Đau nhức xương từ đầu gối xuống bàn chân có nguy hiểm không

Đau nhức xương từ đầu gối xuống bàn chân là tình trạng không hiếm gặp, nhất là ở người có tuổi. Tuy nhiên vì quá phổ biến nên nhiều người đã chủ quan. Thực tế, đây không phải là một chứng bệnh mà là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh về xương khớp. Việc chậm khắc phục có thể khiến người bệnh đối diện với nguy cơ tàn phế.\

Biểu hiện đau nhức xương từ đầu gối xuống bàn chân

Theo các chuyên gia, nhức từ đầu gối xuống bàn chân là triệu chứng phổ biến của bệnh lý liên quan đến hệ cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương… Người bệnh thường có các biểu hiện như:

– Xuất hiện những cơn đau khi đứng lâu hoặc đi lại nhiều. Cũng có trường hợp các cơn đau tới đột ngột khi đang ngồi, nằm.

– Người bệnh thường cảm thấy nhức chân từ đầu gối trở xuống. Đau mỏi đầu gối chạy dài xuống ống chân, lan ra bắp chân đến bàn chân và các ngón chân.

– Các cơ đau âm ỉ, cảm giác đau từ trong xương ra ngoài, đau nhiều ở ống xương hoặc đầu các khớp.

– Khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế đầu gối kêu lạo xạo, đau châm chích, khi trả về tư thế ban đầu thì đỡ hơn, nhưng sau đó cơn đau lại tái diễn, đôi khi khớp cứng khó cử động.

– Những cơn đau xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm, lúc đầu hôm đến giữa khuya.

Đau nhức chân từ đầu gối trở xuống vào ban đêm là tình trạng thường gặp của các bệnh lý xương khớp. Những cơn đau ban đầu đến bất chợt, thỉnh thoảng, sau đó xuất hiện thường xuyên hơn. Nhức chân từ đầu gối trở xuống vào ban đêm càng tăng lên khi người bệnh lớn tuổi. Các cơn đau vào ban đêm khiến người bệnh xoay trở khó khăn, gây mất ngủ, khó ngủ, dễ bị đánh thức giữa đêm.

đau nhức xương từ đầu gối xuống bàn chân

Ban đầu người bệnh có thể tạm cải thiện bằng biện pháp thoa dầu, xoa bóp, nắn khớp, nhưng theo thời gian, khi bệnh trở nặng các biện pháp trên hầu như không phát huy được tác dụng. Bệnh không chỉ khiến người bệnh đau nhức mà còn gây nên những mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần. Đáng nói hơn, nếu không sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp khắc phục kịp thời người bệnh có thể tàn phế khi bệnh đi vào giai đoạn nặng.

Nguyên nhân đau nhức xương từ đầu gối xuống bàn chân

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau từ đầu gối xuống bàn chân. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp gây đau nhức chân từ đầu gối trở xuống:

Béo phì, thừa cân

Khớp gối đóng vai trò rất quan trọng, giúp đáp ứng nhu cầu vận động, xoay chuyển linh hoạt. Đồng thời giúp giữ cân bằng và nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Vì vậy khớp gối luôn phải chịu áp lực đè nén lớn. Do đó, nếu cân nặng vượt quá mức cho phép, thì áp lực tác động lên xương đầu gối càng lớn. Từ đó dẫn đến hiện tượng đau từ đầu gối xuống bàn chân.

Không những thế, người béo phì, thừa cân thường có xu hướng lười vận động. Việc này làm cho các khớp trở nên thiếu linh hoạt, xơ cứng và có khả năng dẫn đến thoái hóa nên thường xuyên cảm thấy đau nhức khu vực từ đầu gối trở xuống.

Loãng xương

đau nhức xương từ đầu gối xuống bàn chân                Cấu trúc xương xốp và mỏng hơn xương bình thường nên khả năng chịu lực cũng như chống đỡ của xương giảm

Loãng xương là hiện tượng giảm mật độ xương và cấu trúc xương bị hủy hoại. Từ đó, dẫn đến xương bị suy yếu, khả năng thực hiện chức năng giảm và nguy cơ gãy xương tăng. Khi bị loãng xương, cấu trúc xương sẽ xốp và mỏng hơn xương bình thường vì thế nên khả năng chịu lực cũng như chống đỡ của xương giảm.

Vì vậy, người bị loãng xương thường cảm thấy nhức mỏi, không chỉ đau từ đầu gối xuống bàn chân mà còn đau khắp cơ thể.

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, giảm tiết dịch. Nguyên nhân thoái hóa có thể do tuổi tác hoặc tổn thương sụn khớp, làm cho đầu khớp mất đi lớp đệm sụn. Lúc này, đầu xương bị cọ xát vào nhau gây đau nhức. Khi vận động hoặc thay đổi tư thế, những cơn đau do thoái hóa khớp gối gây ra bắt đầu từ chỗ tiếp nối của hai khớp gối lan xuống dưới bàn chân.

Đau từ đầu gối xuống bàn chân do thoái hóa khớp gối ngoài cảm giác nhức mỏi tê bì, thì còn có thể kèm theo tiếng kêu lục cục do xương không có sụn đệm và va vào nhau khi di chuyển.

Do tụ máu đông

Các tụ máu đông ở chân cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân. Bởi vì các cục máu đông thường nằm sâu trong tĩnh mạch xa tim nhất.

Đó chính là ở các chi dưới, từ đầu gối trở xuống bàn chân. Các cục máu đông làm cho việc lưu thông và dẫn máu về tim không hiệu quả. Nó gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân rồi từ từ lan lên dần, khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức âm ỉ.

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một trong những bệnh có biến chứng là bệnh mạch máu ngoại vi. Căn bệnh này gây hẹp các mao mạch máu ở chân, đồng thời tăng khả năng hình thành cục máu đông và làm giảm lưu lượng máu truyền đến bắp chân. Do thiếu nguồn cung cấp dinh dưỡng từ máu nên dẫn đến hiện tượng đau từ đầu gối xuống bàn chân.

Do tuổi tác

đau nhức xương từ đầu gối xuống bàn chân
 Càng lớn tuổi, mật độ của xương càng giảm, sự lão hóa bắt đầu diễn ra dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp

                          

Tuổi tác cũng có liên quan một phần đến biểu hiện đau từ đầu gối xuống bàn chân. Càng lớn tuổi, mật độ của xương càng giảm. Lúc này, hệ thống xương khớp bắt đầu xuất hiện tình trạng như loãng xương và sụn khớp bị lão hóa. Điều này làm cho việc đi lại trở nên khó khăn, gây nên những đau nhức dữ dội, cơn đau lan tỏa từ đầu gối xuống bàn chân.

Phòng tránh đau nhức xương từ đầu gối xuống bàn chân

Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân ngày nay là căn bệnh dễ gặp ở rất nhiều đối tượng, kể cả người trẻ tuổi. Để dự phòng tình trạng này xảy ra cũng như để điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

 Kiểm soát cân nặng

Như đã nói ở trên, đầu gối là nơi chịu áp lực của trọng lượng toàn bộ cơ thể. Người bị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân nếu không kiểm soát cân nặng dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì sẽ khiến cho tình trạng tổn thương tồi tệ hơn.

Ngoài ra, kiểm soát cân nặng bằng các chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động còn giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

 Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Các nghiên cứu cho thấy, xây dựng chế độ ăn phù hợp có thể giúp bổ sung các dưỡng chất cho sự phát triển của xương khớp, giảm đau nhức đồng thời ngăn ngừa một số vấn đề bệnh lý làm ảnh hưởng đến cấu trúc khớp gối. Để có một chế độ ăn uống phù hợp, bạn nên lưu ý:

đau nhức xương từ đầu gối xuống bàn chân
                                 Một chế độ ăn uống phù hợp cũng góp phần điều trị bệnh hiệu quả
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm và các nhóm chất, không nên chỉ tập trung vào một nhóm thực phẩm.
  • Tránh thêm vào chế độ ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ vì có thể gây tăng cân và cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
  • Ăn nhạt do thức ăn chứa nhiều muối hoặc đường đều có khả năng tăng tốc độ thoái hóa xương khớp, kích thích phản ứng viêm và tăng tình trạng đau.
  • Uống nhiều nước lọc để tăng hấp thu các dưỡng chất và đào các chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.
  • Tích cực bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, axit béo omega-3 và các chất chống oxy hóa do chúng đều đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo xương và các thành phần trong xương.

 

Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này bằng các loại thực phẩm như: rau xanh, cam, sữa, sữa chua, cá, tôm, cua, các loại đậu, hạt và quả hạch…

 

Tăng cường hoạt động thể chất

Trong khi luyện tập, các cơ, dây chằng đều được căng và giãn tối đa, giúp tăng độ dẻo dai và tính linh hoạt cho các khớp xương, đồng thời các mạch máu cũng được lưu thông tốt hơn, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy, việc luyện tập đúng cách và kiên trì mỗi ngày còn giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

 Đi khám sức khỏe định kỳ

Ở người có tuổi và nhất là phụ nữ khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, xương khớp sẽ có hiện tượng thoái hóa dần nên cần quan tâm nhiều hơn bằng việc đi khám sức khỏe định kỳ, sớm gặp chuyên gia để được tư vấn khi có các dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời.

Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC

Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:

  • Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
  • Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
  • Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
  • Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
  • Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

chữa đau khớp gối ở đâu tốt nhất hà nội

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

ỨNG DỤNG BỘ 3 SÓNG TẦN SỐ CAO – ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG ĐAU NHỨC XƯƠNG TỪ ĐẦU GỐI XUỐNG BÀN CHÂN TẠI HTC

điều trị khớp gối ở đâu tốt tại hà nội

  • Sóng xung kích Shockwave Tần số cao 6000 – tác động trực tiếp vào vị trí tổn thương, gai xương giúp hết đau nhức, tiêu viêm, tiêu dịch thừa, tan các điểm vôi hóa, tạo colagen kích thích quá trình sửa chữa của hệ cơ xương và dây chằng
  • Sóng siêu âm: Sử dụng tần số lên tới 3MHz giúp tiêu viêm sâu, tăng tái tạo tế bào mới khỏe mạnh, tăng dinh dưỡng giúp phục hồi cấu trúc sụn khớp
  • Sóng điện xung: Sử dụng 200 dòng trị liệu chuyên sâu được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân giúp làm khỏe toàn bộ hệ thống cơ dây chằng, điểm bám quanh khớp từ đó giúp bệnh nhân đi lại tốt, ngăn chặn tái phát.
  • Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như điều trị cơ sâu HTCvật lý trị liệu, y học cổ truyền … giúp giảm đau, cải thiện chức năng đi lại.
  • Hiệu quả với các ca bênh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi

chữa đau khớp gối ở phòng khám htc có tốt không

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Thời gian điều trị: 45-60 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch trước không cần chờ đợi, không phải nghỉ làm.
  • Hiệu quả đạt 85-95%, cảm nhận ngay sau 1-3 buổi trị liệu
  • An toàn, không dùng thuốc, không tiêm, không tác dụng phụ
  • Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người

Hiệu quả thực tế được chia sẻ từ chính khách hàng

Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY

chữa đau khớp gối tại HTC có tốt không

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

 INBOX HOẶC LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP HTC
  • SỐ 10 LÊ QUÝ ĐÔN, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
  • HOTLINE: 096.369.1010 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *