dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phục hồi chức năng tổn thương dây thần kinh giữa – Điều trị hiệu quả

Tag: Phòng khám vật lý trị liệu phục hồi chức năng,Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh giữa,Tổn thương dây thần kinh giữa

Vị trí, chức năng của dây thần kinh giữa

Thần kinh giữa xuất phát từ bó ngoài và bó trong của đám rối thần kinh cánh tay, đi xuống cánh tay dọc theo động mạch cánh tay rồi xuống cẳng tay, nằm giữa các cơ gấp chung các ngón nông và gấp chung các ngón sâu. Khi đến cổ tay, thần kinh giữa đi trong ống cổ tay để xuống gan tay và chia ra các nhánh tận ở đó.

Thần kinh giữa chi phối động tác gấp cổ tay và ngón tay, sấp cẳng tay và bàn, gấp, dạng và đối ngón cái. Về cảm giác, ở gan tay nó chi phối cho các ngón 1,2,3 và ½ ngoài ngón 4, ở mu tay chi phối cho đốt tận cùng của các ngón trên. Ngoài ra, thần kinh giữa là dây thần kinh hỗn hợp có nhiều sợi giao cảm nên khi bị tổn thương, bệnh nhân thường có cảm giác đau cháy ở bàn tay.

Vị trí, chức năng của dây thần kinh giữa

Nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh giữa

  • Thần kinh giữa có thể bị chèn ép ở vùng cổ tay trong hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý gây chèn ép thần kinh ngoại biên thường gặp nhất. Đối tượng nguy cơ của hội chứng ống cổ tay là những người làm công việc đòi hỏi vận động cổ tay nhiều, cao tuổi, béo phì, đái tháo đường, suy thận, rối loạn chức năng tuyến giáp, loãng xương. Nếu phát hiện sớm, hội chứng ống cổ tay đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn.
  • Ngoài ra, nhánh gian cốt trước của thần kinh giữa có thể bị chèn ép ở vùng cẳng tay gây ra hội chứng thần kinh gian cốt trước. Thần kinh giữa cũng có thể bị tổn thương ở bất cứ đoạn nào trên đường đi của nó do vết thương gây ra bởi hung khí hay đạn bắn.

Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, bảo tồn hay phẫu thuật. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thần kinh giữa bị tổn thương phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị được lựa chọn.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Khám và chuẩn đoán tổn thương dây thần kinh giữa

Khám và chuẩn đoán tổn thương dây thần kinh giữa

1. Hỏi bệnh

  • Lý do vào viện: rối loạn cảm giác? liệt? teo cơ? ,…
  • Bệnh sử: thời gian xuất hiện bệnh, triệu chứng đầu tiên, tính chất triệu chứng, chẩn đoán và điều trị cũ, tiến triển của bệnh, tình trạng hiện tại.
  • Tiền sử: đặc điểm nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, tiền sử chấn thương,…

2. Khám lâm sàng:

Quan sát:

  • Dấu hiệu “bàn tay khỉ”: teo cơ ô mô cái, ngón cái nằm cùng mặt phẳng với các ngón khác, mất động tác dạng và đối ngón cái.
  • Dấu hiệu “bàn tay giảng đạo”: mất động tác gấp ngón 1, 2 và một phần ngón 3; các ngón 4, 5 vẫn gấp được bình thường.

Khám vận động:

  • Cơ lực: liệt các cơ do thần kinh giữa chi phối. Mất động tác gấp, dạng và đối ngón cái. Nếu tổn thương cao có thể dẫn đến sấp cẳng tay và gấp cổ tay yếu.
  • Trương lực cơ: giảm

Khám cảm giác: mất cảm giác các ngón 1, 2, 3 và ½ ngoài ngón 4 ở gan tay và đốt tận cùng của các ngón trên ở mu tay.

3. Lượng giá chức năng:

Lượng giá chức năng chi trên của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi DASH (Disabilities of Arm, Shoulder and Hand). Sử dụng công thức cho sẵn để tính chỉ số DASH, từ đó lượng giá được mức độ giảm khả năng sử dụng chi trên của bệnh nhân.

4. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

  • X Quang: giúp phát hiện gãy xương, can xương hoặc các bất thường khác của xương gây chèn ép thần kinh giữa.
  • MRI: trong một số trường hợp, MRI giúp phát hiện tình trạng chèn ép thần kinh giữa ở cẳng tay, ống cổ tay.
  • Khảo sát chẩn đoán điện: điện cơ đồ (EMG) và khảo sát dẫn truyền thần kinh giúp xác định thần kinh bị tổn thương, định khu vị trí tổn thương và giúp theo dõi quá trình hồi phục của thần kinh giữa. Thường kết quả khảo sát chẩn đoán điện vẫn bình thường trong giai đoạn sớm của bệnh.

5. Chẩn đoán xác định

  • Dấu hiệu “bàn tay khỉ”, “bàn tay giảng đạo”
  • Mất động tác gấp, dạng và đối ngón cái. Sấp cẳng tay và gấp cổ tay yếu nếu tổn thương cao.
  • Mất cảm giác các ngón 1, 2, 3 và ½ ngoài ngón 4 ở gan tay và đốt tận cùng của các ngón trên ở mu tay.
  • Nghiệm pháp Tinel và Phalen dương tính trong hội chứng ống cổ tay.
  • Kết quả khảo sát chẩn đoán điện phù hợp với tổn thương thần kinh giữa.

6. Chẩn đoán phân biệt: Bệnh lý chèn ép rễ C6, C7.

7. Chẩn đoán nguyên nhân

  • Bệnh lý chèn ép thần kinh giữa ở cẳng tay (Hội chứng thần kinh gian cốt trước)
  • Bệnh lý chèn ép thần kinh giữa ở cổ tay (Hội chứng ống cổ tay)
  • Ngoài ra, thần kinh giữa có thể bị tổn thương ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nó do hung khí hay các vật sắc nhọn khác gây ra.

Tại sao bạn nên điều trị tổn thương dây thần kinh giữa tại Phòng Khám HTC

  • Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
  • Chi phí thấp: Chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân

chưa đau cổ tay ở đâu tốt nhất ở hà nội

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

 

 

Bài viết liên quan

Phục hồi chức năng tổn thương dây thần kinh giữa – Điều trị hiệu quả

Vật lý trị liệu dây thần kinh số 7 hiệu quả

123
17/12/2022
Liệt dây thần kinh số 7 là một loại bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý vùng mặt. Nếu biết cách điều trị đúng và kết hợp thêm tại nhà với các bài tập vật lý trị liệu dây thần kinh số 7 thì sẽ mang lại hiệu quả điều trị rất nhanh. Tại sao lại bị liệt dây thần kinh số 7? Dây thần kinh số 7 là một trong 12 dây...
Phục hồi chức năng tổn thương dây thần kinh giữa – Điều trị hiệu quả

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa hiệu quả

122
16/12/2022
Vật lý trị liệu trong chữa đau thần kinh tọa là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý tác động vào vùng tổn thương nhằm cải thiện khả năng vận động, giảm chèn ép thần kinh, tăng cường lưu thông máu giúp giảm đau, đẩy nhanh khả năng phục hồi tự nhiên của cột sống thắt lưng và dây thần kinh tọa. Bài tập vật lý trị liệu...
Phục hồi chức năng tổn thương dây thần kinh giữa – Điều trị hiệu quả

Phục hồi chức năng cổ tay hiệu quả

119
10/12/2022
Hội chứng ống cổ tay xảy ra do áp lực lên dây thần kinh giữa chạy dọc cánh tay, qua ống cổ tay đến bàn tay. Thực hiện một số bài tập có thể làm giảm nguy cơ phải phẫu thuật hội chứng ống cổ tay. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các bài tập phục hồi chức năng cổ tay! Hội chứng ống cổ tay...
Phục hồi chức năng tổn thương dây thần kinh giữa – Điều trị hiệu quả

Phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả

110
05/12/2022
Phục hồi chức năng tai biến là cách tốt nhất để bệnh nhân giảm di chứng sớm hòa nhập vào xã hội. Đây là biện pháp cơ bản và cực kỳ quan trọng. Tập luyện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của những nhân viên y tế có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này là cực kỳ cần thiết. Hiện tượng tai biến Tai biến mạch não hoặc đột quỵ não là bệnh...
Fanpage
Zalo
Phone