Bị ngã đau đầu gối phải làm sao

Bị ngã đau đầu gối là một trong những thương tích hay gặp nhất trong thể thao, lao động và sinh hoạt. Nếu không được chẩn đoán, xử trí đúng đắn, kịp thời.

Bị ngã đau đầu gối có cao không?

Gãy xương

Như đã giới thiệu ở trên, khớp gối cấu tạo từ đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Cả ba thành phần này đều có khả năng nứt, gãy trong các tai nạn, chấn thương đầu gối trong đời sống hằng ngày.

Tuy nhiên, theo một số thống kê, tỷ lệ gãy kín xương bánh chè cao hơn hẳn so với hai xương còn lại. Bên cạnh đó, loãng xương ở người cao tuổi là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ gãy xương xảy ra.

bị ngã đau đầu gối
                                               Gãy xương là một tình trạng chấn thương khớp gối thường gặp

Đứt dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước (Anterior Cruciate Ligament – ACL) bám từ lồi cầu xương đùi tới diện trước mâm chày, để giữ cho mâm chày không bị trượt ra trước và xoay trong

Cơ chế

Tổn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra trong các tình huống chấn thương đầu gối như sau:

  • Chấn thương trực tiếp vào mặt trước đầu gối: va chạm trong các môn thể thao như đá bóng, hoặc tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt…
  • Đang chạy, dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh.
  • Xoay người sang phía đối diện trong lúc bàn chân giữ nguyên.
  • Nhảy cao, rơi một chân tiếp đất trong tư thế không thuận lợi.

Có nhiều hình thái tổn thương dây chằng chéo trước: từ tổn thương không hoàn toàn, tổn thương hoàn toàn đến bong chỗ bám của dây chằng, đi kèm với đó là biểu hiện lỏng gối.

bị ngã đau đầu gối
                                                                       Hình ảnh mô phỏng đứt dây chằng chéo trước

Dấu hiệu nhận biết

  • Sưng, đau vùng đầu gối:
  • Ngay tại thời điểm chấn thương, người bệnh có thể nghe thấy tiếng “rắc”. Nhanh chóng sau đó, gối sẽ sưng, phù nề và đau tăng dần, hạn chế cử động co, duỗi của khớp gối. Người bệnh gần như chỉ có thể duỗi gối hoàn toàn, cần sự hỗ trợ của xe lăn, hoặc nạng để di chuyển.
  • Tuy nhiên, tình trạng sưng đau này, dù có điều trị hoặc không, cũng sẽ giảm dần và tự hết. Đây là một đặc điểm khiến người bệnh có thể chủ quan và không đi thăm khám kịp thời.
  • Lỏng gối, mất vững:
  • Cảm giác chân yếu khi đi lại.
  • Khó khăn khi đứng trụ một chân ở bên chân bị chấn thương.
  • Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân, dễ vấp ngã.
  • Lên xuống cầu thang cảm giác đầu gối không vững, nhất là khó khăn trong đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.
  • Teo cơ:

Cơ đùi bên chân bị tổn thương sẽ teo dần và càng làm nặng thêm cảm giác yếu chân và mất vững đầu gối ở người bệnh.

Hậu quả

Hai tổn thương thường gặp theo sau tổn thương dây chằng chéo trước là rách sụn chêm và thoái hoá khớp gối.

Bị ngã đau đầu gối gây đứt dây chằng chéo sau  bị ngã đau đầu gối

Ngược lại với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau (Posterior Cruciate Ligament – PCL) giữ cho mâm chày không bị trượt ra sau và xoay ngoài.

bị ngã đau đầu gối
                         Đứt dây chăng chéo sau sẽ gây ra triệu chứng khó chịu, đặc biệt là cơn đau nhức

Cơ chế

Tổn thương dây chằng chéo sau thường gặp trong các tình huống chấn thương như sau:

  • Có tác động lực trực tiếp đến mặt trước đầu gối, ở mặt trên xương chày.
  • Ngã đập xuống mặt phẳng (mặt đường…) khi đầu gối đang gấp.
  • Trong môn bóng đá, tung cú sút mạnh nhưng hụt bóng.

Dấu hiệu nhận biết

Tương tự như các dấu hiệu của tổn thương dây chằng chéo trước, khi tổn thương dây chằng chéo sau, người bệnh sẽ sưng đau khớp gối ngay sau khi chấn thương, kèm cảm giác gối lỏng lẻo, mất vững và teo cơ.

Hậu quả

Cũng giống như trong chấn thương dây chằng chéo trước, nếu không được chẩn đoán, điều trị và phục hồi phù hợp, tổn thương dây chằng chéo sau có thể dẫn đến rách sụn chêm hoặc thoái hoá khớp gối về sau.

Tổn thương sụn chêm

Trong số các chấn thương đầu gối xảy ra trong thể thao, tổn thương sụn chêm là thường gặp nhất. Bên cạnh đó, sụn chêm cũng rất dễ bị tổn thương do tai nạn giao thông.

Sụn chêm là một tấm sụn có hình chữ C (sụn chêm trong) và hình chữ O (sụn chêm ngoài). Sụn chêm lót giữa lồi cầu của xương đùi ở phía trên và mâm chày ở phía dưới, giúp phân bổ lực, giữ vững và bổ sung tính linh hoạt của khớp gối trong các cử động.

bị ngã đau đầu gối
Tổn thương sụn chêm là một dạng của chấn thương đầu gối

Cơ chế

Khi xoay khớp gối đột ngột, hoặc duỗi, gấp khớp gối quá mức, làm cho 2 đầu xương tác động một lực mạnh, ép chặt sụn chêm đột ngột, gây rách hoặc vỡ sụn chêm. Sụn chêm trong thường bị chấn thương nhiều hơn gấp 5 lần so với sụn chêm ngoài.

Dấu hiệu nhận biết

  • Đau khớp gối.
  • Sưng, phù nề, có tiếng lục cục khi cử động khớp sau khi đã giảm sưng.
  • Có thể teo cơ nếu tổn thương kéo dài mà không được điều trị phù hợp.

Tổn thương sụn khớp

Sụn khớp bao bọc lấy đầu xương, trơn nhẵn, giúp khớp gối cử động linh hoạt và trơn tru. Vì không có mạch máu nuôi, không có thần kinh chi phối và nhận cảm giác, nên trong các tổn thương sụn khớp, thường người bệnh không nhận ra, nhưng các tổn thương này lại không có khả năng tự phục hồi.

Dấu hiệu nhận biết tương tự với tổn thương sụn chêm: đau, sưng, kẹt khớp hoặc cảm thấy có tiếng lục cục ở đầu gối khi cử động.

Tổn thương sụn khớp cũng thường đi kèm với tổn thương dây chằng chéo, đặc biệt là dây chằng chéo trước.

Nguyên nhân là khớp gối chịu một tác động lực mạnh từ bên ngoài đột ngột, làm bong, vỡ sụn hoặc do khớp gối xoay đột ngột trong các tình huống chuyển động đổi hướng bất ngờ.

Trật khớp gối

Trật khớp gối là tình trạng mà đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Sự di lệch này khiến đầu gối bị biến dạng, có thể nhận ra rõ chỉ bằng mắt thường, và dẫn đến tổn thương các cấu trúc sụn, dây chằng xung quanh.

Nguyên nhân thường gặp là do các chấn thương, va chạm với lực mạnh tác động trực tiếp vào khớp gối.

Bị ngã đau đầu gối khi nào cần đi khám?

Tình trạng sưng đầu gối sau khi ngã có thể xảy ra ở mức độ nhẹ, vừa đến vô cùng nghiêm trọng. Bạn nên tới bệnh viện khám nếu:

– Đầu gối bị sưng to nhanh chóng hoặc kéo dài

– Biến dạng khớp gối

– Mất khả năng đi lại hoặc co duỗi chân bình thường.

– Bầm tím đầu gối

– Khớp gối lỏng lẻo.

Bị ngã đau đầu gối phải làm sao?

Tình trạng ngã sưng đầu gối được khắc phục bằng những phương pháp sau:

1. Sơ cứu tại chỗ

Đầu gối sưng phù nhanh chóng kèm theo cảm giác đau dữ dội ngay sau khi ngã có thể là dấu hiệu của một chấn thương nghiêm trọng ở khớp gối, chẳng hạn như đứt dây chằng, gãy xương. Người bệnh cần được xử lý, sơ cứu tại chỗ trước khi tới bệnh viện.

Các bước sơ cứu ban đầu như sau:

  • Bước 1: Người chấn thương nằm xuống ở tư thế thoải mái nhất. Cố gắng hạn chế cử động ở đầu gối bị chấn thương để giảm cảm giác đau.
  • Bước 2: Chườm khăn mát hoặc lấy bọc đá lạnh chườm bên ngoài đầu gối để giảm sưng đau, phù nề khớp. Thời gian chườm lạnh khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Tìm kiếm hai thanh gỗ hay miếng bìa cứng để làm nẹp. Sau đó đặt nẹp vào hai bên vùng tổn thương rồi lấy băng thun hay dây quấn cố định nẹp. Điều này sẽ giúp hạn chế được những tác động từ bên ngoài để tổn thương trong đầu gối không phát triển nghiêm trọng hơn.
  • Bước 4: Gọi xe cứu thương hoặc đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý:

  • Không xoa bóp mạnh vào đầu gối hoặc tự ý nắn lại xương bởi việc thực hiện không đúng cách có thể làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không chườm nóng hay xoa bóp bằng rượu. Những phương pháp này có tác dụng làm giãn mạch máu, khiến máu lưu thông vào khớp nhiều hơn. Điều này chỉ làm tăng nặng tình trạng sưng đau khớp gối.

2. Điều trị bị ngã đau đầu gối bằng phương pháp nội khoa

Tình trạng sưng đầu gối sau khi ngã liên quan đến các chấn thương không quá nghiêm trọng thường được điều trị bảo tồn. Phương pháp này cũng được lựa chọn cho những bệnh nhân lớn tuổi, ít hoạt động.

bị ngã đau đầu gối
Nang đai nẹp cố định đầu gối có thể giúp giảm bớt hiện tượng sưng đau, thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương sau khi té ngã
Nang đai nẹp cố định đầu gối có thể giúp giảm bớt hiện tượng sưng đau, thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương sau khi té ngã

Người bệnh thường được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm sưng đầu gối và xoa dịu các cơn đau khó chịu. Một số phương pháp khác cũng có thể được áp dụng như:

– Nẹp hoặc bó bột bất động khớp gối.

– Vật lý trị liệu

– Châm cứu

– Bấm huyệt

– Thực hành các bài tập giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cho cơ đùi, chống teo cơ và phục hồi biên độ hoạt động của khớp gối.

Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC

Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:

  • Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
  • Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
  • Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
  • Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
  • Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

chữa đau khớp gối ở đâu tốt nhất hà nội

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

ỨNG DỤNG BỘ 3 SÓNG TẦN SỐ CAO – ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG BỊ NGÃ ĐAU ĐẦU GỐI TẠI HTC

điều trị khớp gối ở đâu tốt tại hà nội

  • Sóng xung kích Shockwave Tần số cao 6000 – tác động trực tiếp vào vị trí tổn thương, gai xương giúp hết đau nhức, tiêu viêm, tiêu dịch thừa, tan các điểm vôi hóa, tạo colagen kích thích quá trình sửa chữa của hệ cơ xương và dây chằng
  • Sóng siêu âm: Sử dụng tần số lên tới 3MHz giúp tiêu viêm sâu, tăng tái tạo tế bào mới khỏe mạnh, tăng dinh dưỡng giúp phục hồi cấu trúc sụn khớp
  • Sóng điện xung: Sử dụng 200 dòng trị liệu chuyên sâu được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân giúp làm khỏe toàn bộ hệ thống cơ dây chằng, điểm bám quanh khớp từ đó giúp bệnh nhân đi lại tốt, ngăn chặn tái phát.
  • Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như điều trị cơ sâu HTCvật lý trị liệu, y học cổ truyền … giúp giảm đau, cải thiện chức năng đi lại.
  • Hiệu quả với các ca bênh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi

chữa đau khớp gối ở phòng khám htc có tốt không

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Thời gian điều trị: 45-60 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch trước không cần chờ đợi, không phải nghỉ làm.
  • Hiệu quả đạt 85-95%, cảm nhận ngay sau 1-3 buổi trị liệu
  • An toàn, không dùng thuốc, không tiêm, không tác dụng phụ
  • Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người

Hiệu quả thực tế được chia sẻ từ chính khách hàng

Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY

chữa đau khớp gối tại HTC có tốt không

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.

 INBOX HOẶC LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP HTC
  • SỐ 10 LÊ QUÝ ĐÔN, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
  • HOTLINE: 096.369.1010 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *