đau khuỷu tay do chơi bóng bànTriệu chứng:

  • Đau ở mặt ngoài hoặc mặt trong khuỷu tay
  • Đau tăng lên khi nắm hoặc xoay cổ tay

 2. Chấn thương do vận động quá mức (Overuse injury)

Các môn thể thao có động tác lặp đi lặp lại như ném bóng, đẩy tạ, đánh cầu thường gây tổn thương vi mô đến các cơ, gân quanh khuỷu tay.

3. Căng cơ hoặc rách gân nhẹ

Căng cơ hoặc rách gân nhẹ quanh khuỷu tay thường xảy ra sau khi bạn vận động mạnh, tập luyện sai tư thế hoặc không khởi động kỹ.

Dấu hiệu của căng cơ hoặc rách gân nhẹ ở khuỷu tay:

 Đau nhói hoặc âm ỉ quanh khuỷu tay

  • Đau tăng khi duỗi hoặc gập cánh tay, xoay cổ tay, hoặc nâng vật nặng.

  • Vị trí đau thường nằm quanh gân cơ nối vào khuỷu tay (bên trong hoặc bên ngoài khuỷu).

 Cứng hoặc yếu cơ

  • Cảm giác căng cứng ở vùng cẳng tay hoặc khuỷu tay.

  • Yếu lực tay khi cầm, nắm đồ vật hoặc thực hiện động tác nâng.                                                                                                                                                                        đau nhức khuỷu tay do chơi bóng rổ

Sưng nhẹ hoặc nhạy cảm khi ấn vào

  • Có thể xuất hiện sưng nhẹ, mẩn đỏ hoặc nóng nhẹ ở vùng đau.

  • Khi chạm vào vùng gân bị ảnh hưởng, có thể cảm thấy đau nhói.

Hạn chế tầm vận động

  • Cảm giác khó duỗi hoặc gập tay hết mức.

  • Một số động tác thể thao quen thuộc (ném bóng, đánh vợt…) trở nên khó thực hiện.

 Cảm giác “giật nhẹ” hoặc “rát” bên trong khi vận động

  • Đặc biệt khi rách gân nhẹ, bạn có thể cảm thấy như có gì đó “đứt” hoặc “rụng” bên trong lúc xảy ra chấn thương.

4. Viêm bao hoạt dịch (Bursitis)

Bao hoạt dịch ở khuỷu tay có thể bị viêm do va chạm mạnh hoặc do tỳ đè quá lâu (chống tay lên bàn…).

Dấu hiệu ở khuỷu tay:

Sưng rõ rệt ở mặt sau khuỷu tay

  • Là dấu hiệu phổ biến nhất.

  • Vùng sưng có thể to bằng viên bi, quả bóng bàn, cảm giác mềm, có thể hơi lỏng lẻo khi chạm vào.

Đau âm ỉ hoặc khi đè lên khuỷu tay

  • Đau thường không dữ dội, nhưng khó chịu khi tỳ khuỷu tay lên bàn hoặc nằm nghiêng.

  • Đau tăng khi gập – duỗi tay quá mức.

Đỏ, ấm hoặc nóng vùng da quanh khuỷu tay (nếu có nhiễm trùng)

  • Nếu bao hoạt dịch bị nhiễm trùng (viêm mủ), vùng da sẽ đỏ, nóng, đau tăng, và có thể kèm sốt nhẹ, mệt mỏi.

Hạn chế vận động khuỷu tay

  • Gập duỗi khuỷu gặp khó khăn do sưng to hoặc đau.

Có thể cảm giác “nặng nề” ở khuỷu tay

  • Do túi dịch sưng to, bạn sẽ có cảm giác không thoải mái khi thả lỏng tay.

5. Thoái hóa khớp hoặc chấn thương xương khớp

Ở một số người chơi thể thao lâu năm, sụn khớp có thể bị thoái hóa hoặc có vết nứt nhỏ trong xương.

6. Dây thần kinh bị chèn ép (Ulnar nerve entrapment)

Dây thần kinh trụ đi qua khuỷu tay (vị trí hay gọi là “xương cùi chỏ”) có thể bị chèn ép, gây tê, đau lan xuống ngón tay út.

Cách xử trí nhanh khi bị đau nhức khuỷu tay do chơi thể thao

1. Chườm đá lạnh

Chườm đá có thể giúp vùng bị chấn thương giảm sưng tấy nhờ giảm bớt lượng máu tích tụ. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này trong vòng 48 giờ đầu sau khi bị thương. Để tránh bị bỏng lạnh, bệnh nhân nên bọc đá trong miếng vải mỏng và chườm lên vùng bị thương khoảng 15 – 20 phút.

2. Nghỉ ngơi

Trong thời gian nghỉ ngơi bạn nên hạn chế sử dụng cổ tay hoặc tập thể dục tác động đến tay để cổ tay có thời gian phục hồi.

3. Đeo đai hỗ trợ khuỷu tay

Các loại đai hoặc nẹp nhẹ giúp cố định khuỷu tay, giảm áp lực lên gân và cơ. Đặc biệt hữu ích với viêm gân, tennis elbow/golfer’s elbow.

4. Nâng cao tay hơn vị trí của tim

Nên để vùng cổ tay bị thương cao hơn tim để cải thiện lưu thông máu đến cổ tay. Điều này giúp vùng bị chấn thương giảm sưng, giảm bầm tím và nhanh lành hơn.

Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ là cách sơ cứu tạm thời với những chấn thương nhẹ. Nếu chấn thương có biểu hiện nghiêm trọng hơn như cổ tay sưng to, biến dạng, chạm nhẹ vào thấy căng cứng và đau nhức, không thể cử động được, bạn nên gặp bác sĩ để được tiếp cận các biện pháp y tế kịp thời.

Phòng ngừa chấn thương đau khuỷu tay khi chơi thể thao

Có thể phòng ngừa đau khuỷu tay do chơi thể thao bằng nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể:

  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ khuỷu tay: 
  • Nên vận động cổ tay thường xuyên: duy trì nắn bóp, xoay đều và nhẹ nhàng uốn cong khuỷu tay theo nhiều hướng. để giúp các bộ phận trong khuỷu tay được thư giãn, tăng độ dẻo dai cho dây chằng, tăng cường sức cơ và độ chắc khỏe cho xương.
  • Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Cần bổ sung thêm canxi, vitamin D và protein thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm chất chống oxy hóa, vitamin hoặc nhiều khoáng chất khác để cân bằng dinh dưỡng, cơ thể và hệ xương khỏe mạnh.
  • Khởi động: trước khi chơi thể thao bạn nên khởi động các động tác để cải thiện tính linh hoạt, kéo giãn dây chằng và hạn chế chấn thương.

Điều trị đau nhức khuỷu tay do bóng rổ hiệu quả tại HTC

Phòng khám HTC từ lâu đã là địa chỉ uy tín trong khám và điều trị các chấn thương do tập luyện. Với phương pháp điều trị gân cơ độc quyền HTC kết hợp với hệ thống máy móc đầu bảng như máy siêu âm nano, điện xung BTL, sóng xung kích shockwave, laser tần số cao…….đem lại hiệu quả điều trị cao, an toàn, chơi lại thể thao tốt sau điều trị.

Chữa đau khuỷu tay tốt ở Hà Nội

Lý do khách hàng lựa chọn điều trị tại HTC

  • Thời gian điều trị: 60-90 phút, không cần nghỉ làm. 1 tuần 2-3 buổi để gối phục hồi tự nhiên.
  • Hiệu quả cao, phục hồi nhanh, đi lại, hoạt động dễ dàng sau điều trị
  • An toàn, không tác dụng phụ
  • Kết quả duy trì lâu dài sau điều trị
  • Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người
  • Cam kết bảo hành tùy theo tình trạng bệnh lý từ 1-5 năm không tái phát

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH KHÁM, VUI LÒNG ĐĂNG KÝ TẠI:

    • PHÒNG KHÁM XƯƠNG KHỚP HTC
    • HOTLINE: 096.369.1010
    • ĐỊA CHỈ: SỐ 10 LÊ QUÝ ĐÔN, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
    • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần, từ 7h30-20h30

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *