PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BÀN TAY HIỆU QUẢ

Bàn tay là công cụ đặc biệt giúp chúng ta thực hiên được các hoạt động sống hàng ngày. Mức độ cảm nhân cao nhất của bàn tay đó chính là “nhìn” mà không cần sử dụng tới con mắt. Chúng ta có thể sử dụng bàn tay để sở và tạo nên các cử chỉ, do vậy có thể biểu lộ được cảm xúc của mình. Người điếc và người câm có thể giao tiếp với mọi người thông qua sử dụng bàn tay.

Người mù sử dụng bàn tay để đọc và viết, nếu không có bàn tay thì họ không thể giao tiếp trên giấy được. Chính vì vậy khi mất hoặc giảm chức năng bàn tay. hơn tất cả các vùng khác trên cơ thể, bàn tay cần phải được chú ý, điều trị và phục hồi chức năng bàn tay tốt nhất.

phục hồi chức năng bàn tay

Giải phẫu chức năng bàn tay

Chúng ta có thể làm được rất nhiều động tác với bàn tay do cấu trúc xương và tổ chức phần mềm phức tạp, giúp cho bàn tay có được tầm vận động rộng rãi, cầm nắm đồ vật, phối hợp động tác khéo léo, cảm giác xúc giác giúp chúng ta phân biệt được tính chất cũng như nhiệt độ của vật đó.

1. Các xương bàn tay

  • Các xương cổ tay: có 8 xương xếp thành một khối gồm hai hàng
  • + Hàng trên có 4 xương, từ ngoài vào trong: xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương đậu.
  • + Hàng dưới có 4 xương, từ ngoài vào trong xương thang, xương thê, xương cả, xương móc.
  • Có 5 xương đốt bàn tay, từ ngoài vào trong: I, II, III, IV, V.
  • Các xương đốt ngón tay: mỗi ngón có 3 đốt: đốt gần (I), đốt giữa (II), đốt xa (III). Riêng ngón cái chỉ có 2 đốt: đốt gần và đốt xa.

2. Các khớp của cổ tay và bàn tay

Bàn tay có nhiều khớp: khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp gian đốt ngón tạo bàn tay có chức năng rất linh hoạt

3. Các cơ của cổ tay và bàn tay

a. Các cơ của cổ tay

Bao gồm các cơ: cơ gập cổ tay quay, gập cổ tay trụ, duỗi dài cổ tay quay, duỗi ngắn cổ tay quay, duỗi cổ tay trụ. Các cơ này giúp thực hiện các động tác của cổ tay gấp, duỗi, dạng và khép cổ tay.

b. Các cơ của bàn tay

Bao gồm hai loại cơ:

  • Các cơ ngoại lai: là các cơ có nguyên uỷ ở cẳng tay nhưng gần của chúng chạy xuống bám tận ở ngón tay. Những cơ này tạo nên những cử động mạnh nhưng thô sơ của các ngón tay. Bao gồm các cơ: cơ gấp ngăn ngón cái, gấp dài ngón cái, duỗi ngắn ngón cái, duỗi dài ngón cái, dạng ngắn ngón cái, dạng đuổi ngón cái, khép ngón cái, gấp chung nông các ngón, gấp chung sâu các ngón, duỗi các ngón tay, cơ dạng ngón út.
  • Các cơ nội tại: là những cơ có nguyên uỷ và tám tận trong phạm vi bàn tay. Những cơ này tạo ra cử động yếu nhưng tinh tế và chính xác của các ngón tay. Bao gồm các cơ: cơ đối chiếu ngón cái, các cơ gian cốt gan tay, gian cốt mu tay, các cơ giun

phục hồi chức năng bàn tay

4. Mạch máu và thần kinh

a. Thần kinh

Cơ bàn tay do thần kinh giữa, thần kinh trụ và thần kinh quay chi phối.

b. Mạch máu

  • Động mạch: các động mạch quay và trụ đi vào gan bàn tay.
  • Tĩnh mạch:
  • + Các tĩnh mạch sâu: tĩnh mạch sâu của bàn tay chạy kèm theo các động mạch và có tên như động mạch.
  • + Các mạch nông tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da nên có thể nhìn thấy được, chúng tiếp nối rộng rãi với nhau và với các tĩnh mạch sâu.
  • Ở mu bàn tay có mạng lưới tĩnh mạch mu tay. Mạng này thu nhận các tĩnh mạch mu đốt bàn tay đổ về.
  • Ở gan tay có cung tĩnh mạch gan tay nông thu nhận các tĩnh mạch gan ngón tay.

Giải phẫu não chi phối bàn tay

1. Vùng vận động vỏ não

  • Vùng vận động chính: Broadmann chia vỏ não thành 52 vùng, vùng vận động chính tương ứng với hồi trước trung tâm hay vùng 4 Broadmann, là nơi xuất phát của các bó tháp thẳng và chéo
  • Vùng tiền vận động: gồm phần lớn vùng 6b Broadmann, phân phối hình chiếu của các bộ phận trong cơ thể gần như vùng vận động chính.
  • Vùng vận động bổ túc ở phía trước trên vùng tiền vận động: Cùng với vùng tiền vận động tạo nên các cử động liên quan đến tư thế, những động tác định hình những phần khác nhau của cơ thể, các cử động liên quan đến vị trí đầu mắt, cử động tinh vi và khéo léo của tay do vùng tiền vận động và vùng vận động chỉ phối.
  • Vùng vận động bên này chi phối vận động theo ý muốn của nửa bên đổi diện. Theo Adrian thì bộ phận nào của cơ thể có cử động tinh vi và nhiều thì vùng vận động tương ứng với vỏ não rộng hơn như đầu và bàn tay chiếm diện tích lớn nhất, trái lại chân chiếm diện tích nhỏ hơn.
  • Những vùng vận động đặc biệt tại vùng tiền vận động:
  • + Vùng Broca, vùng điều khiển tự ý của mắt, vùng quay đầu.
  • + Vùng khéo tay: ở phía trước vùng vận động chính của bàn tay và ngón tay. Khi bị tổn thương, cử động của bàn tay trở nên không phối hợp và không mục đích

2. Sự cấp máu cho hệ thống tuần hoàn

Não được nuôi dưỡng bởi hệ động mạch cảnh trong ở phía trước nuôi dưỡng cho phần lớn bán cầu đại não và hệ động mạch sống nền ở phía sau cung cấp máu cho thân não và một phần phía sau của bán cầu đại não (thuỷ chẩm). Giữa hai họ động mạch này có sự tiếp nối ở nền sọ tạo nên đa giác Willis.

Hệ động mạch cảnh trong bao gồm: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau, động mạch mạc trước. Nếu tổn thương động mạch não giữa thị trên lâm sàng biểu hiện liệt tay và liệt mặt rõ hơn chân.

Các động tác của bàn tay ở người bình thường

1. Đưa bàn tay ra để nắm một vật

Khi tay bắt đầu di chuyển hướng về phía vật thì bàn tay cũng bất xoá ra chuẩn bị cho động tác cầm nắm. Đưa tay ra để nắm một vật gồm hai bướm

Di chuyển tay: tay di chuyển nhanh tới gần mục tiêu định cầm nắm.

2. Sự thao tác

Trong suốt quá trình thực hiện thao tác, có sự tham gia hoạt động của nhiều loại cơ khác nhau. Bàn tay nhận các vật khác nhau để tiến hành nhiệm vụ với và nắm tay. Một lượng các xương nhỏ ở bàn tay tạo thành các hình dạng cần thiết bởi sự tác động lẫn nhau giữa đặc tính của bàn tay và cẳng tay.

Các nguyên nhân gây giảm chức năng ở bàn tay

1. Mất các phần của bàn tay (giải phẫu)

Từ mất đầu ngón tay đến tổn thương toàn bộ bàn tay do chấn thương (như tại nạn lao động hoặc tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt…).

2. Mất khả năng vận động chủ động của bàn tay

  • Do tổn thương thần kinh trung ương: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, tổn thương tuỷ cổ…
  • Do tổn thương thần kinh ngoại biên: đám rối thần kinh cánh tay, thần kinh trụ, thần kinh quay và thần kinh giữa…
  • Do tổn thương gần bàn tay: đứt gân, rách gân…

3. Mất vận động thụ động của bàn tay

Do viêm khớp mạn tính, viêm khớp dạng thấp, gãy xương, bỏng, co rút Dupuytren…

4. Rối loạn về cảm giác

Do tổn thương thần kinh…

5. Rối loạn về điều hợp

Tổn thương nơ-ron vận động trên: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não…

Lượng giá chức năng bàn tay

Lượng giá chức năng bàn tay bao gồm ba mức độ (a) đánh giá chủ quan về chức năng bàn tay; (b) lượng giá các thành phần chủ chốt để thực hiện chức năng cơ bản; (c) mức độ khiếm khuyết về cảm giác, vận động và nhận thức

Đồng thời lượng giá chi tiết còn bao gồm hỏi tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân dấu hiệu lâm sàng.

  • Tình trạng da bàn tay: khô, ẩm ướt, vết thương…
  • Nhiệt độ của bàn tay: nóng, lạnh…
  • Mổ hội của bàn tay có hay không?
  • Màu sắc của bàn tay: đỏ, xanh, hồng…
  • Sẹo của bàn tay: kích thước, tính chất…
  • Biến dạng của bàn tay
  • Cảm giác của bàn tay: mất, giảm, tăng…
  • Khả năng cầm nắm của bàn tay
  • Sự sưng nề của bàn tay
  • Tầm vận động các khớp cổ tay, bàn ngón tay, liên đốt gần xa: bình thường, rối loạn…
  • Cơ lực của bàn tay: bình thường, giảm.

Điều trị và phục hồi chức năng bàn tay

1. Nguyên tắc chung

  • Tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân.
  • Phòng ngừa và điều trị các thương tật thứ cấp sau khi bị bệnh.
  • Phục hồi chức năng bàn tay.
  • Hướng nghiệp cho bệnh nhân khi ra viện.

Ngay từ những ngày đầu tiên khi bệnh nhân nhập viện, toàn bộ đội phục hồi chức năng bao gồm: bác sĩ, chuyên gia tư vấn tâm lý, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, y tá, kỹ thuật viên chỉnh trực cùng bệnh nhân họp lại để đề ra phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

2. Biện pháp cụ thể

2.1. Tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân

Điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tuỳ nguyên nhân.

2.2. Phòng ngừa và điều trị các thương tật thứ cấp sau khi bị bệnh

  • Phòng ngừa teo cơ, biến dạng
  • Bất động tối thiểu (do gây ra co rút tổ chức phần mềm và cứng khớp).
  • Nâng cao tay để tránh phù nề.
  • Tập chủ động và thụ động.
  • Tập hoạt động chức năng nếu có thể.
  • Nẹp chính trực.
  •  Phòng ngừa phù nề

 2.3. Phục hồi chức năng bàn tay

Mục tiêu:

  • Để ngăn ngừa việc mất khả năng vận động của bàn tay sau khi bệnh.
  • Cẩn phải đưa ra chương trình tập luyện phù hợp với từng loại bệnh và cảng sớm càng tốt.
  • Lượng giá thường xuyên
  • + Rất quan trọng để chỉ ra được sự cải thiện về tình hình bệnh của bệnh nhân cũng như cải thiện tinh thần bệnh nhân.
  • + Ngoài ra giúp cho đội phục hồi có khả năng đánh giá được kế hoạch điều trị và đưa ra kế hoạch phục hồi tiếp tục trong tương lai.

2.3.1. Vận động trị liệu

  • Tập các bài tập thụ động, chủ động có trợ giúp; thụ động, chủ động có kháng trở; kéo giã tuỳ theo tình trạng bàn tay:
  • Luyện tập lặp đi lặp lại để hoạt hoá cơ yếu, cơ bị tê liệt.
  • Luyện tập có chủ đích để cải thiện sức mạnh và sự phối hợp.
  • Cơ hội để luyện tập mạnh mẽ.
  • Phòng ngừa sự thích nghi của mô mềm, đặc biệt là hiện tượng làm ngắn cơ, mất khả năng duỗi và bị cứng cơ.
  • Phòng ngừa đau vai.
  • Bắt buộc phải sử dụng chi bị tổn thương với sức ép của không bị tổn thương.
  • Tránh lái xe lăn bằng một tay, tránh dùng băng đeo và thanh nẹp bàn tay gây bất động chi

2.3.2. Hoạt động trị liệu

Phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng vận động thô và khéo léo của bàn tay qua các hoạt động có lựa chọn.

2.3.3. Vật lý trị liệu

Sử dụng các biện pháp như ánh sáng trị liệu, điện trị liệu, siêu âm trị liệu, thuỷ trị liệu để hỗ trợ phục hồi chức năng bàn tay được tốt hơn.

2.2.4. Tâm lý trị liệu

Bàn tay cũng như mặt, luôn luôn được bộc lộ và được chú ý. Do vậy cả phụ nữ lẫn đàn ông đều luôn cố gắng tạo nên những ấn tượng đẹp về bàn tay của mình bằng cách tạo dáng hoặc vẻ lên móng tay những hình đặc biệt. Nếu ban tay cố sẹo và biến dạng, mặc dù họ đã được phục hồi để có các chức năng bình thường nhưng họ vẫn luôn tìm cách để giấu tay vào túi hoặc không để người khác nhìn vào mình. Chính vì vậy, đội phục hỏi chức năng cần tư vấn, giúp đỡ bệnh nhân để chuẩn bị tâm lý khi tiếp xúc và giao tiếp với bên ngoài. Hình 6. Sẹo ở lòng và mu bàn tay bên trái do chấn thương

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 99K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị và phục hồi chức năng bàn tay hiệu quả cao

Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra hội chứng, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân.

Để điều trị bệnh lý vùng bàn tay hiệu quả thì việc điều trị cần đạt các mục tiêu sau:

  • Hết toàn bộ các triệu chứng đau, viêm, nhức nhối, khó chịu
  • Xử lý vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh
  • Cấu trúc thần kinh, cơ xương khớp phục hồi sức mạnh và sự dẻo dai
  • Toàn bộ biên độ vận động khớp bình thường, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào

khám và điều trị đau bàn tay ở đâu tốt nhất

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý đau cổ tay, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

Tại sao bạn nên điều trị và phục hồi chức năng bàn tay tại Phòng Khám HTC

  • Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Chi phí thấp: Chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

chữa đau bàn tay cách nào tốt nhất

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *