Gãy xương bàn chân do căng thẳng, giãn/ đứt dây chằng cổ chân, đứt gân gót… là các chấn thương bàn chân thường gặp. Tùy thuộc vào lực tác động và vị trí tổn thương, các chấn thương có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, cần can thiệp ngoại khoa để hạn chế biến chứng. Vì thế người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị khi có bất thường.
Chấn thương bàn chân là gì?
Chấn thương bàn chân thể hiện cho những vấn đề ở gân, cơ và các xương thuộc bàn chân, cổ chân dẫn đến mất tính ổn định, giảm chức năng nâng đỡ cơ thể và những chuyển động liên quan. Chấn thương ở vị trí này có thể bao gồm giãn hoặc đứt dây chằng, trật khớp, gãy xương…
Tương tự như chấn thương cổ tay và một vài vị trí khác trên cơ thể, chấn thương bàn chân thường xảy ra trong khi chơi thể thao, lao động, té ngã. Điều này khiến dây chằng căng giãn quá mức, các xương lệch khỏi cấu trúc ban đầu hoặc nứt gãy. Ngoài ra chấn thương cũng có thể xảy ra từ các hoạt động thông thường, đặc biệt là những người có hệ xương khớp suy yếu do thoái hóa hoặc loãng xương, người có cân nặng dư thừa. Bởi khớp cổ chân và bàn chân là bộ phận nâng đỡ và chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng cơ thể.
Chấn thương bàn chân thường nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm, những chấn thương này có thể được chữa khỏi, bệnh nhân phục hồi chức năng và không gặp biến chứng trong tương lai.
Nguyên nhân gây chấn thương bàn chân
- Thừa cân béo phì: Trọng lượng tăng cao làm tăng áp lực lên cổ chân, cẳng chân và bàn chân.
- Xương khớp suy yếu: Do chế độ ăn uống nghèo nàn, mắc bệnh loãng xương và một số bệnh khác
- Tuổi tác: Xương khớp và các dây chằng hỗ trợ bị lão hóa theo thời gian. Vì thế người lớn tuổi sẽ có nguy cơ chấn thương bàn chân cao hơn so với thông thường.
- Vận động viên: Chấn thương bàn chân thường xảy ra ở những vận động viên nhảy cao, nhảy xa, chạy nước rút… Bởi những chuyển động lặp đi lặp lại và lực tác động khi chạy, nhảy làm tăng áp lực lên bàn chân và cổ chân, khiến các bộ phận bên trong bị căng thẳng quá mức.
Các chấn thương bàn chân thường gặp
Có nhiều chấn thương bàn chân và cổ chân. Dưới đây là những chấn thương thường gặp và các dấu hiệu nhận biết.
1. Gãy xương bàn chân do căng thẳng
Gãy xương bàn chân do căng thẳng cũng có thể xảy ra từ các hoạt động bình thường của các xương thuộc bàn chân. Điều này thường gặp ở những người thừa cân béo phì, có xương khớp suy yếu do một số bệnh lý như gãy xương.
Gãy xương bàn chân do căng thẳng thường gây ra những triệu chứng sau:
- Không đau hoặc không rõ ràng trong giai đoạn đầu
- Đau tăng và rõ ràng theo thời gian
- Đau ở điểm gãy
- Cơn đau giảm nhẹ khi nghỉ ngơi
- Sưng tấy quanh khu vực bị đau
2. Gãy xương cổ chân
Gãy xương cổ chân còn được gọi là gãy mắt cá chân – một dạng chấn thương bàn chân và cổ chân phổ biến. Chấn thương này là tình trạng gãy một hoặc nhiều xương thuộc khớp mắt cá chân.
Tùy thuộc vào lực tác động và mức độ tổn thương, gãy mắt cá chân có thể chỉ là một vết nứt nhỏ của một xương hoặc gãy hoàn toàn ở một hoặc nhiều xương. Điều này gây biến dạng cổ chân, tạo cảm giác đau nhức nghiêm trọng, người bệnh không thể đi lại và đứng vững trên chân tổn thương.
Một số triệu chứng khác:
- Bầm tím
- Sưng tấy
- Đau nghiêm trọng và co thắt bên trong khi ấn hoặc chạm vào
Gãy xương cổ chân xảy ra khi bàn chân và mắt cá chân xoắn hoặc xoay, vấp ngã, tai nạn xe, chấn thương khi chơi thể thao…
3. Trật khớp cổ chân
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trật khớp cổ chân:
- Đau mắt cá chân
- Bầm tím hoặc đỏ
- Sưng mắt cá chân
- Khớp không ổn định
- Ngứa ran hoặc tê
- Yếu cơ
- Cứng khớp
- Không thể đứng trên chân bị tổn thương
4. Giãn, đứt dây chằng cổ chân
Chấn thương xảy ra khi bàn chân bị xoắn đột ngột, xoay vào trong hoặc lệch sang một bên do té ngã, có một lực tác động mạnh từ bên ngoài. Giãn, đứt dây chằng cổ chân thường gặp ở những người chơi thể thao, chạy đường dài, tiếp đất sau nhảy xa hoặc nhảy cao.
Các dấu hiệu giúp nhận biết dây chằng cổ chân bị đứt/ giãn:
- Đau nhức đột ngột và dữ dội
- Có cảm giác co thắt và đau tận sâu bên trong
- Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi cố gắng xoay cổ chân hoặc đứng dậy
- Đau giảm nhẹ khi nâng cao chân và nghỉ ngơi
- Bầm tím và sưng tấy
- Sờ thấy ấm nóng
- Có cảm giác lỏng lẻo
- Yếu cơ
- Mất cân bằng nhất thời
- Hạn chế phạm vi chuyển động
5. Đứt gân gót
Đứt gân gót còn được gọi là đứt gân Achilles. Đây là một dạng chấn thương thường gặp làm ảnh hưởng đến mặt sau của chân, gây đau gót chân và cổ chân. Gân Achilles là một dải mô liên kết dài và rộng, nối gót chân với bắt chân.
Người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:
- Xuất hiện tiếng kêu lộp độp ngay khi chấn thương xảy ra
- Cảm giác như có vật nặng tác động vào bắp chân
- Đau nhức nặng nề
- Sưng gần gót chân
- Không có khả năng chuyển động bàn chân
- Không thể đứng trên chân bị thương
Chấn đoán chấn thương bàn chân
Trong quá trình thăm khám sức khỏe, người bệnh sẽ được đề nghị mô tả chấn thương và đặc điểm đau nhức. Ngoài ra bác sĩ quan sát, sờ hoặc ấn tại một số vị trí trên bàn chân và cổ chân để đánh giá mức độ đau nhức và kiểm tra các biểu hiện đi kèm như sưng, bầm tím, biến dạng chân…
Một số xét nghiệm hình ảnh được chỉ định bao gồm:
- Siêu âm
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Chụp Xquang
- Chụp cắt lớp vi tính CT
Chấn thương bàn chân được điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, chấn thương bàn chân có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc các phương pháp bảo tồn.
1. Điều trị không phẫu thuật
Đối với những chấn thương nhẹ, không có gãy xương hoặc đứt gân, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị với các phương pháp dưới đây:
- Nghỉ ngơi
- Chườm đá
- Nắn xương
- Cố định cổ chân và bàn chân
- Vật lý trị liệu
2. Phẫu thuật
Nếu bị gãy xương, đứt dây chằng cổ chân hoặc đứt gân gót, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị sau chẩn đoán. Phương pháp này có tác dụng nối xương, tạo hình lại dây chằng. Đồng thời điều chỉnh cấu trúc ổ khớp và tăng khả năng phục hồi chức năng sau điều trị.
Một số trường hợp dưới đây cũng được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật:
- Không đạt hiệu quả sau 6 – 12 tuần điều trị bảo tồn
- Trật khớp cổ chân (mức độ vừa đến nặng)
- Giãn dây chằng nghiêm trọng, không thể phục hồi
Phòng ngừa chấn thương bàn chân
Một số điều cần lưu ý giúp phòng ngừa chấn thương bàn chân:
- Thường xuyên thực hiện các động tác kéo giãn để tăng cường cơ bắp chân, tăng cường độ dẻo dai của dây chằng quanh bàn chân và cổ chân. Từ đó ổn định cấu trúc khớp và hạn chế tổn thương.
- Thay đổi các bài tập, hạn chế chơi những môn thể thao có cường độ và tác động mạnh như nhảy cao, nhảy xa, chạy đường dài. Nên bơi lội, đi xe đạp, yoga và đi bộ.
- Tránh chạy nước rút hoặc chạy trên những mặt phẳng gồ ghề để hạn chế tác động xấu lên bàn chân.
- Tránh chơi các môn thể thao mạo hiểm, dễ té ngã để hạn chế chấn thương.
- Không nên tăng cường độ đột ngột khi vận động và chơi thể thao. Tăng khoảng cách, tần suất và thời lượng luyện tập không quá 10% hàng tuần.
- Thận trọng trong các hoạt động để hạn chế chấn thương bàn chân.
- Cân bằng giữa thời gian vận động và nghỉ ngơi, nên dành thời gian thư giãn để giảm áp lực lên các khớp. Tránh vận động quá mức hoặc lao động nặng trong thời gian dài.
- Nên chọn những đôi giày vừa vặn, đế thấp và có miếng lót khi sinh hoạt và chơi thể thao.
- Duy trì thói quen tập thể dục 4 – 5 buổi/ tuần, từ 30 – 60 phút/ buổi. Điều này giúp duy trì sự dẻo dai của các cơ và chức năng của hệ xương khớp.
- Giữ trọng lượng khỏe mạnh, giảm cân khi có trọng lượng dư thừa.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe tổng thể và độ chắc khỏe của các xương. Đặc biệt, nên ăn nhiều các loại thực phẩm tốt cho
Cách điều trị hiệu quả cho Chấn thương bàn chân
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa Chấn thương bàn chân, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.