dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Viêm khớp cùng chậu - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tag: Điều trị viêm khớp cùng chậu,Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu,Triệu chứng viêm khớp cùng chậu,Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là chỉ tình trạng viêm xảy ra tại vị trí nối giữa xương cùng và khung xương chậu ở vùng hông của cơ thể.

viêm khớp cùng chậu

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu

Các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng viêm khớp cùng chậu gồm có:

  • Sốt
  • Đau, thường là đau thắt lưng, đau chân (có thể ở phía trước đùi), đau hông và/hoặc đau vùng mông
  • Đau nặng hơn khi ngồi lâu và tồi tệ hơn khi lăn mình trên giường
  • Căng cứng ở vùng hông và lưng, đặc biệt là sau khi ra khỏi giường vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi yên trong một thời gian dài

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp cùng chậu có các nhóm nguyên nhân sau:

1. Thoái hóa khớp

Tình trạng này là một trong các biểu hiện của sự thoái hóa tại các mô trong cơ thể theo thời gian. Đây là khi có sự phân hủy lớp sụn trong khớp, làm cho khớp bị sưng, đau và khó cử động. Trong khi đó, khớp cùng chậu lại là một khớp lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển trọng lượng phần cơ thể trên xuống hai chi. Chính áp lực cao như vậy luôn đặt trên hai khớp cùng chậu khi đi đứng, và cả khi ngồi, khớp rất dễ bị tổn thương do thoái hóa, hình thành các gai xương xung quanh khớp, dẫn đến đau và rối loạn chức năng.

2. Viêm khớp dạng thấp

Trong khi các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, chẳng hạn như khớp trên bàn tay và cổ tay, ở một số bệnh nhân lại mắc phải tại khớp cùng chậu. Lúc này, hệ thống miễn dịch tấn công vào khớp, dẫn đến viêm khớp. Lớp màng hoạt dịch dày lên bất thường, làm đau khớp, sưng và cứng khớp khi cử động.

3. Lupus ban đỏ hệ thống

Nhiều vùng trên cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus, bao gồm da, máu, thận, não, các cơ quan khác và cũng như khớp, trong đó bao gồm cả khớp cùng chậu. Lúc này, các triệu chứng sưng đau tại vùng thắt lưng cần được nhận định như một tiêu chuẩn gợi ý đến chẩn đoán bệnh lý hệ thống này.

4. Viêm cột sống dính khớp

Dạng viêm khớp tự miễn dịch này gây viêm khớp, dây chằng và gân. Thông thường, đau khớp và dính khớp cột sống là những triệu chứng ban đầu của bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, kể cả khớp cùng chậu. Tuy nhiên, có sự khác biệt so với các bệnh lý tự miễn dịch khác là viêm cột sống dính khớp thường ảnh hưởng đến nam giới với nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần so với phụ nữ.

5. Viêm khớp vảy nến

Giống như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến cũng là một bệnh tự miễn mãn tính và cũng có thể có biểu hiện tại khớp cùng chậu.

6. Bệnh gout và bệnh giả gout

Mặc dù vị trí phổ biến nhất của các cơn gout cấp là ngón chân cái, khớp xương cùng chậu một bên hay hai bên cũng có thể trở thành vị trí bị ảnh hưởng dù hiếm gặp. Cơ chế bệnh sinh là sự lắng đọng của các tinh thể cực nhỏ trong các mô mềm của khớp. Nếu là tinh thể axit uric, khớp sẽ bị sưng, đỏ và nóng, người bệnh sẽ được chẩn đoán là viêm khớp do gout. Ngược lại, nếu là tinh thể canxi thì đây là bệnh giả gout.

7. Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp cùng chậu và/hoặc các phần khác của cột sống là một trong các triệu chứng phổ biến của viêm khớp phản ứng. Tình trạng này được kích hoạt bởi nhiễm trùng và trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng thường đã khỏi vào thời điểm các triệu chứng viêm khớp phản ứng xuất hiện.

Ngoài các bệnh lý viêm khớp kể trên, viêm khớp cùng chậu còn có thể do các nguyên nhân là: 

  • Chấn thương, chẳng hạn như té ngã
  • Kéo căng khớp quá mức do những hoạt động lặp đi lặp lại như nâng vật nặng, tập luyện thể chất cường độ cao kéo dài
  • Ngồi hoặc đứng lâu, đặc biệt nếu cơ xương chậu và vùng lưng thấp yếu hay cấu trúc không ổn định
  • Mang thai, dưới tác động của các nội tiết tố là tác nhân gây giãn dây chằng và mất tính ổn định
  • Các thủ thuật tại khớp như hợp nhất cột sống thắt lưng

Ai dễ bị viêm khớp cùng chậu?

  • Ở những phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, mất vệ sinh trong kỳ hành kinh
  • Phụ nữ khi mang thai, do thai lớn dần lên, chèn ép tiểu khung, gây ứ huyết vùng khung chậu, chèn ép bàng quang nên việc thải tiết nước tiểu khó khăn, dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng

Làm sao để phòng tránh bệnh?

  • Tránh vận động nhanh, mạnh, đột ngột, không khom lưng để khiêng đồ nặng. Không ngồi xổm hoặc ngồi xếp bằng. Người bệnh nên giữ thẳng lưng khi ngồi.
  • Để giảm đau tại chỗ, người bệnh có thể chườm nóng, chườm lạnh như một biện pháp hỗ trợ.
  • Tập luyện thể dục thể thao phù hợp tình hình bệnh để tăng sự linh hoạt cho khớp.

Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không

Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm sẽ tiến triển thành mạn tính và gây ra nhiều biến chứng như:

  • Tổn thương dây thần kinh tọa
  • Teo cơ đùi, mông
  • Dính khớp, gây khó khăn cho phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh nở.
  • Tàn phế

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu

Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng của cơ thể, vị trí đau ở vùng hông, mông. Cùng với đó, bác sĩ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh lý, triệu chứng.

  • Nghiệm pháp giãn khung chậu
  • Nghiệm pháp đẩy đùi
  • Nghiệm pháp FABER
  • Nghiệm pháp ép khung chậu
  • Nghiệm pháp Gaenslen

Nếu có từ 3 nghiệm pháp trở lên dương tính (gây triệu chứng đau đặc trưng của bệnh nhân) thì điều đó chứng tỏ bệnh nhân khả năng cao bị bệnh lý khớp cùng chậu.

Bên cạnh đó có thể chỉ định các cận lâm sàng nếu cần thiết như:

  • Chụp X-quang khung chậu: xác định tổn thương tại khớp
  • Chụp MRI: cho hình ảnh rõ nét của xương, mô
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dịch âm đạo: xác định bệnh do nhiễm khuẩn.

Điều trị viêm khớp cùng chậu tại HTC

Với bệnh lý này trước hết các bác sĩ tại HTC cần thăm khám để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh hiện tại để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Với bệnh lý này kết quả thu được sau điều trị là:

  • Giảm toàn bộ các triệu chứng đau nhức mỏi cho người bệnh
  • Giảm toàn bộ tình trạng viêm tại ổ khớp
  • Phục hồi hệ cơ, dây chằng và cấu tạo sụn khớp
  • Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân đi lại và sinh hoạt một cách bình thường

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam.  Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa viêm khớp cùng chậu, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏiphương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

 

Bài viết liên quan

Viêm khớp cùng chậu - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch xương ụ ngồi - Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

133
25/01/2024
Hội chứng lâm sàng Bao hoạt dịch vùng ụ ngồi nằm giữa cơ mông lớn và ụ ngồi. Nó có thể tồn tại như một bao hoạt dịch đơn lẻ hoặc ở một số bệnh nhân, bao hoạt dịch này chia ngăn thành nhiều túi nhỏ. Bao hoạt dịch vùng ụ ngồi dễ bị tổn thương từ các chấn thương cấp tính hoặc vi chấn thương lặp đi lặp lại....
Viêm khớp cùng chậu - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch vùng ụ ngồi - Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

133
25/01/2024
Hội chứng lâm sàng Bao hoạt dịch vùng ụ ngồi dễ bị tổn thương do chấn thương cấp tính và vi chấn thương. Chấn thương cấp tính và vi chấn thương. Chấn thương cấp tính thường gây ra bởi chấn thương trực tiếp đến bao hoạt dịch do ngã tiếp đất bằng mông và do sử dụng quá nhiều, như là cưỡi ngựa hoặc đạp xe trong một thời gian...
Viêm khớp cùng chậu - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch cơ thắt lưng - Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

71
25/01/2024
Hội chứng lâm sàng Viêm bao hoạt dịch cơ thắt lưng là nguyên nhân không phổ biến gây ra đau hông và háng mà thường khó chẩn đoán trong thực hàng lâm sàng. Một bệnh nhân có viêm bao hoạt dịch cơ thắt lưng thường biểu hiện đau trong háng. Chỉ đau tại vùng bên dưới nếp lằn bẹn ở phía trước, với đau có kể đến chú ý trong...
Viêm khớp cùng chậu - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch cơ mông - Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

87
24/01/2024
Hội chứng lâm sàng Viêm bao hoạt dịch cơ mông là một nguyên nhân không thường gây ra đau mông, từ đó thường gây chẩn đoán nhầm với các bệnh lí vùng hông nguyên phát. Bệnh nhân bị viêm bao hoạt dịch cơ mông thường có biểu hiện đau ở góc ¼ ngoài phía trên mông và hạn chế các cử động giạng và duỗi chân. Đau khu trú ở...
Fanpage
Zalo
Phone