Mỏi khớp gối về đêm không chỉ khiến người bệnh trằn trọc khó ngủ, cơn đau này có thể kéo dài đến ngày hôm sau, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý.
Mỏi khớp gối về đêm do đâu?
Khớp gối có cấu tạo phức tạp, nó là tổ hợp của gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp. Khớp dễ bị ảnh hưởng và thường kéo theo cơn đau vì đây là vị trí tiếp giáp, liên kết 3 xương chính gồm xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân, giúp đầu gối nâng đỡ được cơ thể. Bệnh đau khớp gối cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí người bệnh có thể bị teo cơ, bại liệt suốt đời.
Vào ban đêm, khớp gối thường đau hơn xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Thay đổi thời tiết gây mỏi khớp gối về đêm
Ban đêm, nhiệt độ thấp hơn hoặc có gió lạnh khiến nhiều người lên cơn đau khớp gối. Những người lớn tuổi hay người có tiền sử bị viêm khớp gối thường sẽ gặp tình trạng này thường xuyên hơn.
Ban ngày thường xuyên vận động khớp gối
Ban ngày nếu một người hoạt động đi lại nhiều, đứng trong thời gian dài hoặc thường xuyên cúi xuống để nâng vác vật nặng sẽ dễ gây ảnh hưởng lên khớp gối. Khớp gối bị tổn thương kéo theo các cơn đau nhức về ban đêm.
Béo phì
Những người thừa cân sẽ gây áp lực đè nén lên khớp gối vì đây là bộ phận chịu trách nhiệm nâng đỡ gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể. Với những người béo phì, tình trạng đau khớp gối có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất kể là ban ngày hay ban đêm.
Tác dụng phụ của thuốc
Nghe có vẻ đáng lo ngại nhưng sự thật đúng là một số loại thuốc, chẳng hạn như Statin thường được chỉ định cho người có cholesterol máu cao có thể khiến nhiều người bị đau khớp gối, nhất là vào ban đêm.
Do bệnh lý
Cũng có trường hợp bệnh nhân đau nhức đầu gối khi ngủ xuất phát từ các bệnh lý như viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, hoại tử xương khớp gối, u xương, chấn thương dây chằng ở gối, …
- Viêm khớp gối: Nguyên nhân phổ biến nhất của đau đầu gối là viêm khớp gối. Mỗi lúc bạn nghỉ ngơi, các cơ xung quanh đầu gối cũng được thư giãn nên bạn dễ cảm thấy cơn đau vào ban đêm hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn bị viêm khớp do nhiễm khuẩn thì còn có thể bị sốt.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, có thể góp phần gây đau đầu gối do hệ thống miễn dịch tấn công sai khớp.
- Bệnh gút: Khi Axit uric dư thừa và lắng đọng thành tinh thể trong khớp sẽ khiến bệnh gút khởi phát, gây đau và sưng. Khi bị gút, những cơn đau khớp gối sẽ thường xuất hiện vào ban đêm.
- Viêm gân: Gân bị viêm sẽ gây đỏ, sưng và đau đầu gối. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này là những người sử dụng đầu gối quá mức hoặc các vận động viên bộ môn nhảy.
Đau khớp gối về đêm khiến người bệnh rất khó chịu, khó ngủ, thậm chí mất ngủ. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng sống và khiến bạn có nguy cơ bị tàn phế suốt đời nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.
Vì sao mỏi khớp gối về đêm thường nặng hơn về đêm khi đi ngủ?
Trên thực tế, có rất nhiều tác nhân khiến bạn cảm thấy đầu gối bị đau dữ dội hơn về đêm, nhưng tình trạng này chủ yếu xuất phát từ 2 lý do sau:
1. Cơ thể đang bước vào trạng thái thư giãn
Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau đầu gối vào ban đêm một cách chân thực hơn. Do lúc này tâm trí đang được thả lỏng, nên hệ thần kinh cũng sẽ trở nên nhạy cảm và phản ứng mạnh mẽ hơn với những cơn đau.
Bên cạnh đó, khi đi ngủ, lượng cortisol trong cơ thể được sản xuất ít hơn. Ở mức độ vừa phải, cortisol đem đến tác dụng giảm viêm, kiểm soát cơn đau. Vì thế, lượng cortisol trong cơ thể ít hơn khi đi ngủ sẽ khiến người bệnh thấy đau gối, khó chịu hơn.
2. Sự yên tĩnh làm tăng khả năng cảm nhận
Khi ngủ, cơ thể chúng ta thường không có nhiều hoạt động khác để tạm quên đi cảm giác đau nhức. Ngoài ra, sự yên tĩnh của môi trường xung quanh sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu nhiều hơn với cơn đau tại khu vực đầu gối, đồng thời cảm nhận được cường độ đau một cách rõ ràng hơn.
Cách điều trị mỏi khớp gối về đêm
– Tắm nước ấm trước khi đi ngủ:
Tắm nước ấm 20 phút trước khi ngủ không chỉ giúp thư giãn thần kinh mà còn có thể làm dịu các cơn đau nhức và khiến bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
– Chườm nóng:
Thay vì tắm nước ấm, bạn có thể sử dụng một túi hay chai thủy tinh đựng nước nóng và áp vào đầu gối. Khi thực hiện tốt nhất nên quấn một chiếc khăn mỏng xung quanh đầu gối để tránh bị bỏng.
Liệu pháp nhiệt giúp giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu đến cung cấp dưỡng chất sửa chữa những tổn thương ở khớp gối. Mỗi lần bạn có thể chườm nóng khoảng 15-20 phút và lặp lại nhiều lần nếu cơn đau vẫn tiếp tục xuất hiện vào ngày hôm sau.
– Giữ đầu gối được nâng cao khi ngủ:
Nếu bạn nằm ngủ ở tư thế ngửa, hãy thử kê một chiếc gối ngay bên dưới 2 đầu gối. Việc nâng cao khớp gối suốt cả đêm sẽ giúp trách được hiện tượng tích tụ dịch ở đầu gối và giảm sưng đau.
Tuy nhiên, nếu tư thế nằm nghiêng khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, hãy kẹp một chiếc gối ở giữa để nâng phần đầu gối bị tổn thương lên cao.
– Chườm lạnh:
Giải pháp chườm lạnh thích hợp cho những đối tượng bị đau nhức khớp gối về đêm do chấn thương. Bạn lấy một túi đá lạnh chườm vào chỗ đau 20 phút, tình trạng sưng đau đầu gối sẽ được cải thiện.
– Tập các bài tập tăng cường cơ bắp cho khớp gối:
Điều này sẽ giúp khớp gối có khả năng chịu lực tốt hơn và đỡ bị chấn thương. Bạn có thể thực hiện một số bài tập chữa đau khớp gối dễ thực hiện như:
- Nằm ngửa trên giường, tay chân duỗi thẳng và nâng không lên cao. Sau đó từ tự hạ hông xuống.
- Bạn ngồi hoặc nằm, nâng chân lên xuống. Cố gắng giữ cho chân luôn thẳng.
Với các bài tập trên, mỗi lần bạn thực hiện khoảng 8 – 12 lần. Lặp lại 3 lần mỗi tuần để sớm thấy được kết quả.
– Lựa chọn trang phục phù hợp:
Khi bị đau khớp gối, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển ra khỏi giường hoặc thay đổi tư thế trong lúc ngủ. Hãy thử một bộ đồ ngủ rộng rãi được làm bằng chất liệu satin. Chúng trơn nên không gây ma sát ở đầu gối và giúp bạn dễ dàng điều chỉnh tư thế khi ngủ.
– Cải thiện mỏi khớp gối về đêm bằng chế độ ăn hợp lý:
Thêm rau xanh, các chất béo lành mạnh và chất đạm từ thịt nạc sẽ giúp bạn giảm viêm và kiểm soát tốt cân nặng. Điều này thật sự có lợi khi bạn đang bị viêm khớp gối. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế ăn đồ mặn, thịt mỡ. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm sau:
- Các loại cá giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ
- Rau cải xoăn, bina, súp lơ xanh giúp bổ sung hàm lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể
- Các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là quả việt quất, mâm xôi hay dâu tây.
- Thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu khi chế biến thức ăn.
- Ăn các loại đậu giúp bổ sung chất xơ và chất đạm lành mạnh cho cơ thể.
– Giảm cân nếu đang bị béo phì:
Giữ trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp sẽ giúp tránh được căng thẳng lên khớp gối. Nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn kiêng lành mạnh nếu cơn đau của bạn có liên quan đến béo phì.
Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
- Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
- Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
- Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
- Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
- Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
ỨNG DỤNG BỘ 3 SÓNG TẦN SỐ CAO – ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG MỎI KHỚP GỐI VỀ ĐÊM TẠI HTC
- Sóng xung kích Shockwave Tần số cao 6000 – tác động trực tiếp vào vị trí tổn thương, gai xương giúp hết đau nhức, tiêu viêm, tiêu dịch thừa, tan các điểm vôi hóa, tạo colagen kích thích quá trình sửa chữa của hệ cơ xương và dây chằng
- Sóng siêu âm: Sử dụng tần số lên tới 3MHz giúp tiêu viêm sâu, tăng tái tạo tế bào mới khỏe mạnh, tăng dinh dưỡng giúp phục hồi cấu trúc sụn khớp
- Sóng điện xung: Sử dụng 200 dòng trị liệu chuyên sâu được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân giúp làm khỏe toàn bộ hệ thống cơ dây chằng, điểm bám quanh khớp từ đó giúp bệnh nhân đi lại tốt, ngăn chặn tái phát.
- Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như điều trị cơ sâu HTC, vật lý trị liệu, y học cổ truyền … giúp giảm đau, cải thiện chức năng đi lại.
- Hiệu quả với các ca bênh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi
Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.
Ưu điểm của phương pháp:
- Thời gian điều trị: 45-60 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch trước không cần chờ đợi, không phải nghỉ làm.
- Hiệu quả đạt 85-95%, cảm nhận ngay sau 1-3 buổi trị liệu
- An toàn, không dùng thuốc, không tiêm, không tác dụng phụ
- Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người
Hiệu quả thực tế được chia sẻ từ chính khách hàng
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám.
INBOX HOẶC LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
- PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP HTC
- SỐ 10 LÊ QUÝ ĐÔN, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
- HOTLINE: 096.369.1010