Thấp khớp (rheumatism) là một thuật ngữ chỉ các bệnh lý gây tổn thương các khớp có liên quan đến yếu tố miễn dịch và rối loạn chuyển hóa chất.
Theo y khoa quốc tế, thấp khớp được chia ra làm 200 bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm khớp dạng thấp (RA), lupus ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, hội chứng Sjogren, bệnh gout, viêm khớp vô căn,….
Tại Việt Nam, thấp khớp được dùng để chỉ bệnh viêm khớp dạng thấp, đây là bệnh lý ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe cơ xương khớp của người Việt Nam ở giai đoạn trẻ tuổi và trung niên.
Bệnh thường hay tái phát và có thể gây biến chứng vào tim.
Nguyên nhân
Bệnh thấp khớp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào lớp màng bao quanh khớp, dẫn đến hiện tượng phá hủy khớp, thường do nhiễm khuẩn hoặc yếu tố di truyền.
- Giới tính: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thấp khớp nhiều hơn nam giới.
- Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường tập trung ở nhóm tuổi 40-60 tuổi
- Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình đã có người bị thấp khớp, khả năng bị bệnh cũng cao hơn.
- Tiếp xúc với môi trường độc hại: Các chất độc có hại làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây bệnh thấp khớp.
- Thừa cân béo phì: Những bệnh nhân có cân nặng “quá cỡ” thường bị thương xương khớp nhiều hơn người có cân nặng phù hợp.
Triệu chứng
Thấp khớp ảnh hưởng đến sụn khớp, xương đầu sụn và các tổ chức gân, cơ, dây chằng xung quanh khớp bị tổn thương, gây nên các triệu chứng:
Đau khớp nhỏ và đối xứng
Bệnh nhân thường xuyên cảm nhận những cơn đau tập trung ở khớp ngón tay, khớp mắt cá chân, khớp gối,…và có tính chất đối xứng hai bên.
Cứng khớp buổi sáng
Khi bệnh nhân mới ngủ dậy, các khớp rất cứng, gần như không ngồi dậy, đi lại được, bệnh nhân phải xoa bóp các khớp một thời gian mới vận động được.
Hạn chế vận động khớp
Tổn thương do thấp khớp làm xương bị phá hủy, dẫn đến hiện tượng vận động các khớp khó khăn. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mất vận động.
Sưng khớp
Các khớp bị tổn thương xuất hiện triệu chứng sưng viêm, da quanh khớp có thể bị đỏ và bóng, sờ vào thấy nóng ấm, ấn vào khớp thấy cứng.
Biến dạng khớp
Khi bệnh nặng, các hạt tophi (hạt sần dưới da) xuất hiện quanh khớp, ấn vào rất cứng, khiếp khớp bị biến dạng.
Yếu cơ
Khớp bị tổn thương gây vận động hạn chế, lâu ngày làm bệnh nhân bị yếu cơ, khó thực hiện các hoạt động thay quần áo, chải tóc, cầm đồ vật,…
Triệu chứng khác
Một số bệnh nhân có triệu chứng nhìn kém, khó thở, người hay mệt mỏi, sốt nhẹ,…..
– Người mệt mỏi, sốt nhẹ –
Cách điều trị hiệu quả cho thấp khớp
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
HTC đã thành công trong việc chữa thấp khớp, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)