Đau bàn tay khi chơi bóng bàn là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt ở những người mới chơi hoặc chơi sai kỹ thuật. Khi tập chơi với cường độ cao, hoặc dùng kỹ thuật chưa đúng. Cùng HTC tìm hiểu những nguyên nhân cụ thể, phân loại theo vị trí đau, và cách xử lý phù hợp tình trạng đau bàn tay khi chơi bóng bàn nhé:
Nguyên nhân phổ biến gây đau bàn tay khi chơi bóng bàn
- Căng cơ hoặc viêm gân: Do lặp lại các động tác đánh bóng quá nhiều hoặc không đúng kỹ thuật. Có thể gây viêm gân (đặc biệt là gân cổ tay hoặc các ngón tay).
- Cầm vợt sai cách hoặc quá chặt: Khi cầm vợt quá chặt, bạn sẽ tạo áp lực không cần thiết lên các nhóm cơ nhỏ ở bàn tay.
- Dụng cụ không phù hợp: Vợt quá nặng, hoặc tay cầm không phù hợp với kích thước tay.
- Chấn thương nhẹ hoặc quá tải: Do chơi quá lâu, không khởi động kỹ hoặc không nghỉ ngơi đủ.
Các chấn thương bàn tay thường gặp khi chơi bóng bàn
1. Viêm gân (Tendinitis)
-
Nguyên nhân: Lặp đi lặp lại các động tác đánh bóng, nhất là động tác topspin hoặc smash.
-
Triệu chứng: Đau vùng cổ tay hoặc ngón cái, nhất là khi cầm vợt hoặc xoay cổ tay.
-
Cách xử lý: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, sử dụng nẹp cổ tay nếu cần, và điều chỉnh kỹ thuật.
2. Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome)
-
Nguyên nhân: Tác động lặp lại và kéo dài ở cổ tay gây chèn ép dây thần kinh giữa.
-
Triệu chứng: Tê bì, đau, yếu lực tay, đặc biệt là ở ngón cái, trỏ, giữa.
-
Cách xử lý: Nghỉ ngơi, nẹp cổ tay, tập vật lý trị liệu, trong một số trường hợp cần can thiệp y tế.
3. Chấn thương va đập (Bruising hoặc Chấn thương phần mềm)
-
Nguyên nhân: Va chạm với bàn bóng bàn, với đối thủ hoặc khi đánh hụt bóng.
-
Triệu chứng: Đau, bầm tím, sưng ở vùng mu bàn tay hoặc ngón tay.
-
Cách xử lý: Chườm đá, băng nén, nghỉ ngơi.
4. Trật khớp ngón tay hoặc bong gân
-
Nguyên nhân: Cầm vợt sai cách hoặc va chạm mạnh làm ngón tay bị bẻ cong bất thường.
-
Triệu chứng: Đau dữ dội, sưng tấy, biến dạng khớp.
-
Cách xử lý: Cần cố định và đi khám chuyên khoa xương khớp hoặc chỉnh hình ngay.
-
5. Phồng rộp hoặc chai tay
-
Nguyên nhân: Ma sát liên tục giữa tay và cán vợt, đặc biệt khi cầm vợt sai kỹ thuật hoặc không dùng băng tay.
-
Triệu chứng: Da tay phồng, đau, sau đó hình thành vết chai.
-
Cách xử lý: Sử dụng băng cá nhân, thay cán vợt mềm hơn, điều chỉnh cách cầm vợt.
6. Căng cơ vùng tay và cổ tay
-
Nguyên nhân: Khởi động không kỹ, đánh bóng sai tư thế hoặc quá sức.
-
Triệu chứng: Mỏi, đau âm ỉ, giảm linh hoạt.
-
Cách xử lý: Nghỉ ngơi, chườm nóng/lạnh, massage, tập giãn cơ.
Cách phòng tránh đau bàn tay khi chơi bóng bàn
-
Khởi động kỹ trước khi chơi.
-
Học kỹ thuật cầm vợt và đánh bóng đúng cách.
-
Không tập luyện quá sức, đặc biệt khi mới bắt đầu.
-
Sử dụng vợt phù hợp với tay và kỹ thuật cá nhân.
-
Duy trì thể lực và linh hoạt cho cánh tay, cổ tay, bàn tay.
Cách xử lý nhanh với đau nhức bàn tay khi chơi bóng bàn
Với một số chấn thương thường gặp như bong gân, bầm dập cơ, giãn dây chằng ở mức độ vừa và nhẹ, việc đầu tiên cần làm chườm lạnh, điều này đặc biệt hiệu quả. Bạn có thể thực hiện tại nhà ngay sau khi bị chấn thương. Đá lạnh sẽ làm giảm đau, giảm viêm. Kỹ thuật chườm lạnh như sau: đá đập nhỏ, bọc trong túi nilon hoặc khăn mặt (Không chườm đá trực tiếp lên vết thương để tránh bỏng lạnh và không chườm vào vết thương hở). Chườm 15 phút, 1 ngày chườm 3-4 lần, mỗi lần cách nhau từ 3-4 tiếng. Chú ý theo dõi trong 48 tiếng nếu không thấy thuyên giảm cần đi khám ngay.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 99K (không mất thêm phụ phí)
Cách điều trị đau nhức bàn tay hiệu quả cao
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra hội chứng, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân.
Để điều trị bệnh lý vùng bàn tay hiệu quả thì việc điều trị cần đạt các mục tiêu sau:
- Hết toàn bộ các triệu chứng đau, viêm, nhức nhối, khó chịu
- Xử lý vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh
- Cấu trúc thần kinh, cơ xương khớp phục hồi sức mạnh và sự dẻo dai
- Toàn bộ biên độ vận động khớp bình thường, các cử động không còn bất cứ một khó chịu, đau đớn nào
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý đau cổ tay, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Tại sao bạn nên điều trị đau nhức bàn tay tại Phòng Khám HTC
- Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
- Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
- Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
- Chi phí thấp: Chỉ từ 250.000đ/buổi
- Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
- Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
- CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
- Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
- Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân
Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.
PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838