Lòng bàn chân bị đau sau khi ngủ dậy thường gặp ở người bị viêm cân gan bàn chân. Một số trường hợp khác bị đau do viêm khớp, tổn thương mô mềm do chấn thương hoặc gai xương. Điều này có thể gây khó chịu cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số trường hợp đau do viêm tiến triển cần được điều trị theo chỉ định.
Nguyên nhân đau lòng bàn chân sau khi ngủ dậy
1. Viêm cân gan bàn chân
Viêm cân gan bàn chân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau gót chân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Cân gan chân là một dải gân cơ bám từ các chỏm хương bàn đến хương gót giúp bàn chân có độ nhún ᴠà duу trì độ cong ѕinh lý của bàn chân. Cân gan bàn chân giúp giảm nhẹ trọng lực dồn хuống bàn chân khi ᴠận động. Từ đó, nó giúp ᴠiệc đi lại dễ dàng hơn, bảo ᴠệ các khớp,… Viêm cân gan bàn chân là tình trạng viêm của cân gan bàn chân, dẫn đến đau nhức lòng bàn chân và gót chân.
Các triệu chứng viêm cân gan chân thường gặp:
- Đau: Các cơn đau xuất hiện nhiều ở phần gót chân, có thể đau buốt, đau nhói (đau sắc nét) hoặc đau âm ỉ. Người bệnh thường đau lúc sáng sớm vì bàn chân giữ ở tư thế gấp về phía gan bàn chân trong suốt một đêm, khiến cân gan chân bị co ngắn lại. Lúc ngủ dậy, người bệnh đặt bước chân đầu tiên xuống đất, khiến cân gan chân bị kéo căng, gây đau nhiều. Trong các bước đi kế tiếp, cảm giác đau sẽ giảm bớt dần tới khi không còn thấy đau nữa. Tuy vậy, triệu chứng này có khả năng xuất hiện lại trong ngày do đi lại nhiều hoặc đứng quá lâu. Các cơn đau có thể tái đi tái lại nhiều lần, lâu dài xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi, cảm giác đau lan tỏa gân hết lòng bàn chân.
- Sưng, bầm tím ở gan bàn chân.
Nếu bị viêm cân gan bàn chân, người bệnh cần được điều trị y tế hoặc vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng và phục hồi khả năng vận động.
2. Gai gót chân
Đôi khi gai gót chân khiến bệnh nhân bị đau lòng bàn chân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Thông thường gai xương phát triển ở mặt dưới hoặc phía sau gót chân do lắng tụ canxi. Các gai xương thường có hình móc câu, nhọn, kéo dài từ gót chân đến vòm bàn chân, kích thước lên đến 1.5cm.
Gai gót chân thường không được nhìn thấy bằng mắt thường, có thể gây đau hoặc không. Tuy nhiên theo thời gian, gai xương ảnh hưởng đến các bộ phận khác của bàn chân, chẳng hạn như dây thần kinh và các mô khác trong khu vực. Điều này gây đau đớn dữ dội, đặc biệt là vào buổi sáng khi ngủ dậy.
3. Viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles có thể khiến bệnh nhân bị đau lòng chân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đặc biệt là khi thực hiện những bước đi đầu tiên. Bệnh lý này xảy ra khi gân nối xương gót và cơ bắp chân bị viêm hoặc kích thích. Viêm gân Achilles thường gặp ở những bệnh nhân sử dụng gân gót chân quá mức, như chạy hoặc nhảy liên tục, tiếp đất không đúng kỹ thuật.
Bệnh nhân bị viêm gân Achilles cần nghỉ ngơi và phục hồi chức năng theo chỉ định. Tránh những hoạt động gắng sức khi bị thương để ngăn ngừa đứt gân Achilles.
4. Chấn thương
Đôi khi sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân là hậu quả của chấn thương vào ngày hôm trước. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh tiếp đất từ trên cao hoặc không đúng kỹ thuật, chạy chân trần hoặc mang giày không vừa vặn, hoạt động thể chất gắng sức… khiến các mô bị tổn thương.
Tùy thuộc vào thương tổn, cơn đau có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ. Đau lòng bàn chân do chấn thương thường kèm theo những biểu hiện sau:
- Sưng
- Ửng đỏ hoặc bầm tím
- Đau khu trú ở một vị trí hoặc đau toàn bộ lòng bàn chân
- Đau tăng hoặc đột ngột đau khi bước xuống giường vào buổi sáng
- Rát hoặc nóng xung quanh khu vực bị ảnh hưởng
Khắc phục tình trạng đau lòng bàn chân sau khi ngủ dậy
Tùy thuộc vào nguyên nhân, đau nhói ở lòng bàn chân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy thường kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu. Chẳng hạn như sưng, mềm, co cứng hoặc co thắt, hạn chế vận động, giảm chức năng của bàn chân… Một số trường hợp nặng, đau không giảm sau chăm sóc cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Những biện pháp khắc phục tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân gồm:
1. Chườm lạnh
Chườm lạnh có thể làm dịu các mô gót chân bị viêm và giúp giảm đau ngay lập tức. Chườm lạnh có tác dụng co mạch, giảm máu lưu thông đến vùng bị thương, gây tê, giảm đau và giảm viêm sưng hiệu quả. Khi áp dụng, bọc túi đá trong vải nhỏ, đặt lên chân từ 15 – 20 phút mỗi lần. Lặp lại biện pháp chườm lạnh 2 – 3 lần 1 ngày để cải thiện triệu chứng.
2. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Một số thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác như gan, thận, dạ dày.
3. Điều trị y tế
- Điều trị vật lý trị liệu: Giúp tăng cường sự dẻo dai và đàn hồi của các cơ, tăng cường khả năng lưu thông máu đến các khớp, giảm áp lực lên các khớp xương.
- Áp dụng phương pháp phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị gãy xương và bệnh ở mức độ nặng, dễ phát sinh biến chứng.
Cách điều trị hiệu quả cho tình trạng đau lòng bàn chân sau khi ngủ dậy
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các triệu chứng đau lòng bàn chân sau khi ngủ dậy, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)