dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thoát vị cổ-Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách chữa

Tag: đau cổ,Đau đầu,Tê tay,thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC) xảy ra khi khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ và gây chèn ép lên rễ dây thần kinh hoặc tủy cổ có thể gây đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh đến cánh tay, bàn ngón tay thậm chí gây ra liệt.

Triệu chứng của thoát vị cổ

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đặc trưng

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ được chia làm hai dạng: triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng. Nắm rõ được các dấu hiệu này là điều kiện tiên quyết để bệnh nhân xác định được tình trạng bệnh của mình, bác sĩ có cơ sở để đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp

Triệu chứng lâm sàng:

dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

  • Đau nhức diện rộng: Cơn đau khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt.
  • Tê ngứa ở tay và chân: Nếu khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, cảm giác tê ngứa sẽ khởi phát từ cổ lan ra toàn thân rồi lan tới chân tay. Nếu chèn ép xảy ra ở dây thần kinh, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay.
  • Hạn chế vận động: Cử động cổ và cánh tay bị hạn chế, không thể đưa tay ra sau lưng hoặc dơ tay lên cao; khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ. Đi bộ khó khăn, có cảm giác căng cứng bắp chân khi đi bộ.
  • Yếu cơ: Tình trạng yếu cơ xảy ra khi khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống. Các cơ chân sẽ yếu trước cơ tay khiến cho bệnh nhân đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Khi tình trạng yếu cơ tăng lên, người bệnh sẽ thấy được những thớ cơ vùng đùi và bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
  • Dấu hiệu khác: Một số trường hợp có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như đau một bên lồng ngực, táo bón, khó tiểu và khó thở. Đây đều có thể coi là những biến chứng cấp độ nhẹ của bệnh.

Triệu chứng cận lâm sàng:

thoát vị cổ

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cận lâm sàng thấy được sau khi chụp MRI:

  • Đĩa đệm không nằm đúng vị trí, có thể chèn ra trước sau hoặc vào thân đốt sống
  • Phát hiện khối nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí thông thường
  • Cột sống cổ cong vẹo, có tam chứng barr (chiều cao đốt sống giảm)
  • Rễ dây thần kinh hoặc tủy sống có dấu hiệu chèn ép.

Thực tế, triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ lâm sàng không phải thể hiện ở tất cả các bệnh nhân. Bởi thế, để biết chẩn đoán chính xác, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín chụp MRI. Việc phát hiện và can thiệp muộn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khó kiểm soát.

Các biến chứng của thoát vị cổ

hạn chế vận động

Tàn phế vĩnh viễn

Trong trường hợp đĩa đệm chèn ép lên tủy sống thời gian dài mà không được điều trị, người bệnh có thể bị liệt và tàn phế suốt đời.

Hẹp ống sống 

Biến chứng này xảy ra do thoát vị đĩa đệm cổ khiến bạn bị đau trầm trọng ở các khu vực vai, cánh tay, bả vai từ nhẹ đến rất nặng.Thậm chí bạn có thể bị yếu cơ nghiêm trọng khiến cơ thể mất cảm giác. Cơn đau chỉ giảm khi bạn nằm, cúi thả lỏng nhưng lại tăng lên khi bạn đứng thẳng lưng.

Thiếu máu lên não 

Thoát vị đĩa đệm cổ khiến cho đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nó chèn ép lên động mạch khiến cho máu tuần hoàn không đều, ảnh hưởng tới não bộ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân bị thiếu máu não, kéo theo nhiều triệu chứng khác đi kèm.

Chèn ép thần kinh cánh tay 

Từ đau mỏi cổ gáy, cơn đau có thể lan truyền sang hai cánh tay kèm theo tê và teo cơ tay. Do các rễ thần kinh bị chèn ép khi đĩa đệm thoát vị khỏi tủy sống, vì vậy kéo theo ảnh hưởng tới thần kinh cánh tay.

Chèn ép tủy sống

Khi bị chèn ép tủy sống do tác nhân thoát vị đĩa đệm, người bệnh bị rối loạn vận động và rối loạn cảm giác.

Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật

Biến chứng này khiến người bệnh bị chóng mặt, mất cân bằng, đôi khi cảm thấy mờ mắt kèm theo nhiều triệu chứng khác. Đôi khi người bệnh còn đau cổ gáy kèm theo đau ngực từng cơn, hạ đường huyết và cảm giác khó nuốt thức ăn.

Đau khắp cơ thể 

Những cơn đau từ nhẹ đến nặng sẽ lan nhanh từ cột theo cột sống xuống lưng, xuống mông và cẳng chân. Bạn sẽ bị đau nhức toàn thân. Nếu không tìm được biện pháp điều trị hợp lý, bạn có thể gặp nhiều biến chứng khó lường về sau.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ

  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ra TVĐĐ đốt sống cổ, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. TVĐĐ đốt sống cổ là do quá trình lão hóa và vết rách được gọi là đĩa thoái hóa.
  • Khi bạn già đi, đĩa cột sống bị mất một hàm lượng lớn nước, khiến cho chúng dễ bị rách, cơ thể kém linh hoạt, dễ bị tổn thương dù chỉ với một lực tác động nhỏ. TVĐĐ đốt sống cổ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chấn thương vùng sang thượng và vi sang thượng trong đời sống lao động khác nhau của mỗi người. Thông thường, người người lao động bốc vác, hay thường xuyên phải chịu lực nặng lên cột sống cổ rất dễ gặp phải thoái hóa, thoát vị đĩa đệm…Ngồi không đúng tư thế, hút thuốc lá, ít vận động, tuổi già, yếu tố di truyền… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý trên.
  • TVĐĐ đốt sống cổ được xem như là hậu quả của thoái hóa xương – sụn gian đốt sống trong bệnh cảnh thoái hóa cột sống. Thoái hóa đĩa đệm luôn diễn ra trước khi xuất hiện thoát vị đĩa đệm (ngoại trừ trường hợp thoát vị đĩa đệm do chấn thương ở lứa tuổi trẻ).

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm cổ

các giai đoạn thoát vị

Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phình to ra dẫn đến chức năng đĩa đệm bị suy giảm, tùy vào từng trường hợp mức độ tổn thương đĩa đệm sẽ khác nhau.

Phình đĩa đệm là dấu hiệu đầu tiên nhận thấy ở người bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị đúng cách trong giai đoạn này bệnh có thể gây ra các cơn đau từ nhẹ cho đến nặng.

Đĩa đệm bị phình to có thể gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh dẫn đến đau dây thần kinh. Bệnh nhân thường khó phát hiện do những cơn đau không liên tục, cơn đau không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường

Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm

Lồi đĩa đệm là giai đoạn thứ 2 của bệnh thoát vị đĩa đệm. Lồi đĩa đệm có thể ảnh hưởng từ một hoặc nhiều đĩa đệm cùng lúc. Lồi đĩa đệm có thể ảnh hưởng ở bất cứ vị trí nào của cột sống, từ cổ đến lưng dưới. Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Giai đoạn này bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ, cá biệt một số bệnh nhân có thể cảm nhận đã có sự chèn ép thần kinh nên có thể gặp phải những cơn đau dữ dội. Cơn đau ở lồi đĩa đệm có thể bắt đầu ở khu vực lưng dưới và lan tỏa đến hai chân. Nhân nhầy nhô ra ngoài càng nhiều, cơn đau càng có xu hướng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chân. Nếu không được điều trị cải thiện, người bệnh có thể gặp tình trạng nghiêng hẳn về bên trái hoặc bên phải.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ

Trong giai đoạn này, bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối liên kết với nhau, chúng chèn ép vào thần kinh làm cho các triệu chứng trở nên rõ ràng như đau dữ dội, tê bì, nhói, chuột rút, mệt mỏi, hạn chế vận động. Lúc này, các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm trở nên rõ ràng và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp khả năng vận động hoặc các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Thoát vị thực thụ là giai đoạn tương đối nguy hiểm trong các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không điều trị phù hợp có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh vĩnh viễn không thể phục hồi.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm không chỉ bị thoát ra ngoài mà còn bị tách rời ra khỏi phần đĩa đệm. Nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép tủy sống, chèn ép rễ thần kinh khiến bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau đơn dữ dội và thường xuyên, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ, mất chức năng kiểm soát đi tiểu, đại tiện, mất khả năng vận động, có thể tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm sẽ trải qua 4 giai đoạn, các giai đoạn sẽ có những đặc điểm và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Người bệnh thường bỏ qua các giai đoạn vàng để điều trị hoặc điều trị bằng các giải pháp không đem lại hiệu quả tốt. Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ giúp nâng cao hiệu quả mà còn giúp giảm chi phí trong điều trị.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Phân loại thoát vị đĩa đệm cổ

Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau

  • Thoát vị nằm dưới dây chằng dọc sau: dây chằng dọc sau còn nguyên vẹn, chưa bị rách.
  • Thoát vị qua dây chằng dọc sau: dây chằng dọc sau đã bị rách, khối thoát vị chui qua chỗ rách vào trong ống sống.
  • Theo Wood, chia TVĐĐ làm bốn loại, theo sự tương quan giữa khối thoát vị của nhân nhầy với vòng sợi và dây chằng dọc sau:
  • Phình đĩa đệm (Bulge): Là sự bè rộng của đĩa đệm ra xung quanh nhưng vẫn theo viền khớp, gây ra do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau, thường phình cân đối làm lõm bờ trước ống sống gây cản trở lưu thông dịch não tủy.
  • Lồi đĩa đệm (Protrusion): Là sự phá vỡ vòng xơ, nhân keo chui ra ngoài tạo thành ổ lồi khu trú, tiếp xúc với dây chằng dọc sau nhưng vẫn liên tục với tổ chức đĩa đệm gốc.
  • TVĐĐ thực sự (Extrusion): Là khối thoát vị đã chui qua vòng xơ, nhưng vẫn còn dính liền với phần nhân keo nằm trước dây chằng dọc sau.
  • TVĐĐ có mảnh rời (Sequestration): Là có một phần khối thoát vị tách rời ra khỏi phần đĩa đệm gốc nằm trước dây chằng dọc sau, có thể di trú đến mặt sau thân đốt sống.
  • Mảnh rời này thường nằm ngoài màng cứng, nhưng đôi khi xuyên qua màng cứng gây chèn ép tủy. Cách phân loại này liên quan chặt chẽ với điều trị. Vì tỷ lệ bệnh nhân có phồng và lồi đĩa đệm rất cao, nhưng không nhất thiết phải điều trị phẫu thuật. Ngược lại kết quả phẫu thuật lại đạt cao nhất ở nhóm TVĐĐ có mảnh rời và sau đó là nhóm TVĐĐ thực sự.

Phân loại theo liên quan với rễ thần kinh, tủy sống

Rothman và Marvel đã chia TVĐĐ ra sau thành ba loại:

Cách phân loại này có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật.

Phân loại theo vị trí.

Phương pháp điều trị thoát vị cổ tốt nhất hiện nay?

Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…

Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều. Vậy làm sao chữa trị thoát vị khỏi mà không cần dùng thuốc.

điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm cổ tại phòng khám cơ xương khớp scc

Tại HTC, bằng việc kết hợp phương pháp điều trị HTCMT, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Chiropractic, Rehab… đã giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau. Bệnh nhân sau điều trị sinh hoạt bình thường, không còn phải chịu bất cứ sự khó chịu nào.

  • HTCMT được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động
  • Trị liệu chiropractic là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
  • Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPTRehabmassage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao khi điều trị tại HTC

Tại sao bạn nên điều trị thoát vị cổ tại HTC?

khám và điều trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất hà nội

  • Tại HTC thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh lý phổ biến, tỷ lệ điều trị hiệu quả lên đến 98%.
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tỷ lệ tái phát thấp
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Tiết kiệm chi phí: Điều trị tại HTC chỉ bằng 1/10 chi phí phẫu thuật, do điều trị tận gốc, hiệu quả, cách giãn nên so sánh với các giải pháp đơn thuần chi phí tiết kiếm hơn
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Thoát vị cổ-Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách chữa

Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống

33
23/07/2024
Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống là tình trạng đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí, chèn ép ống sống. Bệnh gây đau lưng, tê bì chân tay, yếu cơ, thậm chí liệt. Tỷ lệ mắc bệnh cao, ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Hiểu biết về bệnh và phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến...
Thoát vị cổ-Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách chữa

Thoát vị đĩa đệm l5 S1 - Nguyên nhân và cách điều trị

100
19/07/2024
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng đĩa đệm giữa đốt sống L5 và S1 bị thoát ra khỏi vị trí bình thường. Bệnh thường gặp ở người trung niên, gây đau lưng, tê bì chân. Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng sống. Thoát vị đĩa đệm L5 S1 đòi hỏi sự quan tâm,...
Thoát vị cổ-Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách chữa

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

91
17/07/2024
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức...
Thoát vị cổ-Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách chữa

Chữa thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào? 8 Địa chỉ uy tín Hà Nội

97
15/07/2024
Cột sống là một cấu trúc phức tạp gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, được nối với nhau bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm đóng vai trò như một lớp đệm giữa các đốt sống, giúp cột sống linh hoạt và chịu lực tốt. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về việc lựa chọn bệnh viện điều trị thoát vị đĩa đệm phù...
Fanpage
Zalo
Phone