Nếu bạn đang bị chấn thương viêm cân gan bàn chân thì chắc chắn các bài tập vật lý trị liệu là một phương pháp cần thiết. Đây là một trong những cách chữa lành cơn đau nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Trong bài viết này, hãy cùng lưu lại những bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân tại nhà nhé.
Viêm cân gan bàn chân là gì?
Viêm cân gan bàn chân là tình trạng cân gan bàn chân bị tổn thương, dẫn đến các cơn đau ở lòng bàn chân. Cân gan chân có cấu tạo từ các sợi collagen trải dài từ xương gót chân đến chỏm của các xương bàn chân gần gót chân. Dải gân này chịu lực tác động khá lớn từ trọng lực của cả cơ thể. Do đó cũng rất dễ bị chấn thương khi vận động, đứng lâu hoặc tuổi già. Đây cũng là những nguyên nhân chính gây viêm cân gan bàn chân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: mang giày dép không đúng cách, các bệnh về xương khớp, người thừa cân – béo phì, người có cấu tạo bàn chân bẹt.
Viêm cân gan bàn chân có thể phân biệt thông qua một số triệu chứng như:
- Đau lòng bàn chân, gót chân có tính chất đau nhói như bị vật nhọn đâm.
- Cơn đau thường tăng dần mức độ từ nhẹ đến nặng dần. Đặc biệt đau vào buổi sáng khi ngủ dậy.
- Chỉ xảy ra ở một bên chân.
- Ngồi, nằm không đau. Đau tăng khi chạy, giảm dần khi đi bộ hay không dùng trọng lượng cơ thể ép lên bàn chân.
- Khi thực hiện các động tác uốn cong chân hay co giãn bàn chân, ngón chân hướng về phía ống chân thì đau tăng.
Các phương pháp điều trị viêm cân gan bàn chân
Viêm cân gan bàn chân có thể chia ra làm 2 mức độ, viêm cân bàn chân cấp và mãn tính. Tùy theo các mức độ mà các phương pháp điều trị cũng khác nhau. Trong đó, một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như:
- Nghỉ ngơi điều độ.
- Chườm lạnh: Đặt một vài viên đá vào túi vải hoặc khăn mềm rồi áp lên vùng đau khoảng 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần giúp giảm viêm và sưng đau hiệu quả.
- Dùng thuốc điều trị không kê đơn: Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong điều trị viêm cân gan bàn chân. Tác dụng thuốc là chống viêm và giảm đau nhanh.
- Phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh chuyển nặng. Nhưng cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân
Vật lý trị liệu là phương pháp an toàn, hiệu quả dành cho những người bị viêm cân gan bàn chân. Các bài tập này có thể ứng dụng ngay tại nhà, văn phòng hoặc bất kỳ đâu. Cùng lưu lại những bài tập dưới đây:
Bài tập 1: Kéo giãn cơ lòng bàn chân
- Bước 1: Ngồi trên ghế, chân bên đau gác lên đầu gối chân không đau.
- Bước 2: Một tay giữ gót chân, tay kia giữ phần đầu các ngón.
- Bước 3: Tay giữ phần đầu các ngón cố gắng kéo phần đó về phía cẳng chân giúp làm căng phần cơ ở gan bàn chân. Giữ ở mức căng tối đa trong vòng 10 giây thì thả lỏng tay.
- Bước 4: Thực hiện động tác kéo căng như vậy từ 5 – 10 lần.
Bài tập 2: Kéo giãn bắp chân
- Bước 1: Người tập đứng đối diện mặt tường, cách tường khoảng hai đến ba bước chân.
- Bước 2: Hai tay chống vào tường, chân không đau bước lên phía trước một bước.
- Bước 3: Hơi chùng gối của chân trước xuống, hạ thấp trọng tâm đồng thời kéo căng phần mặt sau bắp chân của chân bên đau. Chân đau luôn thẳng gối.
- Bước 4: Giữ tư thế trong khoảng 10 giây thì thả lỏng trở về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 5 – 10 lần.
Bài tập 3: Lăn bóng
- Bước 1: Ngồi trên ghế, đặt quả bóng dưới đất (có thể sử dụng bóng tennis, bóng chơi golf).
- Bước 2: Đặt lòng bàn chân bên đau lên trên quả bóng.
- Bước 3: Dùng chân đó di chuyển quả bóng từ phần gót chân cho tới các ngón chân. Khi di chuyển cần tác dụng một lực vừa phải lên quả bóng nhằm làm giãn cân gan bàn chân. Thực hiện động tác trong 3 – 5 phút.
Bài tập 4: Nhặt khăn
- Bước 1: Người tập ngồi trên ghế cao, đầu gối vuông góc chạm mặt đất.
- Bước 2: Đặt khăn dưới chân đau.
- Bước 3: Dùng các ngón chân co lại, kẹp khăn vào giữ phần đốt ngón và nhấc lên khỏi mặt đất. Cảm nhận sự căng cơ ở phần gan bàn chân.
- Bước 4: Đưa khăn lên khỏi mặt đất khoảng 10 giây.
- Bước 5: Thả khăn xuống và trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện động tác 5 – 10 lần.
Bài tập 5: Tập với dây thun
- Bước 1: Người tập ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng song song. Dùng dây thun có độ đàn hồi tốt.
- Bước 2: Vòng dây thun qua lòng bàn chân sao cho điểm giữa dây thun ở vị trí lòng bàn chân.
- Bước 3: Hai tay cầm hai đầu dây thun.
- Bước 4: Dùng tay kéo hai đầu dây thun về phía thân người để chân đau nhấc lên khỏi mặt đất. Cảm nhận sự kéo căng mặt sau cẳng chân.
- Bước 5: Giữ tư thế trong 10 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 5 – 10 lần.
PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI
HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Những ưu điểm nổi bật khi tập vật lý trị liệu tại HTC đó là:
- Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
- Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
- Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le, BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
- Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
- Các bài tập vật lý trị liệu chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
- Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
- Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
- Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
- Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.