Xẹp đốt sống ngực là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gãy đau cột sống ở lưng. Xẹp đốt sống hay gặp nhất là do hậu quả của loãng xương, nhưng chúng cũng thường xảy ra sau chấn thương cột sống vùng lưng do tăng tốc – giảm tốc đột ngột. Với những bệnh nhân bị loãng xương, có khối u nguyên phát hoặc di căn ở đốt sống ngực, gãy xương có thể đơn thuần xảy ra do cơn ho (gãy xương do ho) hoặc tự phát.
Mức độ đau và mất chức năng do xẹp đốt sống phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương (ví dụ như số đốt sống bị xẹp) và tính chất của tổn thương (ví dụ như có tác động vào các rễ thần kinh hay tủy sống hay không). Đau do xẹp đốt sống ngực có thể từ đau âm ỉ, đau sâu (với mức độ xẹp đốt sống ít và không ảnh hưởng đến dây thần kinh), tới đau mức độ trầm trọng, dữ dội, đau nhói như bị dao đâm làm hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân hoặc đến mức nằm bất động, không di chuyển được và gây ho.
Dấu hiệu và triệu chứng
Trong xẹp đốt sống ngực, đau tăng lên do hít thở sâu, ho hoặc bất kì cử động nào của cột sống vùng lưng. Sờ nắn các đốt sống bị tổn thương cũng có thể gây đau và gây phản xạ co cứng các cơ cạnh sống
Trong xẹp đốt sống ngực, đau tăng lên do hít thở sâu, ho hoặc bất kì cử động nào của cột sống vùng lưng. Sờ nắn các đốt sống bị tổn thương cũng có thể gây đau và gây phản xạ co cứng các cơ cạnh sống. Nếu có chấn thương, tụ máu và bầm máu cũng có thể xuất hiện tại chỗ gãy, người thầy thuốc nên chú ý rằng bệnh nhân có thể có các tổn thương khác của xương vùng ngực hoặc các thành phần trong ổ bụng và lồng ngực.
Tổn thương tới dây thần kinh sống có thể gây tắc ruột và đau dữ dội, dẫn đến co cứng các cơ cạnh sống nặng hơn là ảnh hưởng đến tình trạng phổi và khả năng đi lại của bệnh nhân. Thất bại trong điều trị đau và không nẹp cố định một cách tích cực có thể dẫn đến hậu quả là một vòng tròn bệnh lí với giảm thông khí, xẹp phổi và cuối cùng là viêm phổi.
Đối tượng nguy cơ bị xẹp đốt sống ngực
Những đối tượng nguy cơ dễ bị xẹp đốt sống là:
- Phụ nữ mãn kinh sẽ có tình trạng loãng xương tiến triển nhanh hơn nên dễ bị xẹp đốt sống.
- Những người bị loãng xương thứ phát kèm với phát triển thể chất kém từ nhỏ: còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh xẹp đốt sống.
- Người có tiền sử gia đình bị loãng xương cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Người ít chơi thể thao, ít vận động ngoài trời.
- Người sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Người bị các bệnh lý: thiểu năng tuyến sinh dục nam và nữ như suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…, bệnh nội tiết như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày…, bệnh lý xương khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp cũng dễ có nguy cơ bị loãng xương dẫn đến xẹp đốt sống.
Cận lâm sàng
X-quang thường quy cột sống được chỉ định để loại trừ gãy xương kín và các bệnh lý khác của xương, bao gồm cả u xương. Chụp MRI có thể giúp xác định tính chất của gãy xương và giúp phân biệt các nguyên nhân gây đau lành tính hay ác tính. Nếu có chấn thương, chụp cắt lớp xạ hình xương có thể giúp loại trừ các gãy kín xương đốt sống hoặc xương ức. Nếu không có chấn thương, nên kiểm tra mật độ xương để đánh giá loãng xương, như điện di protein huyết thanh và xét nghiệm các tính trạng cường tuyến cận giáp.
Dựa trên biểu hiện lâm sàng, có thể chỉ định các xét nghiệm hỗ trợ khác, bao gồm tổng phân tích tế bào máu, định lượng PSA, tốc độ máu lắng và xét nghiệm kháng thể kháng nhân. Chụp cắt lớp lồng ngực được chỉ định nếu nghi ngờ có khối tiềm ẩn hoặc chấn thương nặng.
Cần chỉ định điện tâm đồ trên tất cả các bệnh nhân gặp chấn thương gãy xương ức hoặc có chấn thương cột sống lưng trước đó để loại trừ đụng dập tim.
Chẩn đoán phân biệt
Nếu có chấn thương, chẩn đoán xẹp đốt sống ngực thường không phức tạp. Với tình trạng xẹp do loãng xương hay bệnh lý di căn, chẩn đoán có thể khó khăn hơn. Trong trường hợp này, đau do xẹp đốt sống thường bị nhầm lẫn với đau bắt nguồn từ tim hay túi mật, do đó bệnh nhân thường đến khoa cấp cứu và có thể phải trải qua các xét nghiệm thăm dò tim và hệ tiêu hoá không cần thiết.
Các cơ cạnh sống vùng ngực khi bị bong gân cấp cũng có thể bị nhầm lẫn với lún đốt sống ngực, đặc biệt ở bệnh nhân có triệu chứng ho. Do đau do zona thần kinh giai đoạn cấp xuất hiện trước khi phát ban từ 3 đến 7 ngày, nên cũng có thể bị chẩn đoán nhầm là do lún đốt sống.
>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Điều trị xẹp đốt sống ngực tại HTC
Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong khám điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: đau ngực, đau đầu, đau cổ vai gáy, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh…
Với tình trạng đau ngực trước hết bác sĩ cần thăm khám để đánh giá tình trạng bệnh lý bạn đang gặp phải, xác định nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý hiện tại. Có thể chỉ định chụp phim X-quang, MRI, CT…và làm các xét nghiệm nếu cần thiết.
Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp và thời gian điều trị cụ thể. Tại HTC các giải pháp đưa ra đều KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT, sử dụng các máy móc hiện đại kết hợp các phương pháp như HTCMT, Trị liệu chiropractic, Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ATPT, Rehab, massage cơ sâu để đảm bảo tất cả các bệnh nhân điều trị đều cải thiện.