dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt

Tag: Đau vùng mặt

Hội chứng lâm sàng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt

Loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ là một nguyên nhân hiếm gặp gây đau cho mắt và cổ, còn được biết đến là hội chứng đau vùng mạn tính type I. Loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt là một trường hợp kinh điển mà bác sỹ lâm sàng cần nghĩ đến những chẩn đoán để có thể xác định được nó.

Mặc dù triệu chứng phức tạp trong bệnh này tương đối không khác biệt trên những bệnh nhân khác nhau và RSD ở mặt cổ gần giống như ở chi trên và chi dưới, bệnh thường không được chẩn đoán đúng. Do đó, cơn đau mắt của bệnh nhân chỉ được chẩn đoán và điều trị một cách chung chung.

Điểm chung thường gặp trên tất cả các bệnh nhân bị RSD ở mặt là có chấn thương. Có thể có các tổn thương đi kèm tổn thương thực thể trên phần mềm, răng hoặc xương mặt, nhiễm trùng, ung thư, viêm khớp, hoặc tổn thương hệ thống thần kinh trung ương hoặc dây thần kinh sọ não.

Dấu hiệu và triệu chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt

loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt

Tiêu chuẩn vàng của loạn dưỡng phản xạ thần kinh giao cảm mặt là cơn đau rát bỏng ở mặt. Cơn đau thường liên quan tới loạn cảm giác đau ở da hoặc niêm mạc và không lan theo đường đi của các dây thần kinh sọ hay thần kinh ngoại biên.

Những vùng bị kích thích, đặc biệt là niêm mạc là những vùng da và niêm mạc nuôi dưỡng thường gặp sự thay đổi trong vùng bị loạn dưỡng thần kinh cảm giác phản xạ. Thay đổi vận mạch và tiến dịch cũng có thể được phát hiện.

Nhưng ở bệnh nhân loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở các chi, những triệu chứng này thường ít rõ ràng hơn. Thường gặp những bệnh nhân đã từng có bằng chứng đã nhổ răng trước đó trong nỗ lực giảm đau. Những bệnh nhân này cũng thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ và trầm cảm.

Nguyên nhân gây bệnh 

Cơ chế của bệnh: khi có các kích thích đau thường xuyên, mạn tính từ khu vực ngoại vi, phản xạ thần kinh giao cảm ở khu vực tủy sống có thể bị rối loạn. Do vùng thần kinh giao cảm này rối loạn nên sẽ gây ra các rối loạn giao cảm ở khu vực ngoại vi.

Loạn dưỡng thần kinh giao cảm ở mặt thường xảy ra sau một nguyên nhân có tính kích hoạt, các nguyên nhân này thường là: 

  • Chấn thương vùng vai, tay, cổ; các bệnh lý vùng khớp vai; thoái hóa cột sống cổ

  • Chấn thương khớp gối hoặc sau phẫu thuật khớp gối dưới nội soi

  • Sau khi thực hiện các phẫu thuật

  • Hội chứng ống cổ tay, bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, ung thư vú

  • Sử dụng các thuốc điều trị lao, các thuốc nhóm barbiturat

So sánh sự khác biệt giữa đau dây thần kinh sinh ba, cơn đau mặt không điển hình và loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:

  • Bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay

  • Người bị chấn thương hoặc bệnh lý vùng cột sống cổ, chấn thương vùng vai

  • Người từng chấn thương vùng cổ tay, chấn thương xương cẳng tay đoạn 1/3 dưới

  • Người đã bị đột quỵ não, nhất là trong 1-6 tháng

  • Bệnh nhân mắc các bệnh nội tiết, đái tháo đường, các bệnh tim mạch

Các biện pháp chuẩn đoán

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, thông tin từ bệnh án, bệnh không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán, thay vào đó bác sĩ có thể chỉ định:

  • Chụp xương giúp phát hiện sự bào mòn các đầu xương hoặc các bất thường về lưu lượng máu

  • Chụp MRI giúp quan sát, phát hiện các bất thường bên trong cơ thể, đặc biệt là sự thay đổi của các mô

  • Chụp X-quang nhằm xác định tình trạng mất khoáng chất trong xương, thường được chỉ định ở giai đoạn sau của bệnh.

  • Kiểm tra mồ hôi giúp kiểm tra xem có hiện tượng mồ hôi ở một bên cơ thể nhiều hơn bên còn lại không.

  • Kiểm tra nhiệt độ nhằm kiểm tra nhiệt độ hoặc lưu lượng máu ở vị trí bị chấn thương so với các vị trí khác của cơ thể.

Loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ cần phân biệt với các bệnh khác như: hội chứng cổ cánh tay khác, bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ, gút.

Phương pháp điều trị hiệu quả loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt tại HTC

khám và điều trị đau vùng mặt

Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong khám điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính

Với bệnh lý này trước hết bác sĩ cần thăm khám để đánh giá tình trạng bệnh lý bạn đang gặp phải, xác định nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý hiện tại. Có thể chỉ định chụp phim X-quang, MRI, CT…và làm các xét nghiệm nếu cần thiết.

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp và thời gian điều trị cụ thể. Tại HTC các giải pháp đưa ra đều KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT, sử dụng các máy móc hiện đại kết hợp các phương pháp như HTCMTTrị liệu chiropracticVật lý trị liệuphục hồi chức năng,  ATPTRehabmassage cơ sâu để đảm bảo tất cả các bệnh nhân điều trị đều cải thiện.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt

Rối loạn cơ hàm Thái Dương - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

176
02/11/2022
Xương hàm với khớp thái dương hàm và các răng trên cung hàm là các thành phần hoạt động chính của bộ máy nhai. Chuyển động nhai sẽ đạt hiệu quả cao  nếu các thành phần của khớp vận động hài hòa, các răng tiếp khớp đúng với nhau  không gây cản trở khi nhai. Hiệu quả nhai sẽ giảm khi có bất thường ở khớp (di lệch đĩa...
Loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt

Điều trị thoái hóa khớp bàn tay hiệu quả nhất chỉ có tại HTC

248
15/04/2021
Thoái hoá khớp bàn tay là bệnh lý do hậu quả của tuổi tác và mài mòn khớp. Thoái hoá khớp bàn tay gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp, dần dần dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thoái hoá khớp bàn tay nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể...
Loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt

Hội chứng u nguyên sống nền sọ-Triệu chứng, cách điều trị

543
20/01/2021
Hội chứng u nguyên sống nền sọ là gì? U nguyên sống nền sọ (Clival Chordoma Syndrome) là một khối u hiếm thấy xuất phát từ các tàn dư từ thời kỳ phôi thai của nguyên sống dọc theo ống sống. Bệnh lý thường lành tính, mặc dù các u nguyên sốn di căn đã được báo cáo. Bao gồm 1/3 u nguyên sống hệ thống thần kinh trung ương,...
Loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ ở mặt

Đau dây thần kinh thiệt hầu-Dấu hiệu, triệu chứng, điều trị

522
12/01/2021
Hội chứng lâm sàng Đau dây thần kinh thiệt hầu là một bệnh lý hiếm gặp, đặc trưng bởi cơn đau kịch phát theo nhánh cảm giác của dây thần kinh sọ não số IX. Mặc dù trong đau thần kinh thiệt hầu biểu hiện tương tự như đau dây thần kinh sinh ba, nhưng tần suất gặp lại ít gặp hơn 100 lần. Chứng đau dây thần kinh thiệt...
Fanpage
Zalo
Phone