Bệnh thấp tim còn gọi là bệnh ‘thấp khớp cấp’, ‘bệnh Bouillaum’. Là một bệnh kinh diễn có những đợt cấp tính gây tổn thương viêm nhiễm tại nhiều nơi trong cơ thể với mức độ khác nhau mà chủ yếu là ở tim, gây xơ chai van tim.
Một công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy: hằng năm có khoảng 100.000 trường hợp thấp khớp và thấp tim mới.
Lứa tuổi học sinh mắc bệnh thấp tim chiếm tỷ lệ 0,7 – 1,6 %, tỷ lệ này ở sinh viên lên tới 6 – 9 %. Theo các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh thấp tim trong lứa tuổi học sinh khoảng 3%; Tuổi mắc bệnh phổ biến là 7 – 15 tuổi.
Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan máu Bê ta nhóm A (thường được phát hiện vi khuẩn trong họng người bệnh nhân thấp khớp cấp). Liên cầu khuẩn gây bệnh gián tiếp thông qua cơ chế tự miễn.
Bệnh thấp tim phát sinh nhiều về mùa lạnh, nơi khí hậu ẩm thấp.
Triệu chứng lâm sàng
1) Triệu chứng toàn thân:
- Sốt thường sau 2 tuần bị viêm họng, có thể sốt cao 39 – 40 độ C nhưng thường sốt vừa 38 – 39 độ C.
- Mạch nhanh, thường là nhanh nhiều hơn so với sự tăng nhiệt độ, cần chú ý có tổn thương cơ tim.
Những triệu chứng khác như mệt mỏi, kém ăn, xanh xao, có khi chảy máu cam,…
– Hiện tượng mệt mỏi, chán ăn của bệnh thấp tim –
2) Triệu chứng tại chỗ:
Có thể biểu hiện nhiều nơi:
- Tim: Tiếng tim mờ, có tiếng thổi tâm thu ở mỏm, cũng có thể nghe tiếng thổi tâm trương ở đáy, hoặc tiếng cọ màng tim (có thể mất đi trong 1-2 ngày), ít khi có tràn dịch. Nhịp tim nhanh, có khi có ngoại tâm thu, tiếng ngựa phi (biểu hện viêm cơ tim), bệnh nặng lên.
- Khớp: Thường gặp 80%, có thể viêm nhiều khớp gặp nhất là các khớp cổ tay, khuỷu, cổ chân, đầu gối. Các khớp thường sưng, nóng, đỏ, đau, nhiều khi chỉ có sung, đau di chuyển và khỏi không có di chứng.
- Cục Meynet dưới da, cứng, di động, to bằng hạt đậu xanh hoặc hạt bắp, không đỏ, không đau, ở dưới da, thường sờ thấy ở gần đầu xương ở khớp, xuất hiện và lặn đi nhanh. Ban đỏ vòng thường xuất hiện ở bụng và chân tay, hay gặp ở trẻ nhỏ.
Chuẩn đoán
Hiện vẫn còn dựa theo tiêu chuẩn của Jones phân ra tiêu chuẩn chính và phụ.
Tiêu chuẩn chính: Viêm tim, viêm nhiều khớp, múa giật, cục Meynet, ban vòng đỏ.
Tiêu chuẩn phụ: Có 2 nhóm.
- Nhóm 1: Biếng ăn, xanh xao, mệt mỏi, viêm họng tái phát, chảy máu cam tái phát, đau bụng, đau ngực, P-R dài trên điện tâm đồ.
- Nhóm 2: Sốt, bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng nhanh, CPR (+) ASLO cao…
Để chẩn đoán bệnh thấp tim cần tìm ra được ít nhất 1 triệu chứng nằm trong nhóm tiêu chuẩn chính và 2 biểu hiện thuộc phần tiêu chuẩn phụ, hoặc 2 tiêu chuẩn chính và kết quả xét nghiệm phát hiện thấy bệnh nhân có nhiễm khuẩn liên cầu.
Tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh thấp tim hay thấp khớp cấp có thể giảm đi nhiều nhờ vào việc sử dụng kháng sinh trong điều trị và dự phòng. Theo các chuyên gia y tế, diệt liên cầu khuẩn gây viêm họng không chỉ được ưu tiên khi chữa trị, mà còn là cách đề phòng thấp tim phát sinh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tái phát.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.