Đau đầu gối khi chạy bộ là tình trạng dễ gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó khiến bạn cảm thấy khó khăn khi vận động và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy, làm thế nào để khắc phục hiệu quả tình trạng này? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc trưng của cơn đau đầu gối khi chạy bộ
Đau đầu gối khi chạy bộ thường là những cơn đau âm ỉ, đau nhức xung quanh đầu gối, đặc biệt là khu vực kết nối với xương đùi. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận biết tình trạng này qua một số biểu hiện sau:
- Cơn đau có thể xuất hiện ở xung quanh hoặc phía sau xương bánh chè, nhưng phổ biến nhất là vị trí phía trước xương bánh chè. Đau khi gập đầu gối để chạy bộ, ngồi xổm, quỳ xuống, thậm chí là động tác đơn giản như đứng lên ngồi xuống.
- Sưng viêm đầu gối, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
- Có cảm giác ma sát ở đầu gối, nghe thấy tiếng kêu lạo xạo ở đầu gối khi cử động hoặc khi thay đổi thời tiết.
Nguyên nhân đau đầu gối khi chạy bộ
Gối là khớp có tần suất hoạt động liên tục, nó phải gánh chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Đặc biệt là khi chạy bộ, các tác động lặp đi lặp lại có thể làm gia tăng căng thẳng cho khớp gối. Vì vậy, đau đầu gối khi chạy bộ là vấn đề xương khớp phổ biến mà nhiều người gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của tình trạng này.
Nguyên nhân cơ bản
Đau đầu gối khi chạy bộ có thể do một số nguyên nhân cơ bản sau:
– Chạy bộ sai kỹ thuật: Chạy bộ là bộ môn thể thao tưởng chừng đơn giản nhưng bạn cũng cần trang bị cho mình một số kỹ thuật nếu không muốn bị chấn thương. Một số kỹ thuật sai có thể dẫn tới đau đầu gối khi chạy bộ là:
- Không khởi động trước khi chạy
- Không sử dụng giày chạy bộ chuyên dụng
- Chạy quá nhanh lúc mới bắt đầu
- Điểm tiếp đất sai
- .v.v.
– Lạm dụng đầu gối: Việc sử dụng đầu gối quá nhiều hoặc thực hiện các động tác cúi gập gối thường xuyên như chạy bộ có thể kích thích các mô bên trong và xung quanh bánh chè, điều này làm gia tăng áp lực cho khớp gối.
– Chấn thương: Các chấn thương ở mắt cá chân, hông hoặc khớp gối đều có thể gây thay đổi cơ chế sinh học ở đầu gối. Điều này dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ hoặc đi bộ.
– Cơ đùi yếu hoặc không cân đối: Cơ đùi đóng vai trò cố định xương bánh chè khi đầu gối bị uốn cong hoặc căng giãn. Nếu cơ này bị suy yếu hoặc chấn thương, việc vận động có thể khiến xương bánh chè bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và xuất hiện triệu chứng đau nhức đầu gối.
– Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể cao quá mức có thể làm gia tăng áp lực ở đầu gối. Khi chạy bộ, trọng lượng này chèn ép lên các khớp và dây thần kinh, gây áp lực tăng gấp 1,5 lần so với bình thường lên khớp đầu gối, từ đó dẫn tới các cơn đau đầu gối nghiêm trọng.
– Một số vấn đề về bàn chân: Một số vấn đề về bàn chân bao gồm vòm chân cong quá mức, bàn chân phẳng,… có thể dẫn đến cơn đau đầu gối khi chạy bộ với cường độ trung bình và cao.
Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh đó, tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp phổ biến, cụ thể:
– Lệch khớp: Lệch khớp là tình trạng xương từ hông đến mắt cá chân bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Khi ấy, xương bị ảnh hưởng nhiều nhất là xương bánh chè. Điều này khiến cho xương bánh chè di chuyển không linh hoạt trong quá trình bạn chạy bộ, từ đó dẫn đến tình trạng đau đầu gối kéo dài.
– Viêm gân bánh chè: Viêm gân bánh chè có thể dẫn đến các cơn đau ở phía trước, bên dưới và hai bên đầu gối, thậm chí còn có biểu hiện sưng ở đỉnh đầu gối. Cơn đau có thể ở mức độ nhẹ nhàng và bạn chỉ cảm nhận được khi chạy bộ hoặc tập thể dục.
– Gãy xương bánh chè: Đây là xương đóng vai trò quan trọng đối với hệ xương khớp, nó phụ trách các hoạt động uốn cong, co giãn và di chuyển đầu gối. Do vậy, khi bị chấn thương, nứt hoặc gãy xương bánh chè, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức đầu gối khi chạy bộ và khi thực hiện một số hoạt động khác liên quan đến khớp gối.
– Thoái hóa khớp gối: Theo các chuyên gia, người bệnh thoái hóa khớp gối khi chạy bộ với cường độ cao có thể khiến cho các khớp bị hao mòn nhanh hơn, từ đó dẫn tới cơn đau đầu gối âm ỉ và kéo dài.
– Hội chứng dải chậu chày: Dải chậu chày là một mảnh mô sợi dày và chắc chắn, bắt đầu từ hông, chạy dọc theo đùi và gắn với đỉnh xương chày hoặc xương ống chân. Nếu vị trí này căng do bị chèn ép hoặc lạm dụng quá mức, nó có thể cọ xát với các xương xung quanh gây viêm và đau. Cơn đau do hội chứng dải chậu chày thường trở nên nghiêm trọng hơn bị bạn chạy bộ hoặc đi lên xuống cầu thang.
Đau đầu gối khi chạy bộ có nguy hiểm không?
Nhiều bệnh nhân còn chủ quan và họ nghĩ rằng sau một thời gian các triệu chứng đau nhức đầu gối khi chạy bộ sẽ tự khỏi. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Nếu tình trạng này bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản như lạm dụng đầu gối quá mức, thừa cân,… bạn cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hằng ngày và áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà đơn giản để giúp nhanh chóng cải thiện triệu chứng và lấy lại khả năng vận động linh hoạt vốn có.
Trong trường hợp đau đầu gối khi chạy bộ là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp, bạn cần đặc biệt chú ý bởi đây là những bệnh mạn tính, cần phát hiện càng sớm càng tốt để việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, hoại tử xương, bại liệt,…
Đau đầu gối khi chạy bộ sẽ nguy hiểm nếu đó là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp. Ngoài ra, nếu nó xuất phát từ những nguyên nhân không bệnh lý mà bạn chủ quan, không tìm hiểu để thay đổi thì về lâu dài đầu gối sẽ bị tổn thương, gây cản trở lớn tới cuộc sống hằng ngày.
Chẩn đoán tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ
Đau đầu gối khi chạy bộ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Khi đến thăm khám tại bệnh viện, đầu tiên bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi về tiền sử y tế của bạn. Đồng thời, việc kiểm tra các khu vực sưng đau ở đầu gối và xương bánh chè có thể giúp xác định các chấn thương ban đầu. Tiếp theo, các chuyên gia y tế sẽ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định rõ hơn về tình trạng đau nhức đầu gối:
- Chụp X-quang để kiểm tra về sự tổn thương xương, dấu hiệu sai lệch hoặc viêm khớp.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định sự có mặt của hao mòn sụn khớp.
- Nội soi khớp – một thủ thuật xâm lấn tối thiểu có thể quan sát được bên trong khớp gối để xác định các bệnh lý liên quan.
Biện pháp khắc phục đau đầu gối khi chạy bộ
Việc lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đau đầu gối khi chạy bộ. Do đó, xác định rõ nguyên nhân là cách tốt nhất để hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số biện pháp điều trị dưới đây.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Đối với tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà sau:
Nghỉ ngơi
Tránh bất kỳ hoạt động nào có thể khiến cho đầu gối bị sưng, từ đó giúp khớp có thời gian để chữa lành. Đặc biệt, bạn cần lưu ý không thực hiện các bài tập hoặc hoạt động mang vác khối lượng nặng, điều này có thể làm trầm trọng thêm chấn thương ở đầu gối.
Băng ép đầu gối
Sử dụng băng ép giúp ngăn dịch tích tụ trong và xung quanh khớp, từ đó có thể ngăn ngừa được tình trạng sưng viêm đầu gối. Bạn nên chọn loại băng rộng để giúp tạo áp lực vừa đủ mà không cản trở quá trình lưu thông máu. Lưu ý rằng quấn băng phải chắc chắn nhưng không được quá chặt.
Chườm đá
Chườm đá lên đầu gối sẽ khiến cho các mạch gần khớp co lại, từ đó tình trạng sưng viêm được cải thiện rõ rệt. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày, mỗi lần chườm trong khoảng 20 phút.
Lưu ý: Bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh. Thay vào đó, hãy đặt đá vào một túi nhựa có thể buộc kín, sau đó bọc túi kín trong một chiếc khăn sạch trước khi chườm lên da.
Kê cao đầu gối
Khi nghỉ ngơi, đầu gối bị sưng cần được kê cao hơn tim. Điều này giúp thoát dịch khỏi khớp và giảm lưu lượng máu đến khớp, từ đó tình trạng sưng viêm đầu gối được cải thiện đáng kể.
Sử dụng thuốc Tây
Đối với trường hợp đau cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc như:
– Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau không kê đơn được chỉ định đầu tay đối với bệnh nhân đau đầu gối khi chạy bộ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng kết hợp Paracetamol với Tramadol hoặc Opioid để tăng hiệu quả giảm đau. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào mức độ đau của bạn.
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Một số NSAIDs được sử dụng phổ biến trên thị trường như meloxicam, celecoxib, diclofenac,… có tác dụng chống viêm và giảm đau rất tốt. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều thuốc.
– Tiêm Glucocorticoid: Đối với tình trạng đau đầu gối nghiêm trọng, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng Glucocorticoid đường tiêm hơn đường uống vì khi đưa thuốc trực tiếp vào khớp gối, nó sẽ phát huy tác dụng điều trị nhanh chóng hơn.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là phương pháp hiệu quả và an toàn dành cho bệnh nhân đau đầu gối khi chạy bộ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được bác sĩ chỉ định sau khi bệnh nhân phẫu thuật xong để rút ngắn thời gian hồi phục, giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại khả năng vận động. Cụ thể như sau:
Vận động trị liệu
Vận động trị liệu là phương pháp phổ biến được áp dụng với mục đích chính là phục hồi chức năng của khớp gối cũng như giúp cải thiện khả năng vận động ở vị trí này. Ngoài ra, sự đa dạng về kỹ thuật vận động cũng giúp cho quá trình điều trị của bệnh nhân đạt được hiệu quả tích cực, bao gồm:
- Vận động thụ động: Thường áp dụng cho bệnh nhân không có khả năng vận động nhằm hạn chế khả năng bị teo cơ hoặc cứng khớp do ít vận động.
- Vận động chủ động: Thường áp dụng cho những đối tượng có khả năng tự thực hiện động tác mà không có sự hỗ trợ của kĩ thuật viên.
- Vận động chủ động có hỗ trợ: Thường được thực hiện cho những bệnh nhân có khả năng vận động kém, cần có sự trợ giúp của công cụ hoặc kỹ thuật viên.
Tác nhân vật lý
Tác nhân vật lý được đánh giá là một cách thức trị liệu thụ động mang lại hiệu quả tức thời, từ đó giúp người bệnh đẩy lùi tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ. Phương pháp này gồm có:
– Trị liệu bằng nhiệt: Đối với trị liệu nóng, các mạch ở vị trí đầu gối sẽ được giãn ra dựa trên cơ chế phản xạ, nhờ đó triệu chứng đau nhức, sưng viêm được cải thiện đang kể. Ngược lại, với liệu pháp lạnh, các mạch này sẽ được co lại, giảm khả năng dẫn truyền trên các dây thần kinh chủ, từ đó giúp hạn chế tín hiệu đau.
– Trị liệu bằng điện: Đây là cách thức sử dụng năng lượng điện để kích thích các dây thần kinh và cơ ở đầu gối. Sự tác động này giúp cơ được co lại, rèn luyện khả năng vận động của cơ và khớp. Hơn thế nữa, điện trị liệu còn giúp cơ thể giải phóng ra những chất dẫn truyền thần kinh như: serotonin, endorphin,… từ đó cải thiện tình trạng đau đầu gối và bệnh nhân cảm thấy thư giãn hơn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được bác sĩ chỉ định cuối cùng trong các trường hợp cụ thể sau:
- Gãy xương đầu gối.
- Chấn thương nghiêm trọng liên quan đến dây chằng.
- Nhiễm trùng khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động xương khớp.
- Tình trạng bệnh lý thoái hóa khớp gối không đáp ứng được với phương pháp điều trị bảo tồn, cần phẫu thuật để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.
Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán kĩ càng để quyết định phương pháp phẫu thuật phù hợp với bạn. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật phổ biến:
– Phẫu thuật mổ hở: Với kĩ thuật này, bác sĩ sử dụng dao kéo để tạo ra một vết mổ lớn trên da của bệnh nhân. Mục đích chính của phương pháp này là giải phóng sự chèn ép của các yếu tố có hại lên mô sụn vùng khớp gối, từ đó đẩy lùi tình trạng đau đầu gối âm ỉ kéo dài.
– Phẫu thuật nội soi: Nội soi khớp gối được thực hiện bằng cách rạch những đường nhỏ trên da vùng khớp gối của bệnh nhân, sau đó đưa ống nội soi vào bên trong để quan sát cũng như khảo sát tổn thương. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật sửa chữa tổn thương.
Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.
Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.
Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.
Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng
Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.
Minh bạch, rõ ràng, chính xác, tỉ mỉ, dễ hiểu vì vậy bệnh nhân rất hài lòng khi thăm khám tại HTC
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Cách điều trị hiệu quả đau đầu gối khi chạy bộ KHÔNG TIÊM, KHÔNG DÙNG THUỐC
Với bệnh lý này mục tiêu điều trị gồm:
- Giảm toàn bộ các triệu chứng đau nhức mỏi cho người bệnh
- Giảm toàn bộ tình trạng viêm tại ổ khớp
- Phục hồi hệ cơ, dây chằng và cấu tạo sụn khớp
- Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân đi lại và sinh hoạt một cách bình thường
Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức, đi lại tốt. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Những ưu điểm nổi bật khi điều trị khớp gối tại HTC đó là:
- Hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc mang đến hiệu quả nhanh và an toàn
- Đội ngũ bác sĩ giỏi: HTC tự hào là nơi hội tụ đội ngũ Giáo sư – Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành về Cơ – Xương – Khớp phục hồi chấn thương tại Mỹ, Việt Nam như: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le, Bác sĩ Lê Văn Chiến, BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BSCKI Trịnh Thị Chiên, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh
- Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
- Phương pháp tối ưu: Không dùng thuốc, không tiêm, không xâm lấn
- Các bài tập phục hồi chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
- Tỉ lệ thành công cao trên 95%.
- Hiệu quả duy trì lâu dài do đây là cách chữa phục hồi tận gốc chứ không phải do tác dụng của chất giảm đau
- Thời gian điều trị chỉ 1 tiếng/buổi, 1 tuần tối đa 3 buổi. Không cần nghỉ làm
- Không đau đớn, không cần khiêng khem gì
- Chi phí minh bạch, rõ ràng, chỉ từ 300.000đ/buổi.
- Dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển.