dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bị xẹp đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không?

Tag: bị xẹp đĩa đệm

Bị xẹp đĩa đệm khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày. Bệnh khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bị xẹp đĩa đệm là gì?

Xẹp đĩa đệm (Collapsed Disc) là tình trạng đĩa đệm bị mất nước trong thời gian dài. Tình trạng mất nước khiến đĩa đệm bị giảm sự mềm dẻo và đàn hồi. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới việc vận động của cột sống trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

bị xẹp đĩa đệm

Bệnh xẹp đĩa đệm cột sống được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Đĩa đệm bắt đầu bị lỏng lẻo. Những đốt xương sát lại nhau như đang bị dồn lực vào. Tuy nhiên, đốt lại xương bị thoái hóa. Bệnh ở giai đoạn này nếu được phát hiện sớm, chỉ cần điều trị đơn giản là đã có thể phục hồi như bình thường.
  • Giai đoạn hai: Ở giai đoạn hai, đốt xương liền nhau và đĩa đệm co rút lại. Tình trạng này dễ hình thành gai cột sống và những bệnh lý liên quan.
  • Giai đoạn cuối: Trong giai đoạn cuối, đốt xương đã dính liền thành một khối. Người bệnh bị đau nhiều vùng trên cơ thể, khó điều trị dứt điểm. Vì thế, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Người bệnh không nên chủ quan để bệnh phát tiến triển qua giai đoạn nghiêm trọng.

Nguyên nhân bị xẹp đĩa đệm

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xẹp đĩa đệm cột sống bao gồm:

  • Tuổi tác: Khi về già, tuổi càng cao thì những cơ quan trong cơ thể sẽ có xu hướng lão hóa và hình thành nên những tổn thương. Một trong những tổn thương do quá trình lão hóa chính là đĩa đệm bị mất nước, lượng nhân keo trong đĩa đệm bị giảm một cách đáng kể. Hơn nữa sau nhiều năm vận động, các đĩa đệm phải chịu áp lực từ các đốt sống, do đó đĩa đệm có xu hướng bị xẹp đi.

Nguyên nhân do tuổi tác thường rất khó cải thiện được tình trạng, tuy nhiên có thể ngăn ngừa bằng cách luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên hiện nay không chỉ có người lớn tuổi bị xẹp đĩa đệm mà còn có cả những người trẻ tuổi khi chỉ mới trong độ tuổi tầm 20 tuổi cũng đã gặp tình trạng xẹp đĩa đệm.

  • Do mắc các bệnh lý về xương khớp như: Loãng xương, thoái hóa cột sống… Từ 30 tuổi, lớp sụn khớp bắt đầu bị bào mòn và xương dưới sụn dần bị suy yếu. Đồng thời, lượng hormone cần thiết cho quá trình tạo xương cũng bắt đầu có biểu hiện bị rối loạn (đặc biệt ở phụ nữ)
  • Do công việc: Đối với những người làm việc văn phòng, tính chất công việc là phải ngồi lâu, giữ một tư thế sẽ khiến các đốt sống phải chịu lực ép trong khoảng thời gian dài. Theo thời gian các đĩa đệm bị đè nén lâu sẽ gây ra hiện tượng xẹp đĩa đệm. Hay những công việc phải lao động cực nhọc, bê vác những đồ vật nặng cũng là nguyên nhân trực tiếp tạo ra áp lực lên các đốt sống. Nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ xuất hiện những bệnh lý khác về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống…
  • Tổn thương cột sống: Rất nhiều nguyên nhân gây ra những tổn thương ở cột sống, có thể do chấn thương khi chơi thể thao hay tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Những tổn thương này sẽ gây ra các bệnh lý liên quan đến cột sống, trong đó có xẹp đĩa đệm. Do đó, nếu gặp bất kỳ chấn thương nào cũng cần phải điều trị một cách dứt điểm nhằm hạn chế các biến chứng sau này.

Cân nặng: Hiện này có khoảng 43% dân số thế giới đang có cân nặng vượt quá mức cho phép về tiêu chuẩn cân nặng dựa theo chiều cao (BMI). Ở thế kỳ 21, cân nặng đang là vấn đề của con người, nó không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động tiêu cực đến các cơ quan bên trong cơ thể. Một trong số đó là hệ thống xương khớp là cơ quan chịu tác động trực tiếp của cân nặng. Béo phì tạo nên áp lực cho các đốt sống, mỗi kilogam cân nặng tương ứng với một áp lực. Do đó người có cân nặng vượt mức thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp, bao gồm cả xẹp đĩa đệm. Nếu không cải thiện tình trạng cân nặng, sẽ xuất hiện những bệnh khác như thoái hóa khớp gối… Ngoài ra không chỉ những vấn đề về xương khớp, béo phì còn gây ra rất nhiều những căn bệnh khác.

Dấu hiệu nhận biết bị xẹp đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm cột sống không bỗng nhiên xuất hiện mà các triệu chứng sẽ phát triển dần dần. Giai đoạn mới khởi phát bệnh thường chỉ có các cơn đau nhẹ âm ỉ rồi tự hết khiến nhiều bệnh nhân chủ quan. Vì không có cảm giác đau dữ dội hay đau nhói vùng cột sống nên rất dễ bị bỏ qua. Lưu ý là thời gian phát bệnh dài không đồng nghĩa độ xẹp của đĩa đệm lớn. Nếu bạn cảm thấy đau nhức khó chịu khi vận động có thể kết hợp với những dấu hiệu sau đây để nhận biết tình trạng bệnh kịp thời:

  • Cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở khu vực cổ hoặc thắt lưng, gây khó khăn khi cử động.
  • Chỉ cần thay đổi tư thế hoặc di chuyển đột ngột (đứng lên, ngồi xuống, cúi gập người) thì cơn đau sẽ tăng dần, chỉ cần nghỉ ngơi và ngưng vận động thì cơn đau sẽ dịu dần đi. Đau đớn gây ra bởi xẹp đĩa đệm thường xuất hiện nhiều về đêm và gần sáng.Đĩa đệm cột sống bị xẹp thường đau lan tới các bộ phận khác như vai, tay. Tương tự, nếu đĩa đệm bị xẹp nằm ở cột sống lưng hoặc thắt lưng thì sẽ đau lan xuống mông, hông.
  • Do cấu trúc của đĩa đệm dần bị thoái hóa nên các khớp đốt sống sẽ dần hẹp lại, nhiều khả năng bị biến dạng cột sống.

Phương pháp điều trị xẹp đĩa đệm

Dùng thuốc

Những nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị xẹp đĩa đệm cột sống gồm nhóm thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), nhóm thuốc hỗ trợ xương khớp, nhóm thuốc giãn cơ và nhóm thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn và lưu thông máu.

bị xẹp đĩa đệm

Ngoài ra, một số trường hợp có thể chỉ định dùng thêm nẹp lưng để nâng đỡ cho cơ thể. Biện pháp này giúp hạn chế chấn thương bên trong, đồng thời giảm đau cho người bệnh.

 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nội khoa thường được chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh và nhiều giai đoạn bệnh. Phương pháp này đặc biệt tốt cho người bệnh trong giai đoạn tình trạng xẹp lún chưa tiến triển nghiêm trọng, vẫn còn cơ hội phục hồi.

Đối với các trường hợp xẹp đĩa đệm nặng, vật lý trị liệu hỗ trợ rất tốt cho các biện pháp giảm đau bằng thuốc. Phương pháp này giúp giảm đau tốt hơn, hỗ trợ cho các phương pháp phẫu thuật nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi. Khi điều trị bằng vật lý trị liệu, người bệnh thường được chỉ định thực hiện theo từng đợt.

Khi kết thúc một đợt, kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ đánh giá lại tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp cho các đợt tiếp theo tới khi phục hồi hoàn toàn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị xâm lấn thường được chỉ định trong các trường hợp tiến triển nặng, người bệnh đã điều trị thuốc, vật lý trị liệu và những phương pháp điều trị nội khoa khác nhưng không hiệu quả.

Phẫu thuật có thể giúp cải thiện sức khỏe, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh xẹp đĩa đệm. Tuy nhiên, bất kỳ loại phẫu thuật cũng tiềm ẩn một số biến chứng nhất định.

Vì thế, phương pháp này thường là lựa chọn điều trị cuối cùng. Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn và trao đổi ý kiến để đánh giá nguy cơ có khả năng xảy ra. Để hạn chế rủi ro, bạn nên lựa chọn phẫu thuật ở các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Phương pháp điều trị xẹp đĩa đệm hiệu quả cao

Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…

Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?

khám thoát vị đĩa đệm

Việc thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đánh giá toàn diện bệnh lý và tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho bệnh nhân

Tại HTC, bằng việc kết hợp phương pháp trị liệu độc quyền HTC kết hợp với hệ thống thiết bị đầu bảng, đã giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau. Bệnh nhân sau điều trị sinh hoạt bình thường, không còn phải chịu bất cứ sự khó chịu nào.

  • Trị liệu độc quyền HTC được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Ngoài ra phương pháp này còn giúp tăng cường chất dinh dưỡng giúp hệ xương được khỏe mạnh và vững trãi hơn. 
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động.
  • Trị liệu chiropractic là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
  • Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPTRehaby học cổ tryền… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao và duy trì kết quả lâu dài khi điều trị tại HTC.

điều trị thoát vị đĩa đệm

3 giai đoạn trị liệu đĩa đệm tại HTC

  • Giai đoạn 1: GIẢM TRIỆU CHỨNG, GIẢI PHÓNG CHÈN ÉP: Phòng khám HTC sử dụng các giải pháp tác động trực tiếp vào căn nguyên, phục hồi hư tổn nên dần dần các triệu chứng sẽ giảm đi, và bạn sẽ cảm nhận được ngay từ 1-3 buổi trị liệu.
  • Giai đoạn 2: PHỤC HỒI CẤU TRÚC ĐĨA ĐỆM, HỆ CƠ VÀ HỆ XƯƠNG: Sau khi giải phóng được sự chèn ép, giảm các triệu chứng, quá trình điều trị sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng cho đĩa đệm, đưa cấu trúc xương ổn định, các điểm co xoắn, trigger points trên hệ cơ mất đi, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ thể.
  • Giai đoạn 3: LẤY LẠI TOÀN BỘ BIÊN ĐỘ VẬN ĐỘNG, GIẢM NGUY CƠ TÁI PHÁT: Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 và 2, các bác sĩ HTC sẽ đưa ra các bài tập trị liệu giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh, dẻo dai, các biên độ vận động tối đa qua đó có thể sinh hoạt và làm việc như người bình thường.

phòng khám cơ xương khớp htc có tốt không

Kết thúc trị liệu bệnh nhân hết đau đớn, sinh hoạt vận động tốt

Xem thêm: Khách hàng chia sẻ

Tại sao lựa chọn HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn?

  • Hiệu quả cao, kết quả duy trì lâu dài
  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài và  các bệnh viện lớn
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: mỗi buổi 60-90 phút, 1 tuần 2-3 buổi, không cần nghỉ làm
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiệu quả nhận được ngay sau 1-3 buổi trị liệu.
  • Chi phí minh bạch, phù hợp với mọi người
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi.
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân.

chữa đau xương khớp ở đâu tốt nhất tại hà nội

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám

INBOX HOẶC LIÊN HỆ 096.369.1010 – 090.432.8838 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Bị xẹp đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống

35
23/07/2024
Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống là tình trạng đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí, chèn ép ống sống. Bệnh gây đau lưng, tê bì chân tay, yếu cơ, thậm chí liệt. Tỷ lệ mắc bệnh cao, ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Hiểu biết về bệnh và phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến...
Bị xẹp đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm l5 S1 - Nguyên nhân và cách điều trị

101
19/07/2024
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng đĩa đệm giữa đốt sống L5 và S1 bị thoát ra khỏi vị trí bình thường. Bệnh thường gặp ở người trung niên, gây đau lưng, tê bì chân. Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng sống. Thoát vị đĩa đệm L5 S1 đòi hỏi sự quan tâm,...
Bị xẹp đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

92
17/07/2024
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức...
Bị xẹp đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không?

Chữa thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào? 8 Địa chỉ uy tín Hà Nội

99
15/07/2024
Cột sống là một cấu trúc phức tạp gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, được nối với nhau bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm đóng vai trò như một lớp đệm giữa các đốt sống, giúp cột sống linh hoạt và chịu lực tốt. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về việc lựa chọn bệnh viện điều trị thoát vị đĩa đệm phù...
Fanpage
Zalo
Phone