Chữa đau lưng hiệu quả cao tại Hà Nội bằng phục hồi chức năng

Chứng đau thắt lưng là một chứng rất thông thường như cảm cúm có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động hàng ngày và lao động của bệnh nhân. Vì cơ cấu đặc biệt của vùng lưng có chức năng chịu đựng mọi áp lực và sức nặng do hoạt động mang đến cho nên chứng đau lưng này có quan hệ mật thiết với chức năng lao động của bệnh nhân. Vậy tại Hà Nội chữa đau lưng ở đâu tốt. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

CHỨC NĂNG BẤT BÌNH THƯỜNG CỦA CỘT SỐNG LƯNG GÂY ĐAU

Đây là chức năng sai lệch dẫn đến chứng đau, sai lệch trong thế nghỉ hoặc trong thế vận động hoặc trong cả hai và chứng đau bắt nguồn từ các cơ biết đau là:

  • Dây chằng trước.
  • Đốt sống
  • Dây chằng sau.
  • Rễ thần kinh.
  • Mặt khớp liên đốt.

Các cơ cấu biết đau bị kích thích bởi chức năng sai lệch này.

1. Chức năng sai lệch trong thế nghỉ

Góc cùng – thắt lưng gia tăng theo sự gia tăng của độ ưỡn sinh lý, chức năng sai lệch này có thể nhận thấy trên đa số trường hợp đau thắt lưng như:

  • Tư thế xấu.
  • Thai nghén.
  • Cơ lưng và cơ bụng yếu.
  • Lỗ liên đốt cùng – thắt lưng hẹp lại.
  • Cơ bắp co rút.

2. Chức năng sai lệch trong thế vận động

Chứng đau xảy ra trong lúc cột sống di động là do sự kích thích các cơ cấu biết đau bởi một cột sống lưng có tật cơ cấu hoặc bởi một cột sống lưng bình thường nhưng hoạt động trong điều kiện không bình thường.

a. Hoạt động bình thường và một cột sống lưng bị tật cơ cấu

Tật nơi cột sống lưng gồm có:

  • Mặt khớp liên đốt không thẳng, như trong trường hợp gập lưng thì khi cử động, các mặt khớp sẽ chạm và cọ vào nhau gây chứng đau, thay vì chỉ trượt một cách nhẹ nhàng trong trường hợp mặt khớp song song và thẳng nhau, chứng đau xảy ra chẳng những trong cử động gập mà còn trong tư thế gập trở lại tư thế thẳng lưng.
  • Cơ dựng lưng bị co rút (spasm) hiện tượng này gây trở ngại cho cột sống lưng và đặc biệt là cho việc chuyển từ độ ưỡn thẳng sang độ cong hoàn toàn một cách nhẹ nhàng khi gập cột sống lưng với độ ưỡn được duy trì, các cơ cấu như dây chằng cột sống sau, bao khớp bị kéo giãn.
  • Nếu ngang đốt sống lưng 5 dính vào xương chậu, khiến vận động bình thường giữa đốt sống lưng 5 và xương thiêng, được chuyển sang đốt sống lưng 4 và đốt sống lưng 5, nơi mà bình thường chỉ phụ trách 30% tầm độ của cử động gập.

Tật nơi xương chậu gồm có:

  • Một hoặc cả hai khớp háng bị giới hạn tầm hoạt động vì bất cứ lý do nào, gây trở ngại cho việc quay xương chậu do đó khớp còn có sự phối hợp giữa cột sống lưng và xương chậu nữa, khiến cử động gập bị giới hạn và cử động này sẽ dồn lên cột sống lưng.
  • Cơ ba đầu đùi bị co rút vì tư thế hoặc bị bệnh làm hạn chế việc quay xương chậu ra phía sau, do đó cử động gập cột sống lại dồn lên phía cột sống, cột này muốn có tầm gập hữu hiệu lại phải kéo giãn dây chằng sau ra, gây chứng đau.

b. Hoạt động không bình thường với một cột sống lưng bình thường

Cột sống lưng bình thường nhờ sức co của cơ lưng có thể chịu đựng những sức mạnh kinh khủng thể hiện qua việc lao động nặng. Nhưng nếu sức mạnh do lao động mang đến vượt mức chịu đựng của các cơ lưng, thì áp lực kéo giãn sẽ ảnh hưởng đến các cơ cấu dây chằng, bao khớp gây nên chứng đau.

Do đó cột sống lưng chỉ bị đau khi:

  • Phải chịu đựng một sức nặng quá độ.
  • Phải chịu đựng một sức nặng vừa phải nhưng để xa cột sống.
  • Phải chịu đựng một sức nặng vừa phải nhưng trong một thời gian quá lâu.

c. Hoạt động bình thường với một cột sống không chuẩn bị

Khi cơ thể của chúng ta muốn thâu nhận và chịu đựng một sức nặng, trước hết ta phải ước lượng sức nặng đó, sau đó chuẩn bị trọng lực và cường độ cơ tương ứng với sức nặng.

Nếu việc chuẩn bị cơ quá mạnh thì vật nặng sẽ dội lại, nhưng nếu việc chuẩn bị quá yếu vật nặng sẽ gây áp lực giãn trên cơ, dây chằng, bao khớp, những người bị mệt, hoặc lơ đãng, lo âu vội vã có thể đau lưng khi làm việc nặng, vì không chuẩn bị trương lực và cường độ co cơ kịp thời khi va chạm với sức nặng.

NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN

Khi được gửi đến phục hồi chức năng, người bệnh có chứng đau thắt lưng cần được ước lượng chu đáo, cần khám phá ra chức năng bất bình thường gây đau, cần hiểu rõ cơ chế gây đau để sau đó mới thiết lập một chương trình vật lý trị liệu có lý, có căn bản khoa học, uyển chuyển và mềm dẻo tuỳ theo bệnh, tuỳ theo bệnh nhân, tuỳ theo cơ chế gây đau và tránh áp dụng máy móc các chương trình đã học.

1. Bệnh sử

Qua bệnh sử người bệnh đau thắt lưng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng cần xác nhận:

  • Vị trí, tính cách, thời gian đau: phân biệt vùng đau gốc và vùng đau lan, ước lượng tâm lý của bệnh nhân và sức chịu đựng đối với cơn đau.
  • Lúc nào đau và sự liên hệ giữa cơn đau và nghề nghiệp của bệnh nhân.
  • Đau thế nào, trong lúc nghỉ hay lúc cử động, tìm ra cơ chế gây đau.

2. Tư thế

Ở đây chúng ta nên ghi chú và nhận xét tư thế tự nhiên của người bệnh chứ không thể tư thế do người bệnh sửa chữa và tạo ra để che giấu các tật. Ta nên xét tầm độ của 3 đường cong sinh lý lộ trình của đường trọng lực đi nang qua cột sống, xương chậu và hạ chi. Nên lưu ý các dấu vẹo của cột sống và độ ưỡn của cột sống..

3. Vị trí cân bằng của xương chậu

Cần được xác nhận qua chẩn đoán vì vị trí này làm nên nền tảng cho các đường cong, ưỡn, vẹo của cột sống. Vị trí thăng bằng của xương chậu, vị trí của hai gai trước trên và sau, trên chiều dài của hai chân.

4. Tầm độ hoạt động của đốt sống lưng

Tất cả các cử động gập – duỗi – nghiêng bên cột sống lưng nên được đo có thể bằng thước dây hay bằng thước đo độ.

5. Sự co thắt của cơ hai bên cột sống lưng và cơ ụ ngồi

Với tư thế người bệnh nằm sấp ấn chân và xoa bóp và các cơ nếu trên xác nhận tình trạng co thắt của các cơ và những điểm gây đau. Chẩn đoán này đòi hỏi kinh nghiệm và trở thành dễ dàng khi kỹ thuật viên vật lý trị liệu quen phân biệt cơ co thắt và cơ không co thắt.

6. Quan sát sự nhịp nhàng của nhịp điệu lưng chậu

Người bệnh yêu cầu đứng đầu gối thẳng và chậm rãi cúi xuống và duỗi lên, đồng thời cũng cho biết lúc đau trong cử động trên. Về phần cột sống, nên quan sát xem việc chuyển từ độ ưỡn sang độ cong và ngược lại có tiến hành một cách nhịp nhàng không và phần xương chậu cũng nên xem doi xương chậu có quay song song với cử động duỗi gập của cột sống lưng không. Trong việc quan sát này, người ta có thể quan sát tình trạng cơ thắt của cơ ụ ngồi và tình trạng vẹo nhẹ của cột sống lưng mà trong thế đứng có thể không được thấy.

7. Nghiên cứu hồ sơ bệnh lý nếu có

Xem Xquang lưng, tiền căn.

SỬA CHỮA CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ GIỚI GÂY ĐAU

Khi chúng ta hiểu rõ chức năng sai lệch của vùng lưng chậu khi nắm vững tư thế hoặc cử động nào gây đau, khi hình dung được tư thế hoặc cử động đó gây đau bằng cơ chế nào, chúng ta thấy rõ nguyên do cơ khí gây đau và sửa chữa.

1. Nếu góc cùng thắt lưng tăng và độ ưỡn tăng

Khởi đầu bằng tư thế nằm ngửa, đầu gối và háng gập (đầu nằm trên gối) cần cho người bệnh nắm vững vận động nghiêng xương chậu, nên tập từ dễ đến khó. Bảo người bệnh lấy lưng đè xuống mặt giường, hoặc để tay người bệnh dưới lưng và bảo người bệnh lấy lưng đè lên tay.

Sau đó nghiêng xương chậu tiếp tục bằng cách đưa mông lên cao và giữ mông thôi chứ không có đưa lưng lên. Việc nghiêng xương chậu được thực hiện đều đặn

Tiến đến một giai đoạn nữa là cho người bệnh nghiêng xương chậu với hai chân duỗi ra và cần chú ý cột sống lưng không ưỡn ra phía trước.

Sau cùng tập nghiêng xương chậu trong thế đứng, lưng quay vào tường.

2. Nếu cơ bụng yếu

Vận động tập mạnh cơ bụng được áp dụng :

  • Tập cuốn thân người lên: trong thế nằm, đầu gối và háng trong tư thế gập, người bệnh cuốn thân người lên với mục đích đem mũi đến gần đầu gối.
  • Tập cuốn thân người lại tư thế ngồi sang tư thế nằm, tay vịn trên hai gối, thả người ra phía sau. Lối tập này áp dụng khi cơ bụng quá yếu không thể tập lối nêu trên được.

3. Nhóm cơ dựng lưng co thắt

Tập kéo dãn cơ lưng:

  • Khởi đầu tập kéo giãn một bên rồi sang bên khác: người bệnh nằm ngửa hai tay nắm lấy một đầu gối, kéo đầu gối về phía vai cùng bên.
  • Sau đó kéo cả hai đầu gối cùng lúc lên sát ngực một cách đều đặn.
  • Vận động cơ bụng.
  • Có thể tập trong tư thế ngồi, hai chân co lại và dang ra, gập thân mình xuống giữa hai chân.

4. Cơ ụ ngồi co thắt

Tập kéo giãn cơ ụ ngồi . Nên lưu ý sự co thắt đây là do cơ co rút lâu ngày chứ không phải là phản ứng viêm thần kinh toạ, trường hợp sau này không có chỉ định kéo giãn cơ ụ ngồi.

Khi giãn cùng một lúc hai cơ có thể tây phản ứng đau nên việc kéo giãn chỉ thực hiện cho từng cơ một. Người bệnh được đặt trong thế ngồi, một chân duỗi thẳng (chân có cơ ụ ngồi được kéo giãn) một chân co lại và đầu gối dang ra, người bệnh sau đó được chỉ dẫn cúi người xuống, lấy tay sờ ngón chân cái của chân duỗi.

5. Nhóm cơ gập hông co thắt

Vận động kéo giãn nhóm cơ gập hông

Mục đích ở đây là làm sao kéo giãn nhóm cơ gập hông (cơ thắt lưng – chậu) mà không làm tăng độ ưỡn của cột sống lưng. Vì thế trước khi tập người bệnh phải biết nghiêng xương chậu để giữ cột sống lưng cho bằng phẳng.

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn các tư thế kéo giãn nhóm cơ này do chính người bệnh thực hiện.

6. Xương chậu nghiêng

Tập giãn cơ cấu ngang của cột sống

  • Sửa chữa bằng giầy tật: tăng độ dầy của gót giầy phía chân bị ngắn để giữ cho xương chậu bằng lại.
  • Kéo giãn các cơ cấu cơ dây chằng, bao khớp bên phía lõm của cột sống bị cọt. Người bệnh ở tư thế đứng với xương chậu quay ra phía sau, cách tường độ 5060cm, phía bị co rút cùng bàn với phía tường người bệnh lấy tay chống vào tường và nghiêng người đẩy đường trọng lực về phía tường và do đó các cơ cấu cơ, dây chằng ở một bên cột sống lưng và cơ căng cân đùi (fascialata) được kéo giãn.

7. Sử dụng chất nóng

Sức nóng ở đây chỉ có hai mục đích .

  • Giảm đau.
  • Bớt co thắt của cơ lưng.

Do người bệnh ở trong điều kiện dễ dàng để tập vận động sức nóng ấm và sức nóng sâu thích hợp trong các trường hợp đau lưng.

8. Kéo xương chậu

Kéo xương chậu cũng nhằm hai mục đích:

Bớt sự co thắt của cơ dựng lưng.

Giảm tình trạng ưỡn của cột sống lưng.

Kỹ thuật kéo cũng cần được nắm vững hướng kéo phải xéo 45 độ, mặt giường mới quay xương chậu ra phía sau và bớt độ ưỡn của cột sống lưng được và đầu người bệnh phải thấp để duy trì một lực đi ngược lại với lực kéo chân khá nguy hiểm vì nó tạo áp lực kéo trên khớp đầu gối và khớp háng mà không làm giảm độ ưỡn của cột sống lưng.

9. Sửa lại tư thế cho đúng

  • Tư thế lưng bằng (flat back) và xương chậu nghiêng ra phía sau: tập giữ thế khi làm việc nặng hoặc khi ngồi lâu
  • Khi cúi xuống đầu gối phải gập lại, cơ ụ ngồi không giới hạn việc nghiêng của xương chậu.
  • Khi phải đứng lâu và hơi khom người: nên giữ đường trọng lực đúng ngay khớp háng và trục của chân bằng cách giữ cột sống lưng cho thẳng và có thể có một chân để lại cơ chậu thắt lưng khỏi kéo cột sống lưng ra phía trước.
  • Ngồi lâu phải ngồi cho đúng tư thế.
  • Diện tích ngồi phải rộng, chân ghế phải cao vừa đủ cho chân chạm đất và tựa lưng giữ cột sống lưng cho thắng, không có cơ bị kéo giãn
  • Tránh ngồi ghế quá thấp: cơ ụ ngồi bị kéo giãn, cột sống ưỡn về phía trước.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng tốt nhất tại hà nội

Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *