Đau nhức xương bả vai do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Do đó, việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp người bệnh nhận được phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa triệu chứng tiến triển nghiêm trọng.
Đau nhức xương bả vai là gì?
Đau bả vai hay đau xương bả vai là tình trạng vùng xương bả vai bị đau nhức, dẫn tới việc khó cử động cánh tay, sưng khớp và hạn chế vận động. Xương bả vai gồm hai xương có hình tam giác ở khu vực lưng trên, nằm ở 2 bên cột sống. Chúng cho phép vai thực hiện những chuyển động xoay phía trước và phía sau, nâng và hạ vai.
Nguyên nhân đau nhức xương bả vai
Đau xương bả vai do sinh hoạt, vận động sai tư thế
Nằm ngủ hay lao động với tư thế không phù hợp như: gối đầu cao, nằm nghiêng 1 bên, nằm co quắp; ngồi làm việc suốt nhiều giờ đồng hồ nhưng không vận động thư giãn… có thể khiến cho các cơ vùng cổ vai gáy bị căng cứng, máu lưu thông kém. Ở những người trung niên và cao tuổi, hệ mạch máu và xương khớp dần bị lão hóa càng dễ mắc phải triệu chứng này.
Loãng xương
Loãng xương do thiếu canxi có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp. Đặc biệt, phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở đi, nội tiết tố nữ bị suy giảm khiến hệ xương khớp suy yếu, nguy cơ loãng xương cao gây tình trạng đau xương bả vai.
Một số dấu hiệu đau bả vai do loãng xương là: đau nhức nhối tập trung ở vùng bả vai, có thể lan ra vùng gáy gây đau nửa đầu hoặc kèm theo tê mỏi cánh tay, lực tay yếu, khó cầm nắm vật nặng, chuột rút…
Chấn thương vùng bả vai
Những người từng bị chấn thương ở vùng bả vai do va đập, té ngã, gãy xương trong quá trình lao động, thể thao và sinh hoạt hằng ngày cũng có thể bị đau tái phát sau khi lành bệnh. Nguyên nhân là do bệnh nhân không chú ý giữ gìn và chăm sóc cơ thể, làm việc quá sức, khuân vác vật nặng, ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến xương bả vai bị suy yếu sớm và gây đau nhức.
Bệnh lý về xương khớp gây đau xương bả vai
Đau nhức ở xương bả vai có thể liên quan đến tổn thương ở cột sống cổ. Điển hình như thoát vị đĩa đệm, trượt đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh… Tổn thương đốt sống cổ ở lỗ tiếp hợp sẽ chèn ép dây thần kinh tủy sống và kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh này là gáy, bả vai, cánh tay.
Ngoài ra, một số bệnh lý xương khớp thường gặp như: viêm khớp, viêm xương, ung thư xương, lao xương,… cũng gây đau bả vai.
Làm thế nào để điều trị đau nhức xương bả vai?
Tùy theo mức độ và nguyên nhân, những trường hợp đau nhức bả vai có thể áp dụng nhiều cách điều trị khác nhau, cụ thể:
1. Thư giãn cho khớp vai
Phương pháp này có thế áp dụng khi người bệnh bị đau nhức bả vai do căng cơ quá mức, khi tham gia hoạt động thể thao hoặc khi làm các công việc nặng nhọc. Phần lớn cơn đau do các nguyên nhân này đều có thể tự khỏi khi người bệnh dành đủ thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi, tránh làm việc hay hoạt động nhiều. Biện pháp này sẽ giúp các cơ bắp, sụn viền, dây chằng vùng bả vai đang chịu áp lực căng thẳng do hoạt động quá mức được thả lỏng và thư giãn hơn.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyên người bệnh chỉ áp dụng biện pháp này tối đa là 3 ngày. Nếu sau khoảng thời gian này, triệu chứng đau vẫn không thuyên giảm, bạn nên lựa chọn phương pháp khác. Do nằm quá nhiều có thể gây mỏi lưng và hạn chế lưu thông tuần hoàn.
2. Chườm nóng là cách chữa đau nhức bả vai
Nhiệt lượng tỏa ra từ những vật nóng sẽ giúp thư giãn phần cơ bả vai đang căng cứng, tăng lưu thông máu tới khu vực đau, giúp giảm cảm giác đau nhức, sưng viêm ở vùng bả vai. Chườm nóng cũng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn.
3. Uống thuốc giảm đau
Nếu cơn đau dữ dội, cảm thấy khó chịu, không thể thực hiện bất cứ động tác nào hoặc triệu chứng sưng viêm nặng nề, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng, giúp giảm sưng viêm cho người bệnh.
Tùy thuộc mức độ đau, người bệnh có thể được chỉ định dùng 2 nhóm sau:
- Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: Thuốc giúp giảm đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ, đồng thời đối phó với tình trạng sưng viêm. Nhóm thuốc này chuyên dùng trong điều trị triệu chứng đau nhức do viêm. Một số thuốc thường được chỉ định dùng trong nhóm này là Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen sodium…
- Thuốc giảm đau: Thuốc giúp cải thiện các cơn đau nhức nghiêm trọng một cách nhanh chóng nhờ vào sự ức chế tín hiệu gây đau từ hệ thần kinh. Thuốc giảm đau phát huy tác dụng sau khoảng 10 – 15 phút từ khi sử dụng. Người bệnh sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu. Một số loại thuốc giảm đau thường được kê là Acetaminophen, Aspirin…
4. Xoa bóp bấm huyệt và Vật lý trị liệu
Người bệnh sẽ được xoa bóp bấm huyệt, châm cứu để giúp giãn cơ, thư giãn vùng bả vai sưng đau, sau đó thực hiện những phương pháp trị liệu vật lý để nâng cao hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị giảm đau bằng xung điện, nhiệt năng, sóng ngắn hoặc sóng siêu âm. Thêm vào đó, những phương pháp như kéo giãn, nắn, các bài tập vận động chuyên cho vùng bả vai sẽ giúp người bệnh điều trị tình trạng đau nhức bả vai hiệu quả.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Cách điều trị đau nhức xương bả vai hiệu quả cao tại HTC
Với bệnh lý này trước hết phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, việc chuẩn đoán đúng bệnh rất quan trọng để tránh những đau đớn không đáng có và tiến triển nặng ở bệnh nhân
Mục tiêu điều trị bao gồm:
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý khớp vai, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
Tại sao bạn nên điều trị đau nhức xương bả vai tại HTC
- Tại HTC đây là một trong các bệnh lý phổ biến
- Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh thuyên giảm chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
- Tiết kiệm thời gian: 1 tuần bạn chỉ cần điều trị từ 2-3 buổi vào giai đoạn đầu, sau đó giảm dần 1 buổi/tuần, 1 buổi/tháng…
- Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
- Phương pháp này giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
- CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
- Chi phí hợp lý ai cũng có thể điều trị được
- Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
- Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân