Gãy xương gót chân-Triệu chứng, cách điều trị không cần phẫu thuật

Xương gót chân là một xương lớn tạo thành nền tảng của phần sau của bàn chân. Hầu hết các trường hợp gãy xương gót chân là kết quả của một chấn thương – thường gặp nhất là ngã từ độ cao, chẳng hạn như ngã từ trên cầu thang xuống hay bị tan nạn ô tô mà gót chân bị đè vào. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị gãy xương gót chân do hoạt động quá mức hoặc căng thẳng lặp đi lặp lại trên xương gót chân.

Dấu hiệu và triệu chứng

Gãy xương gót chân tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào việc chúng là gãy xương do chấn thương hay do căng thẳng. Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương do chấn thương có thể bao gồm:

  • Đau đột ngột ở gót chân và không có khả năng chịu trọng lượng ở bàn chân đó.
  • Sưng tấy vùng gót chân.
  • Bầm tím gót chân và mắt cá chân.

Phân loại gãy xương gót

Phân loại theo đường gãy, dựa trên phim X quang

  • Gãy ngoài khớp (chiếm 25-30%): đường gãy không đi vào diện khớp dưới sên, bao gồm: Gãy củ trước xương gót, gãy mấu xương gót (bong diện bám gân Achilles) và gãy thân xương gót.
  • Gãy nội khớp (chiếm 70-75%): đường gãy đi vào diện khớp dưới sên, thường gặp là gãy thân xương gót. Loại gãy này thường do cơ chế ngã cao, lực dồn lên thân xương gót.

Phân loại theo Sander dựa trên phim CT-scanner:

  • Loại I: gãy di lệch < 2mm
  • Loại II. gãy thành 2 mảnh, di lệch 2mm (gồm IIA, IIB, IIC)
  • Loại III: gãy thành 3 mảnh, di lệch 2mm (gồm IIIA, IIIB, IIIC)
  • Loại IV: gãy thành 4 mảnh hoặc hơn, di lệch 2mm

phân loại gãy xương gót

Gãy xương gót có nguy hiểm không?

Gãy xương gót chân có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như: Viêm khớp, cứng và Đaukhớp. Đôi khi xương gãy không thể chữa lành ở vị trí thích hợp. Hậu quả lâu dài có thể xảy ra là giảm chuyển động của mất cá chân và đi khập khiễng do xương bị xẹp và mất cân bằng chiều dài của chân.

>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Cách điều trị gãy xương gót chân không cần phẫu thuật

Đối với một số trường hợp gãy xương, phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể được áp dụng bao gồm:

RICE ( Nghỉ ngơi – Chườm đá – Nén – Nâng cao): ngay sau khi bạn chấn thương cần dừng ngay các hoạt động đang thực hiện, chườm túi đá bằng khăn mỏng lên vùng bị sưng đỏ. Sau đó lấy bằng chuyên dụng quấn cố định và nâng cao bàn chân bằng hoặc cao hơn một chút so với mức tim để làm giảm sưng.

Bó bột: Khi bị gãy xương bác sĩ sẽ bó bột để giữ cho xương không di chuyển đôi khi khi bạn còn cần sử dụng đến nạng để giảm áp lực lên chân.

Phòng khám xương khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng được đông đảo các bệnh nhân tin tưởng. Với hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp việc điều trị và chuẩn đoán diễn ra chính xác. HTC từ lâu đã được biết đến với đội ngũ y bác sĩ trong và ngoài nước đầy nhiệt huyết và tài năng. Hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các bệnh nhân mau chóng hồi phục và lấy lại tầm vận động vốn có.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *