Xương hàm với khớp thái dương hàm và các răng trên cung hàm là các thành phần hoạt động chính của bộ máy nhai. Chuyển động nhai sẽ đạt hiệu quả cao nếu các thành phần của khớp vận động hài hòa, các răng tiếp khớp đúng với nhau không gây cản trở khi nhai. Hiệu quả nhai sẽ giảm khi có bất thường ở khớp (di lệch đĩa khớp, biến dạng đĩa khớp, viêm khớp) hay các răng tiếp khớp với nhau không tốt (răng mọc lệch, mất răng …), dẫn đến các cơ nhai phải tăng hoạt động để bù lại phần giảm hiệu quả, làm cho các cơ nhai mệt mỏi, lâu ngày dẫn đến mất bù và biểu hiện ra thành các triệu chứng của Loạn năng Thái dương – Hàm (LNTDH).
Về định nghĩa LNTDH: Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, rõ ràng cho LNTDH. Tuy nhiên định nghĩa của Kirveskari (1998) được nhiều tác giả chấp nhận nhất, theo Kirveskari LNTDH được xem như là một tập hợp hỗn tạp những tình trạng ảnh hưởng lên cơ nhai và khớp thái dương hàm, nó được xem là kết hợp của 2 hội chứng chính:
- Loạn năng cơ nhai (muscle disorders): Đau và co thắt cơ.
- Loạn năng khớp thái dương hàm (TMJ dysfunction): Đau khớp, tiếng kêu khớp, há miệng hạn chế.
Hình ảnh khớp thái dương hàm bình thường và bị viêm
Loạn cơ hàm, thái dương là căn bệnh thường gặp, chỉ những rối loạn liên quan đến cơ nhai, đến khớp thái dương hàm hoặc cả hai. Nhưng vì biểu hiện của bệnh này thường không rõ ràng, thoáng qua, thấm chí có người tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Đây là căn bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu phát hiện chậm sẽ rất khó điều trị và gây ra những khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể.
Theo thống kê tại các nước phát triển cho thấy, khoảng 10% dân số mắc chứng bệnh loạn cơ thái dương hàm. Bệnh hay gặp ở nữ giới (khoảng 75%) nhất là các phụ nữ trẻ (độ tuổi từ 15 đến 35). Bệnh lý này ban đầu gây ra đau các cơ vận động hàm, sau đó gây tổn thương các khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp, rồi thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp thái dương hàm.
Triệu chứng
- Mỏi cơ hàm: Người bệnh ban đầu có cảm giác mỏi, không thoải mái ở các cơ vận động hàm.
- Đau: Xuất hiện muộn hơn. Lúc đầu chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai. Đau khu trú ở các cơ quanh quai hàm, sau đó chuyển sang khớp thái dương hàm và toàn đầu.
- Không há miệng to được.
- Nghe thấy tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm khi há miệng.
- Ảnh hưởng tới nhiều cơ quan lân cận: gây ù tai, chóng mặt, lung lay răng…
- Các triệu chứng trên thường tiến triển chậm, thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, rồi tự hết làm người bệnh không chú ý.
- Triệu chứng chung phổ biến nhất của căn bệnh này là đau, thường đau ở cơ nhai, ở vùng trước tai hay ở khớp thái dương hàm, hoặc cả hai.
- Đau thường tăng lên khi ăn nhai hoặc khi vận động hàm.
- Bệnh có thể bị đau đầu, đau tai, đau hàm, đau mặt.
- Các triệu chứng khác có thể đi kèm như giới hạn vận động hàm khiến bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi thực hiện các vận động bình thường của hàm dưới như há, đưa hàm sang bên, đưa hàm ra trước; xuất hiện tiếng kêu ở khớp thái dương hàm khi há ngậm miệng.
Nguyên nhân
Sự xuất hiện của loạn năng khớp thái dương hàm thường có sự kết hợp của nhiều yếu tố: Yếu tố tại chỗ là nguyên nhân quan trọng nhất gây khởi phát bệnh; Yếu tố tâm lý và toàn thân tạo điều kiện và cần thiết cho yếu tố tại chỗ gây bộc phát bệnh, khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
Yếu tố tại chỗ là do rối loạn khớp cắn rang, sang chấn bộ máy nhai hoặc làm việc nhiều trong tư thế không tốt. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường mắc các yếu tố tâm lý như lo lắng, mất ăn, mất ngủ, và điều này khiến bệnh càng nặng thêm. Trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện do các yếu tố rối loạn chuyển hóa hay nội tiết, thậm chí là do lứa tuổi. Đây là những nguyên nhân rất khó xác định. Nói chung khoảng 20% loạn năng khớp thái dương hàm không tìm ra nguyên và được xếp vào loại ‘không có nguyên nhân’.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Để phòng bệnh các bác bỹ khoa PTTH – Hàm mặt khuyến cáo:
- Hạn chế mở miệng đột ngột hoặc quá rộng nhất là khi ăn hoặc ngáp.
- Tuyệt đối không cắn chặt răng, nghiến răng khi ngủ.
- Từ bỏ thói quen cắn móng tay.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Không ăn thức ăn quá cứng, quá dai.
- Nếu có bệnh lý về răng hãy đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Hãy lưu tâm nếu bạn có các dấu hiệu của đau khớp thái dương hàm, hãy đến ngay cơ sở y tế khám và được hướng dẫn điều trị. Để chắc chắn bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách .
Việc phòng tránh bệnh cũng vô cùng quan trọng, cần nâng cao nhận thức các hành vi liên quan có lợi cho sức khỏe bản thân. Đặc biệt các trường hợp bệnh nặng đã được bác sỹ chỉ định phẫu thuật phục hồi chức năng thì cần tuân thủ phương pháp điều trị không tự ý điều trị tại nhà có thể làm bệnh tiến triển nặng thêm.