dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

Tag: Đau khớp háng,mổ khớp háng,phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

Hiệu quả của phẫu thuật thay khớp háng còn được quyết định bởi quá trình tập sau thay khớp háng nhằm tăng sức cơ vùng đùi và quanh khớp háng, phục hồi lại các động tác linh hoạt cho người bệnh. Bệnh nhân cần được hướng dẫn và động viên để có thể kiên trì hoàn thành quá trình tập phục hồi sau mổ thay khớp háng một cách có hiệu quả.

phục hồi khớp háng

Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

Khớp háng là khớp bán động lớn nhất của cơ thể, chịu tải phần lớn trọng lượng của cơ thể. Khớp háng được cấu tạo từ chỏm xương đùi chuyển động trong ổ cối xương cánh chậu, thực hiện nhiều động tác như dạng, khép, gấp, duỗi, xoay trong và xoay ngoài. Hệ thống các dây chằng bao quanh khớp khá chặt chẽ nên dù có biên độ hoạt động lớn, trật khớp háng cũng hiếm khi xảy ra.

Sau khi phẫu thuật, biến chứng thường hay xảy ra là trật khớp háng, nhất là trong khoảng 6 đến 8 tuần đầu. Các cơ ở vùng đùi, cơ bao quanh khớp háng và hệ thống dây chằng có nhiệm vụ cố định khớp nên hệ cơ càng khỏe càng giảm khả năng xuất hiện biến chứng này. Cũng chính vì lý do này mà phục hồi chức năng sau thay khớp háng đóng một vai trò quan trọng, cần được quan tâm và thực hiện đúng.

Cần chuẩn bị gì trước khi tập phục hồi sau mổ thay khớp háng?

Phục hồi chức năng là một hành trình dài, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa bệnh nhân, gia đình và cán bộ y tế. Người bệnh cần nắm được các thông tin cơ bản liên quan đến nội dung tập luyện, bao gồm cả những điều nên và không nên. Bác sĩ cần thảo luận với người bệnh và gia đình, đưa ra các mục tiêu cần đạt được. Trong đó vấn đề cải thiện tổng trạng sau một phẫu thuật lớn như mổ thay khớp háng cần được ưu tiên, người bệnh cần:

  • Không sử dụng thuốc lá và rượu bia, làm chậm quá trình liền xương
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân hay béo phì
  • Tránh các căng thẳng về mặt tâm lý
  • Vận động thường xuyên, không bất động lâu tại chỗ
  • Tập các bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Không tham gia vào các môn thể thao va chạm mạnh hay gắng sức.

Môi trường sống xung quanh người bệnh cũng cần được thay đổi thích nghi với khả năng vận động hạn chế của họ trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Trước khi tiến hành tập sau mổ thay khớp háng, gia đình bệnh nhân cần lưu ý các đặc điểm sau:

  • Ngưng sử dụng các tấm thảm trải sàn vì nguy cơ trơn trượt
  • Luôn giữ sàn nhà vệ sinh khô ráo
  • Loại bỏ các đồ dùng không cần thiết
  • Tránh để nhiều đồ đạc trang trí giữa nhà vì chúng chính là chướng ngại vật cho người bệnh
  • Thiết kế kệ nấu ăn phù hợp với tầm của người bệnh
  • Dành phòng ngủ ở tầng trệt cho người bệnh, tránh vận động lên xuống cầu thang nhiều lần.

Các giai đoạn phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

Giai đoạn I: tính từ trước mổ đến khi ra viện

Giai đoạn trước mổ:

Giai đoạn tnày cần huấn luyện cho bệnh nhân và người nhà các tư thế đúng và tư thế xấu để phòng trật khớp sau mổ, bệnh nhân được huấn luyện các bài tập ại giường sau mổ cũng như bài tập tại nhà. Gia đình chuẩn bị những dụng cụ thích nghi và thay đổi trong sinh hoạt của người bệnh sau khi trở về nhà (dụng cụ có cán để mặc quần, xỏ tất, trợ giúp khi tắm, xí bệt cần nâng cao, ghế ngồi nâng cao, không sử dụng ghế sofa/giường thấp có đệm mềm và lún).

Ngày đầu sau mổ:

Kiểm tra đánh giá tình trạng chung người bệnh và các xét nghiệm. Kiểm tra các vết mổ, phát hiện các biến chứng tụ máu, chảy máu, biến chứng thần kinh, tầm vận động khớp háng, tình trạng đau của người bệnh. Đảm bảo tư thế đúng tại giường: giường được kê cao, đệm không lún. Nằm ngửa, gối được kê giữa hai chân để duy trì tư thế dạng khớp háng, gối còn được kê ở dưới khoeo chân hoặc nâng cao đầu giường ít nhất 30 độ để giữ khớp gối ở tư thế gập và tư thế xoay trung tính. Bắt đầu bài tập bơm cơ, bản chất là bài tập cơ đẳng trường theo chuỗi từ ngọn chi về gốc chi (nhóm cơ bản ở chân: cử động ngón chân; nhóm cơ cẳng chân: cử động cổ chân, sau đó là là cơ tứ đùi và cơ mông, bài tập này có tác dụng phòng tránh huyết khối tĩnh mạch chi dưới).

Bắt đầu bài tập thụ động và chủ động có trợ giúp theo tầm vận động khớp háng đảm bảo thận trọng phòng trật khớp (không thực hiện dạng khớp háng chủ động với trường hợp đường mổ qua mấu chuyển lớn). Tuỳ tình trạng người bệnh mà bắt đầu huấn luyện ngồi dậy, đứng dậy và hướng dẫn đi với khung hoặc nạng.

Ngày thứ 2 – thứ 3 sau mổ:

Đánh giá bệnh nhân về lâm sàng (phát hiện biên chứng chảy máu, tụ máu, biến chứng huyết khối tĩnh mạch chi dưới, trật khớp, kiểm tra vết mổ…), kiểm tra công thức máu, INR. Duy trì tư thế đúng tại giường, duy trì các biện pháp phòng tránh trật khớp. Huấn luyện bài tập tại giường, bài tập ở tư thế ngồi, tư thế đứng.

bài tập phục hồi

Di chuyển với nạng/ khung trên mặt phẳng, tập lên xuống cầu thang. Chương trình hoạt động trị liệu: hướng dẫn thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày, tránh tư thế xấu.

Ngày thứ 4 sau mổ:

Huấn luyện các bài tập tại nhà (phát tài liệu cho bệnh nhân). Duy trì các bài tập. Duy trì các biện pháp phòng tránh trật khớp. Gặp gỡ gia đình để trao đổi về kế hoạch tập tại nhà và những dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt của bệnh nhân, phòng tránh ngã tại nhà . Cấp giấy chứng nhận thay khớp nhân tạo cho bệnh nhân (học cần khi đi máy bay).

Giai đoạn II: tính từ sau khi ra viện đến lần khám lại đầu tiên (thường sau 4-6 tuần).

Thận trọng phòng tránh trật khớp. Thực hiện bài tập tại nhà, tập đi, sau 4-6 tuần có thể bỏ dần nạng tùy theo thích ứng của bệnh nhân. Có thể bắt đầu chương trình tập dưới nước nếu như sẹo liền tốt. Không được tập bài tập tăng cường sức mạnh cơ bằng hệ thống ròng rọc, không tập với tạ. Sức mạnh cơ sẽ dần hồi phục về bình thường qua các hoạt động chức năng hàng ngày. Hoạt động tình dục được phép trong giai đoạn này, luôn nhớ phòng tránh trật khớp háng.

Giai đoạn III: 6-12 tuần sau mổ

  • Thực hiện các bài tập ở nhiều tư thế khác nhau như nằm sấp, nằm nghiêng với thận phòng tránh trật khớp.
  • Bắt đầu  tập với xe đạp lực kế không sức cản (hướng dẫn cách lên và xuống xe an toàn). Không tập tăng cường sức mạnh cơ với hệ thống ròng rọc và tạ. Trở lại làm việc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, lái xe…
  • Vấn đề quan hệ tình dục được khuyến cáo nên sau 6 tuần phẫu thuật. Khi quan hệ, không bắt chéo chân, không gập khớp háng quá 90 độ, không khép và xoay trong khớp háng.

Giai đoạn IV: sau 12 tuần

  • Trở lại các hoạt động thể thao giải trí. Các môn thể theo cho phép như đi bộ, đạp xe, chơi golf để tập luyện sức bền, cải thiện hô hấp, tim mạch cũng như kiểm soát cân nặng.
  • Không chơi các môn thể thao mạnh như tennis, bóng chuyền, bóng rổ, trượt patin, trượt tuyết,…
  • Không được lấy chân mổ làm trụ cho các hoạt động hàng ngày.
  • Giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ độ bền của khớp nhân tạo phục thuộc rất nhiều vào mức độ nặng của các hoạt động hàng ngày, hoạt động nghề nghiệp cũng như các môn thể thao.

Quy trình thăm khám bệnh lý khớp háng tại HTC

  • Hỏi tiền sử bệnh: là một trong những bước quan trọng trước khi thăm khám cơ xương khớp. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp trao đổi với các anh chị về nguyên nhân bệnh, các triệu chứng gặp phải, tần suất, thời gian đau, tư thế làm đau tăng, các bệnh lý đi kèm….
  • Khám lâm sàng: Bước này bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách dùng tay kiểm tra trực tiếp lên vùng đau, sử dụng các nghiệm pháp để đánh giá nguyên nhân gây đau. Đây là bước cực kỳ quan trọng, vì việc thăm khám lâm sàng tốt sẽ đưa ra được chuẩn đoán chính xác, đồng thời tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh.

khám đau khớp háng ở đâu tốt nhất hà nộiThăm khám lâm sàng tốt sẽ đưa ra được chuẩn đoán chính xác, đồng thời tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh.

  • Cận lâm sàng: Sau khi khám lâm sàng xong, nếu cần thiết các bác sĩ chỉ định thực hiện các cận lâm sàng chẩn đoán.  Có thể là siêu âm hay chụp X-quang, cộng hưởng từ…
  • Kết luận, chẩn đoán: Dựa vào các kết quả khám, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin. Từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán và phương pháp điều trị tốt nhất với bệnh nhân. Phòng khám sẽ thông báo cụ thể về  thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí điều trị… cho bệnh nhân.

Lưu ý trước khi đi khám

  • Chọn lựa phòng khám uy tín, chất lượng, được cấp phép để thăm khám bệnh
  • Không uống rượu, bia trước khi đi khám sẽ làm kết quả không chính xác.
  • Nên mặc quần áo thoải mái để thuận tiện khi thăm khám.
  • Nếu đã có phim chụp hoặc kết quả khám cũ nên mang theo. Chú ý mang đầy đủ cả phim chứ không phải chỉ nguyên tờ kết quả khám.
  • Liên hệ trước với phòng khám theo số 096.369.1010 hoặc 090.432.8838 để được xếp lịch hẹn trước, không phải chờ đợi

>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng hiệu quả tại HTC

Với bệnh lý này mục tiêu điều trị bao gồm:

  • Hết toàn bộ các triệu chứng đau, sưng, viêm, nhức nhối, khó chịu
  • Các khu vực ổ viêm được xử lý triệt để, giải quyết tận căn nguyên gốc rễ gây bệnh
  • Cấu trúc thần kinh, cơ xương khớp phục hồi sức mạnh và sự dẻo dai
  • Biên độ vận động khớp tốt, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp háng, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân,  đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá

phòng khám điều trị xương khớp tốt tại hà nội

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

 

Bài viết liên quan

Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

Khớp gối kêu lục cục: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

56
23/10/2024
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiện tượng khớp gối kêu lục cục - một vấn đề phổ biến nhưng không kém phần quan trọng. Tôi sẽ giải thích nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho tình trạng này. Khớp gối kêu lục cục là gì? Khớp gối kêu lục cục là hiện tượng phát ra tiếng "lục cục" hoặc "lạo xạo" khi bạn...
Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và cách điều trị

42
21/10/2024
Hôm nay, XuongkhopHTC sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống - một tình trạng phổ biến nhưng không kém phần khó chịu. Hãy cùng khám phá nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả nhé! Triệu chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là một tình trạng khá...
Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

Sưng khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

67
18/10/2024
Sưng khớp gối là bệnh gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi gặp phải tình trạng khó chịu ở khớp gối. Hãy cùng Xương Khớp HTC tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và phương pháp điều trị nhé! Giới thiệu về sưng khớp gối Sưng khớp gối là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người. Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong...
Phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng

Đau khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

69
17/10/2024
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề đau khớp gối ở người trẻ - một hiện tượng đang ngày càng phổ biến. Chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả. Giới thiệu về đau khớp gối ở người trẻ tuổi Đau khớp gối không còn là vấn đề chỉ gặp ở người cao tuổi nữa. Ngày càng nhiều bạn...
Fanpage
Zalo
Phone