dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cách phòng chống loãng xương

Tag: Tập luyện

Bạn không thể thay đổi tuổi, giới, giới tính, chủng tộc, tiền sử gãy xương, tiền sử gia đình, thời điểm mãn kinh, các yếu tố gen, và hầu hết các tình trạng bệnh. Mặc dù vậy bạn có thể thay đổi một số yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống. Sau đây là một số việc bạn có thể làm để giảm nguy cơ bị loãng xương:

Ngừng hút thuốc

Nếu bạn chưa từng hút thuốc thì đừng bao giờ hút. Phụ lục B liệt kê các cách để giúp bạn ngừng hút thuốc.

Chỉ uống ít rượu mỗi ngày

Nếu bạn uống nhiều hơn 2 chén rượu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ  loãng xương cũng như nguy cơ ngã và gãy xương.

Thay thế các thức uống giàu caffeine bằng các thức uống giàu canxi. Nếu bạn uống cà phê hay trà thì nên cân nhắc cho thêm sữa. Nếu bạn uống socola hoặc cacao nóng thì cũng nên cho thêm sữa để làm tăng lượng

Tập thể dục hàng ngày thay vì một lối sống ít vận động (câu 43-45).

Cải thiện chế độ ăn của bạn. Sử dụng lượng phù hợp canxi, vitamin D, citric acid, và phosphor, ăn nhạt bớt. Chú ý chỉ ăn vừa đủ protein và chất xơ vì nếu dư thừa sẽ làm giảm hấp thu các chất cần thiết cho sự phát triển của xương trừ ki bạn có bổ sung canxi trong chế độ ăn của mình (câu 48-54).

Hỏi ý kiến bác sỹ của bạn về việc thay thế thuốc đang sử dụng bằng một thuốc khác không gây tác hại lên xương hoặc có tác dụng bảo vệ xương (xem câu 16).

Nếu bạn có bất kỳ tình trạng bệnh nào làm tăng nguy cơ loãng xương thì nên thảo luận với bác sỹ của bạn cách kiểm soát tình trạng này để làm giảm nguy cơ đó. Ví dụ như nếu bạn bị rối loạn ăn uống, hãy thảo luận để tìm cách khôi phục chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Hoặc nếu BMI của bạn thấp hơn 18 thì hãy hỏi cách có được cân nặng phù hợp để BMI cao hơn. Mặc dù nếu BMI < 22 sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương nhưng việc quan trọng là phải Tập luyện và duy trì BMI bình thường (18

– 25) để có được thể trạng chung tốt. Việc Tập luyện cũng giúp làm giảm nguy cơ loãng xương cho bạn.

  • Không nên Tập luyện quá mức tại thời điểm mất kinh hoặc chú ý bổ sung thêm năng lượng nếu bạn Tập luyện ở thời điểm này.
  • Nếu bạn đang có các triệu chứng nặng của tình trạng sau mãn kinh như bốc hỏa và ra mồ hôi đêm, bạn hãy thảo luận với bác sỹ của mình về việc sử dụng estrogen để làm giảm các triệu chứng cũng như giảm nguy cơ loãng xương.

Câu chuyện của Grace:

Thật sự thì tôi đã không nghĩ loãng xương là một vấn đề lớn đối với một phụ nữ da màu như tôi. Thế nhưng một cô bạn gái của tôi vừa phát hiện ra mình bị loãng xương và phải sử dụng thuốc điều trị. Cô ấy khuyên tôi cũng nên đi kiểm tra, vì vậy tôi đã bàn với bác sỹ của mình về việc này. Bác sỹ nói tôi không cần phải kiểm tra cho đến khi tôi mãn kinh vì hiện tại xương của tôi vẫn đang được bảo vệ bằng estrogen. Khi mãn kinh thì estrogen trong cơ thể tôi sẽ sụt giảm và đến lúc đó tôi nên kiểm tra mật độ xương của mình. Tôi đã hỏi liệu có việc gì tôi có thể làm để bảo vệ xương của mình được hay không, và bác sỹ đã trả lời rằng tôi nên tập thể dục đều đặn, dùng đủ lượng canxi, Vitamin C và D. Thật tốt là tôi không hút thuốc. Vì thế tôi đã nhận ra rằng tôi cũng có thể có nguy cơ bị loãng xương!

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Cách phòng chống loãng xương

Khỏi đau vai do Rách bán phần gân cơ trên gai, dịch khớp vai , thoái hóa khớp cùng vai đòn

10
07/10/2024
CHỊ NGUYỄN THỊ ĐOAN, 53 tuổi, sống tại Bắc Giang hết đau, vận động tốt sau khi điều trị tại HTC. Bệnh sử: Khoảng 2 năm trở lại đây bệnh nhân bị đau nhiều khớp gối T, đau thường xuyên âm ỉ, thi thoảng lại có những đợt sưng nề nhiều làm cho bất tiện khi đi lại. Những lần như vậy bệnh nhân lại nghe người quen mách mua thuốc...
Cách phòng chống loãng xương

đuôi khớp gối

16
07/10/2024
Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau: Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh...
Cách phòng chống loãng xương

Cách điều trị hội chứng Tennis Elbow

24
08/08/2024
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu Hội chứng Tennis Elbow là gì: Hội chứng Tennis Elbow (còn gọi là hội chứng khuỷu tay tennis, khuỷu tay quần vợt) là tình trạng viêm phần gân nối cơ cánh tay và xương khuỷu tay. Triệu chứng phổ biến của hội chứng này là cảm giác đau nhức quanh mặt ngoài của khuỷu tay. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải...
Cách phòng chống loãng xương

Bệnh lý đau dây thần kinh khuỷu tay

21
08/08/2024
BỆNH LÝ ĐAU DÂY THẦN KINH KHUỶU TAY Bệnh đau dây thần kinh ở khuỷu tay thường gặp ở dây thần kinh trụ là tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay gây đau cục bộ, tê hoặc yếu ở vùng dây thần kinh trụ phân bố. Hội chứng đường hầm trụ (ulnar tunnel syndrome) là một dạng của tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, trong...
Fanpage
Zalo
Phone