Thoát vị đĩa đệm ra sau là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhày bị biến dạng và thoát ra khỏi vị trí ban đầu của nó. Theo vị trí có thoát vị đĩa đệm ra trước, ra sau và chèn vào thân đốt sống. Thoát vị đĩa đệm ra sau là tình trạng nhân nhày chảy ra chèn ép vào phía tủy sống và thần kinh. Đây là thể khá phổ biến, thể này bệnh nhân thường gặp các triệu chứng đau mỏi, đau lan, tê bì, nhức nhối…
Các dạng thoát vị đĩa đệm ra sau
- Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Nhân nhày thoát ra chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Loại thoát vị này thường không gây hiện tượng tê bì tay chân nhiều tuy nhiên lại là trạng thái nguy hiểm nhất vì nếu nhân nhày chèn ép nhiều bệnh nhân sẽ bị mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết.
- Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Nhân nhày chèn ép cả vào tủy sống và rễ thần kinh
- Thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh phải hoặc trái: Đa số các bệnh nhân gặp phải thể này và các dấu hiệu chèn ép thường thể hiện khá rõ ràng
Thoát vị đĩa đệm thể ra sau là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Đối tượng mắc bệnh không chỉ ở người già, người trung niên mà có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Dấu hiệu, triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ra sau
Theo từng vị trí thoát vị đĩa đệm và sự chèn ép mà bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:
- Đau mỏi tại vị trí bị thoát vị
- Đau lan ra các vùng bên cạnh
- Yếu cơ
- Tê bì, xuất hiện dị cảm
- Đau tăng với một số tư thế, hoạt động
- Trong các trường hợp nặng có thể gây rối loạn cảm giác, mất cảm giác chi
- Mất chức năng kiểm soát hệ bài tiết
Đối với thoát vị đĩa đệm ra sau vùng cổ
- C2C3: hiếm gặp, triệu chứng chính hay gây đau đầu ( do chèn ép rễ thần kinh chẩm lớn), chóng mặt, gần trung khu hô hấp..
- C3C4 : nếu chèn ép C3 có thế gây ra đau đùng vùng chẩm, tức ngực, C4: đau thành ngực, ho nấc, khó thở.
- C4C5: Rễ thần kinh C5 chịu trách nhiệm về cơ delta nằm trên đầu vai, bên ngoài cánh tay trên. Thoát vị ở cấp độ C4-5 sẽ gây ra đau vai và có thể làm yếu cơ delta.
- C5C6: Đau ở vai, cánh tay trên, cẳng tay, bàn tay, ngón cái và ngón trỏ; thường xuyên trở nên trầm trọng hơn khi cử động cánh tay hoặc cổ.Đôi khi, cơn đau cũng có thể lan từ cổ xuống cánh tay. Tê mặt ngoài của cẳng tay, ngón cái và ngón trỏ.
- C6C7: Rễ thần kinh C7 chịu trách nhiệm về cơ tam đầu và cơ gấp của cổ tay. Cơ tam đầu duỗi thẳng khuỷu tay và cơ gấp cổ tay làm cong cổ tay để đưa bàn tay về gần cẳng tay. Thoát vị đĩa đệm có thể gây yếu một hoặc cả hai nhóm cơ. Đau có thể lan xuống mặt sau của cánh tay và vào ngón tay giữa.
- C7T1: đau mặt trong cánh tay cẳng tay, tới ngón 4,5 yếu các cơ bàn tay.
Đối với thoát vị đĩa đệm ra sau vùng ngực
- T1T2: Dây thần kinh tủy sống T1 chịu trách nhiệm cho các ngón đeo nhẫn và ngón út và khu vực xung quanh xương sườn thứ nhất. Thoát vị ở đây có thể gây đau ở lưng hoặc ngực xung quanh xương sườn thứ nhất, hoặc đau ở ngón nhẫn hoặc ngón út.
- T2T3, T3T4, T4T5, T5T6: Các dây thần kinh tủy sống từ T2 đến T6 chịu trách nhiệm về các cơ giữa mỗi xương sườn, cơ liên sườn và da trên xương sườn. Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau lưng hoặc ngực ở phần xương sườn tương ứng.
- T7T8, T8T9, T9T10, T10T11, T11T12: Các dây thần kinh tủy sống từ T7 đến T11 chịu trách nhiệm về các cơ liên sườn của xương sườn tương ứng, da trên ngực và cơ bụng. Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau lưng, ngực hoặc bụng.
- T12L1: Các dây thần kinh cột sống T12 chịu trách nhiệm về cơ bụng và vùng da trên mông. Thoát vị đĩa đệm ở cấp độ này có thể gây đau vùng mông hoặc vùng bụng.
Đối với thoát vị đĩa đệm ra sau vùng thắt lưng
- L1L2: yếu cơ thắt lưng, đau mặt trước đùi, có thể gây khó khăn khi nhấc chân đi bộ lên cầu thang.
- L2L3: yếu cơ thắt lưng chậu , có thể gây khó khăn khi đi lên cầu thang và/ hoặc đau lan xuống mặt trước đùi.
- L3L4:Rễ thần kinh L3 chịu trách nhiệm về cơ tứ đầu đùi, nằm ở mặt trước đùi và giúp mở rộng- duỗi thẳng đầu gối: có thể yếu cơ tứ đầu đùi , có thể yếu khi duỗi thẳng chân và/ hoặc đau ở mông lan đến phần dưới của mặt trước đùi.
- L4L5: rễ thần kinh L4 chịu trách nhiệm về cơ tứ đầu đùi và 1 phần cơ chày trước. cơ tứ đầu đùi duỗi thẳng đầu gối và cơ chày trước đưa các ngón chân lên trong khi đi bộ. Có thể yếu khi duỗi thẳng đầu gối hoặc gấp ngón chân khi đi bộ. Cơn đau có thể lan toả từ mông đến đỉnh mặt sau của đùi và sau đó lan đến mặt trước trong của ống chân.
- L5S1: từ thắt lưng xuống mông, mặt sau- ngoài đùi, mặt trước- ngoài cẳng chân xuống mu chân, từ bờ ngoài bàn chân chéo qua mu chân đến ngón chân cái.
- Rễ S1: từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt sau- giữa đùi, mặt sau- ngoài cẳng chân xuống gót chân, gan chân, dọc bờ ngoài bàn chân đến ngón chân út.
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm ra sau
- Đau rễ thần kinh
- Rối loạn cảm giác
- Teo cơ
- Rối loạn vận động
- Rối loạn cơ thắt (rối loạn đại tiểu tiện)
- Hội chứng đuôi ngựa theo các tầng thoát vị đĩa đệm
- Gây tê liệt, tàn phế
- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi
Vì vậy khi có dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm bạn cần đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị triệt để
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ra sau tốt nhất hiện nay
Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều. Vậy làm sao chữa khỏi thoát vị mà không cần dùng thuốc.
Tại HTC, bằng việc kết hợp phương pháp điều trị HTCMT, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Chiropractic, Rehab… đã giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau. Bệnh nhân sau điều trị sinh hoạt bình thường, không còn phải chịu bất cứ sự khó chịu nào.
- HTCMT được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
- Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động
- Trị liệu chiropractic là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
- Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPT, Rehab, massage cơ sâu… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao khi điều trị tại HTC