dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Sụn chêm dạng đĩa (bẩm sinh) - Triệu chứng, phân loại, cách điều trị

Tag: Khám và điều trị sụn chêm dạng đĩa,Sụn chêm dạng đĩa,Triệu chứng bệnh sụn chêm dạng đĩa

Sụn chêm dạng đĩa là1 bất thường về hình thái sụn chêm, thường do bẩm sinh trong đó hình thái sụn chêm là hình đĩa hay hình tròn thay cho hình trăng lưỡi liềm. Do bất thường về hình thái nên sụn chêm hình đĩa dễ bị tổn thương hơn sụn chêm bình thường

Sụn chêm dạng đĩa là gì?

Trong khớp gối của mỗi chúng ta có hai sụn chêm là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, các cấu trúc này đóng vai trò phân phối lực truyền từ xương đùi xuống mâm chầy, có thể hiểu nôm na như 1 giảm xóc nằm trong khớp. Ở người trưởng thành, sụn chêm trong có hình chữ C, che phủ 50% bề mặt mâm chày trong và được giữ vào bao khớp bởi các dây chằng vành, chày-sụn chêm và bên trong. Sụn chêm ngoài có hình chữ O, rộng 12 mm, dày 4 mm, che phủ 70% bề mặt mâm chày ngoài và được giữ vào bao khớp cả ở phía trước và sau (phía sau được tăng cường bởi dây chằng đùi-sụn chêm trước và sau), trong khi phần bên ngoài giữ với bao khớp rất lỏng lẻo.

Khi sụn chêm che phủ hết bề mặt mâm chày được gọi là sụn chêm dạng đĩa (discoid meniscus). Đây là một dị dạng bẩm sinh của sụn chêm, được Young mô tả lần đầu tiên năm 1889 và sau đó là Watson-Jones vào năm 1930. Sụn chêm hình đĩa thường gặp ở sụn chêm ngoài, rất hiếm gặp ở sụn chêm trong. Tỷ lệ bị sụn chêm hình đĩa theo y văn chiếm từ 1 – 3% dân số và khoảng 20% các trường hợp bị sụn chêm hình đĩa gặp ở khớp gối 2 bên.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh

sụn chêm dạng đĩa

Sụn chêm dạng đĩa dễ bị tổn thương hơn sụn chêm bình thường. Do cấu trúc bất thường nên sụn chêm dễ bị kẹt khi khớp gối vận động, gây đau và rách sụn. Trong trường hợp dây chằng giữ sụn chêm vào mâm chầy không có hoặc lỏng lẻo, nguy cơ này càng cao hơn. Cũng như sụn chêm bình thường, khi bị tổn thương, sụn chêm hình đĩa rất khó liền do cấu trúc nghèo mạch máu.

 Dấu hiệu lâm sàng rất khác nhau tùy theo thể sụn chêm hình đĩa, vị trí (trong hay ngoài), mức độ rách và độ vững của sụn chêm.

  • Đau tại khớp gối.
  • Dấu hiệu kẹt khớp: đôi khi bệnh nhân đột ngột không thể duỗi hết gối, sau khi cố gắng vận động gối có thể duỗi trở lại.
  • Có thể nghe thấy kêu trong khớp khi đi lại hoặc gấp duỗi gối.
  • Đau tại khe khớp khi ấn ngón tay vào khớp gối.
  • Hội chứng “snapping knee” điển hình: thường thấy ở trẻ lớn, không có tiền sử chấn thương, nghe hoặc ấn thấy tiếng kêu lách tách ở khớp gối khi gối bắt đầu duỗi hết (10-20°), kèm theo sưng đau và kẹt khớp.
  • Hạn chế duỗi gối.
  • Teo cơ tứ đầu đùi: thường do hậu quả của hạn chế vận động chân bên đau.

Phần lớn bệnh nhân có sụn chêm dạng đĩa hầu như không có triệu chứng trong suốt cả cuộc đời mà chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám cộng hưởng từ khớp gối vì một lý do khác

Cơ chế gây tổn thương

Sụn chêm hình đĩa dễ bị tổn thương hơn sụn chêm bình thường. Do cấu trúc bất thường nên sụn chêm dễ bị kẹt khi khớp gối vận động, gây đau và rách sụn. Trong trường hợp dây chằng giữ sụn chêm vào mâm chầy không có hoặc lỏng lẻo, nguy cơ này càng cao hơn. Cũng như sụn chêm bình thường, khi bị tổn thương, sụn chêm hình đĩa rất khó liền do cấu trúc nghèo mạch máu.

Cơ chế gây tổn thương thường gặp khi gối bị xoắn vặn như khi trụ chân hoặc thay đổi hướng di chuyển, tuy nhiên, một số trường hợp thì cũng không xác định được cơ chế chấn thương rõ ràng.

Phân loại bệnh lý sụn chêm hình đĩa

Watanabe (1974) phân loại các thể sụn chêm hình đĩa như sau:

  • Thể I: sụn chêm hình đĩa hoàn toàn: sụn chêm che phủ toàn bộ mặt mâm chày ngoài, thể này hay gặp nhất (80%)
  • Thể II: sụn chêm hình đĩa một phần: sụn chêm che phủ một phần mâm chày ngoài, thể này chiếm khoảng 10%
  • Thể III: thể dây chằng Wrisberg: sừng sau của sụn chêm bong khỏi mâm chày. Bình thường sừng sau sụn chêm chỉ bám bởi dây chằng đùi – sụn chêm (dây chằng Wrisberg) căng giữa lồi cầu trong xương đùi và bờ ngoại vi của sụn chêm ngoài, ở thể này sừng sau sụn chêm không bám vào mâm chày sẽ khiến sụn chêm rất di động và gây ra hội chứng ‘snapping knee’ (khớp gối kêu lục khục)

sụn chêm hình đĩa

Khám chẩn đoán sụn chêm dạng đĩa

Những triệu chứng chủ yếu của sụn chêm dạng đĩa có thể gặp là: đau, hạn chế vận động gối hoặc sưng nề, kẹt khớp gối hoặc không duỗi được hết. Phần lớn bệnh nhân có sụn chêm hình đĩa hầu như không có triệu chứng trong suốt cả cuộc đời mà chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám cộng hưởng từ khớp gối vì một lý do khác.
Ở trẻ thiếu niên, nếu có các biểu hiện như trên, thì cần phải thăm khám xác định xem liệu có phải tổn thương sụn chêm hình đĩa hay không sau khi đã loại trừ các nguyên nhân nội khoa.

Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng chỉ mang tính gợi ý. Chẩn đoán xác định dựa vào chụp phim cộng hưởng từ khớp gối để xác định mức độ và hình thái tổn thương. Các tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:

  • Tiêu chuẩn hay được áp dụng nhất: tỷ lệ giữa chỗ hẹp nhất với chỗ rộng nhất của sụn chêm trên mặt phẳng trán (coronal slice) lớn hơn 20%, tỷ lệ giữa chiều rộng thân sụn chêm với đường kính sụn chêm trên mặt phẳng đứng dọc (sagittal slice) lớn hơn 75%.
  • Tiêu chuẩn ít chính xác hơn: chiều rộng của sụn chêm tại vị trí hẹp nhất lớn hơn 15 mm, và trên ít nhất 3 lát cắt đứng dọc có sự liên tục giữa sừng trước và sừng sau của sụn chêm.
Hình ảnh sụn chêm ngoài hình đĩa trên MRI

Hình ảnh sụn chêm ngoài hình đĩa trên MRI

Điều trị như thế nào là tốt nhất với bệnh lý sụn chêm hình đĩa

  • Trong trường hợp tình cờ phát hiện qua chụp phim, nếu bệnh nhân không có quá nhiều sự khó chịu thì có thể không cần phẫu thuật. Với tình trạng này HTC sẽ dùng các liệu pháp siêu âm, sóng ngắn, điện xung chườm lạnh, laser.. để giảm đau, tăng cường sức mạnh cho khớp gối
  • Trong trường hợp có triệu chứng lâm sàng, phẫu thuật là cần thiết. Sau mổ HTC sẽ điều trị phục hồi chức năng để bệnh nhân mau chóng trở lại vận động sinh hoạt bình thường

Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC

Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:

Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.

Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.

Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.

Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng

Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

chữa đau khớp gối ở đâu tốt nhất hà nội

Minh bạch, rõ ràng, chính xác, tỉ mỉ, dễ hiểu vì vậy bệnh nhân rất hài lòng khi thăm khám tại HTC

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị hiệu quả sụn chêm dạng đĩa KHÔNG TIÊM, KHÔNG DÙNG THUỐC

Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:

  • Giảm toàn bộ các triệu chứng đau nhức mỏi cho người bệnh
  • Giảm toàn bộ tình trạng viêm tại ổ khớp
  • Phục hồi hệ cơ, dây chằng và cấu tạo sụn khớp
  • Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân đi lại và sinh hoạt một cách bình thường

điều trị khớp gối ở đâu tốt tại hà nội

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.

Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC

Những ưu điểm nổi bật khi điều trị khớp gối tại HTC đó là:

  • Hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc mang đến hiệu quả nhanh và an toàn
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi: HTC tự hào là nơi hội tụ đội ngũ Giáo sư – Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành về Cơ – Xương – Khớp phục hồi chấn thương tại Mỹ, Việt Nam như: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  Bác sĩ Lê Văn Chiến, BSCKII – Nguyễn Thị Lan,  BSCKI Trịnh Thị Chiên, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Phương pháp tối ưu: Không dùng thuốc, không tiêm, không xâm lấn
  • Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Tỉ lệ thành công cao trên 95%. 
  • Hiệu quả duy trì lâu dài do đây là cách chữa phục hồi tận gốc chứ không phải do tác dụng của chất giảm đau
  • Thời gian điều trị chỉ 1 tiếng/buổi, 1 tuần tối đa 3 buổi. Không cần nghỉ làm
  • Không đau đớn, không cần khiêng khem gì
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng, chỉ từ 300.000đ/buổi.
  • Dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển.

phòng khám điều trị xương khớp tốt tại hà nội

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Sụn chêm dạng đĩa (bẩm sinh) - Triệu chứng, phân loại, cách điều trị

Hết đau 2 gối do thoái hóa, có phản ứng viêm 2 bên

40
07/06/2024
HẾT ĐAU KHỚP GỐI DO THOÁI HÓA, ĐI LẠI TỐT SAU KHI ĐIỀU TRỊ TẠI HTC Cô Bùi Vũ Thiên Hương, 59 tuổi, có địa chỉ tại Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội Bệnh sử: bệnh nhân đau 2 gối khoảng 5,6 năm trở lại đây. Thường xuyên cảm thấy đau nhức âm ỉ tại vị trí quanh gối nhất là trong các tư thế đứng lên ngồi xuống đặc biệt...
Sụn chêm dạng đĩa (bẩm sinh) - Triệu chứng, phân loại, cách điều trị

Trật khớp gối - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

46
03/06/2024
Trật khớp gối là gì? Trật khớp gối xảy ra do xương chày và xương đùi bị lệch khỏi vị trí ban đầu, làm gián đoạn hay không thể gặp nhau ở khớp gối. Người bệnh bị trật khớp gối được xem là chấn thương hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng, bởi nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng...
Sụn chêm dạng đĩa (bẩm sinh) - Triệu chứng, phân loại, cách điều trị

ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM ĐAU KHỚP GỐI - KHÔNG LO TÁI PHÁT

116
09/05/2024
Làm sao để đẩy lùi các cơn đau nhức, tê buốt khó chịu kéo dài do thoái hóa, viêm khớp, tràn dịch, chấn thương khớp gối? Làm sao để hết bị cứng khớp, đi lại khó? Làm sao để thoải mái vận động và điều trị được dứt điểm được căn bệnh này mà không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức?… Các bác sĩ  hàng đầu trong...
Sụn chêm dạng đĩa (bẩm sinh) - Triệu chứng, phân loại, cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch trước xương bánh chè sâu - Triệu chứng, cách điều trị

75
25/01/2024
Hội chứng lâm sàng Bao hoạt dịch trước xương bánh chè nằm giữa xương bánh chè và tổ chức dưới da. Bao này được giữ cố định tại chỗ nhờ dây chằng bánh chè. Bao hoạt dịch trước xương bánh chè có thể tồn tại như một bao duy nhất, hoặc ở một vài bệnh nhân là một bao chia thành nhiều ngăn nhỏ. Bao hoạt dịch trước xương bánh...
Fanpage
Zalo
Phone