dia-chi
Giờ mở cửa:
7h30-20h30 cả tuần
dia-chi
Địa chỉ: Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Tag: bài tập,thoát vị đĩa đệm

Theo bác sĩ David Le – Bác sĩ quốc tế tại phòng khám HTC, do có tâm lý lo sợ vận động sẽ khiến cơn đau thêm trầm trọng nên rất ít bệnh nhân tập thể dục hàng ngày. Tuy nhiên, việc nằm hoặc ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài sẽ làm các nhóm cơ bị co cứng, khó khăn cho quá trình phục hồi khả năng vận động sau điều trị cơn đau. Vì vậy, bác sĩ David Le khuyến cáo người bệnh nên thực hiện các bài tập thoát vị đĩa đệm để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Với tác dụng giúp cải thiện tư thế, tăng cường sức mạnh nhóm cơ, đồng thời giảm sự căng cứng cơ, yoga được chứng minh là bài tập cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả và an toàn. Sau đây là 6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, người bệnh có thể dành ra 15 phút để thực hiện mỗi ngày.

Bài 1: Child Pose (Tư thế em bé)

bài tập tư thế trẻ em

  • Ngồi xuống sàn, gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. Khi bạn cảm thấy thoải mái, mở rộng đầu gối và hông, hít thở đều
  • Gập người về trước giữa 2 đùi và thở ra.
  • Từ từ mở rộng hông và thư giãn giữa 2 đùi
  • Vươn thẳng tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng vai trên sàn. Cảm nhận sức nặng của vai trên cạnh vai chạm sàn.
  • Đây là tư thế thư giãn, nên bản có thể duy trì tư thế bất cứ khi nào từ 30s đến vài phút.
  • Để kết thúc tư thế, thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ

Bài 2: nâng chân lưng

  • Nằm sấp xuống thảm, 2 tay đặt song song xuôi theo hông
  • Hít vào, từ từ nâng 2 chân bạn hướng lên trên
  • Siết cơ đùi, đảm bảo nâng chân, thẳng gối. Cố gắng nâng cao nhất có thể, trọng lượng của bạn lúc này sẽ dồn vào cơ bụng.
  • Giữ tư thế từ 2s, sau đó từ từ hạ chân xuống thả lỏng

Bài 3: Bài tập mở rộng tay

  • Nằm trên sàn với 2 bàn tay úp, đặt dưới vai.
  • Duỗi thẳng các đầu ngón chân ra mặt sàn.
  • Cuộn rốn vào trong và nâng phần khung xương chậu.
  • Ấn lòng bàn tay và trải rộng các ngón tay.
  • Kéo vai về phía sau.
  • Đẩy phần trên cơ thể ra khỏi mặt sàn và giữ cho cánh tay thẳng.
  • Ngón chân, hông và cẳng chân đặt chắc chắn trên mặt sàn.
  • Nghiêng cằm lên và nâng ngực.
  • Giữ tư thế này trong vòng 10 giây với hơi thở bình thường.
  • Sau đó về lại tư thế nằm sấp, 2 tay cạnh đầu, hít thở đều.

Bài 4: Bridge Pose (Tư thế cây cầu)

bài tập cái cầu

  • Nằm ngửa, co gối, hai bàn chân chạm sàn, khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai, hai tay đặt dọc theo chân
  • Hít sâu, nâng cao hông và bụng hết mức có thể, hai chân co sát mông, vai và cổ gáy tỳ xuống sàn.
  • Giữ yên động tác này trong vòng 45 giây đến 1 phút, thở đều và chậm.
  • Sau đó từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu, thư giãn.
  • Lặp lại động tác 3 – 5 lần.

Bài 5: Động tác đứng bên lề

Bài 6: Bird Dog Pose (Tư thế nâng chân và cánh tay)

  • Chống hai tay và cúi người trên gối, giữ đầu ngẩng lên.
  • Nâng tay trái và duỗi thẳng về phía trước, đồng thời nâng và duỗi chân phải về phía sau.
  • Giữ yên tư thế đó trong 5 giây, hít sâu thở chậm.
  • Sau đó trở về vị trí ban đầu và đổi bên, thực hiện tương tự với tay phải và chân trái.
  • Lặp lại 5 – 10 lần cho mỗi chân.

Lưu ý khi tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm

Để các bài tập yoga đạt hiệu quả, bạn cần phải chú ý đến những điều sau:

  • Bạn cần phải khởi động, làm ấm cơ thể trước khi bắt đầu những bài tập.
  • Nếu mới bắt đầu luyện tập thì cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn của chuyên viên để tránh tập sai tư thế, ảnh hưởng đến xấu đến xương khớp.
  • Cho chuyên viên yoga biết về tình trạng sức khỏe của mình để xác định được bài tập phù hợp cho mình.
  • Mặc các trang phục có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tập như thảm tập, quần áo, bóng tập, dây đai lưng,… để tránh những tai nạn không may xảy ra trong quá trình tập.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Nếu đang gặp phải các triệu chứng đau cột sống nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống trước khi bắt đầu luyện tập.

Mặc dù các bài tập yoga có khả năng hỗ trợ làm giảm mức độ khó chịu của cơn đau nhưng để chữa bệnh dứt điểm, người bệnh cần được thăm khám và tiếp cận đúng phương pháp.

Bác sĩ HTC khuyên người bệnh nên đến khám tại các phòng khám có uy tín để xác định chính xác nguyên nhân gây đau và phương án điều trị tận gốc đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Khám thoát vị đĩa đệm tại HTC như thế nào?

  • Bước 1: Bác sĩ hỏi các triệu chứng, tư thế sinh hoạt, tiền sử bệnh
  • Bước 2: Khám thực thể lâm sàng
  • Bước 3: Phân tích cận lâm sàng
  • Bước 4: Đưa ra chẩn đoán và tư vấn chuyên sâu cho bệnh nhân về tình trạng bệnh gặp phải, liệu trình điều trị của phòng khám.

khám thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào tốt

Các giai đoạn điều trị thoái vị đĩa đệm tại HTC

Giai đoạn 1: Giảm nhanh các triệu chứng

Phương pháp điều trị giảm áp đĩa đệm DTS, sóng xung kích cao tần, điều trị cơ HTC, Vật lý trị liệu chuyên sâu giúp giảm đau, tiêu viêm, giảm sự chèn ép của đĩa đệm lên thần kinh và tủy sống, giải quyết các điểm co cơ, điểm xơ hóa cơ. Từ đó các triệu chứng đau nhức mỏi, tê bì, dị cảm giảm nhanh chóng.

Giai đoạn 2: Phục hồi đĩa đệm

Với các thiết bị máy đầu bảng như Siêu âm, Điện xung, Laser tần số cao giúp tái tạo mô tê bào mới khỏe mạnh,  tăng tuần hoàn dinh dưỡng  đến vị trí đĩa đệm. Qua đó đĩa đệm sẽ được phục hồi tốt hơn.

Giai đoạn 3: Duy trì và tăng cường chức năng vận động

Với các bài tập chuyên sâu được hướng dẫn cho từng bệnh nhân giúp hệ thống cơ cạnh cột sống dẻo dai, khỏe mạnh như một lớp bảo vệ tự nhiên giúp ngăn chặn tái phát.

điều trị thoát vị đĩa đệm lưng hiệu quả cao

Ngoài ra phòng khám xương khớp HTC kết hợp bài tập trị liệu Rehab giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, tăng cường hiệu quả một cách tự nhiên và bền vững. Nhờ vậy sau điều trị bệnh nhân có thể sinh hoạt, làm việc, thậm chí là chơi thể thao bình thường

tập phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm

Kết quả đạt được: đẩy nhanh quá trình điều trị, duy trì trạng thái cân bằng sau khi phục hồi cột sống

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT KHI ĐIỀU TRỊ TẠI HTC

  • Thời gian điều trị: 60-90 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên.
  • Hiệu quả đạt tới 98%, phục hồi nhanh, đi lại dễ dàng sau điều trị
  • Không dùng thuốc, không xâm lấn nên An toàn, không tác dụng phụ
  • Chi phí điều trị rẻ, phù hợp với mọi người
  • C.A.M K.Ế.T BẢO HÀNH tùy theo tình trạng bệnh lý từ 1-3 năm không tái phát
  • Bệnh nhân có thể ra viện trong ngày và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt sau điều trị.


phòng khám cơ xương khớp htc

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám

LIÊN HỆ THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 096.369.1010-090.432.8838

Bài viết liên quan

6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Khỏi đau vai do Rách bán phần gân cơ trên gai, dịch khớp vai , thoái hóa khớp cùng vai đòn

10
07/10/2024
CHỊ NGUYỄN THỊ ĐOAN, 53 tuổi, sống tại Bắc Giang hết đau, vận động tốt sau khi điều trị tại HTC. Bệnh sử: Khoảng 2 năm trở lại đây bệnh nhân bị đau nhiều khớp gối T, đau thường xuyên âm ỉ, thi thoảng lại có những đợt sưng nề nhiều làm cho bất tiện khi đi lại. Những lần như vậy bệnh nhân lại nghe người quen mách mua thuốc...
6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

đuôi khớp gối

16
07/10/2024
Quy trình khám bệnh lý khớp gối tại HTC Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau: Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh...
6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Cách điều trị hội chứng Tennis Elbow

24
08/08/2024
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu Hội chứng Tennis Elbow là gì: Hội chứng Tennis Elbow (còn gọi là hội chứng khuỷu tay tennis, khuỷu tay quần vợt) là tình trạng viêm phần gân nối cơ cánh tay và xương khuỷu tay. Triệu chứng phổ biến của hội chứng này là cảm giác đau nhức quanh mặt ngoài của khuỷu tay. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải...
6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bệnh lý đau dây thần kinh khuỷu tay

21
08/08/2024
BỆNH LÝ ĐAU DÂY THẦN KINH KHUỶU TAY Bệnh đau dây thần kinh ở khuỷu tay thường gặp ở dây thần kinh trụ là tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay gây đau cục bộ, tê hoặc yếu ở vùng dây thần kinh trụ phân bố. Hội chứng đường hầm trụ (ulnar tunnel syndrome) là một dạng của tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, trong...
Fanpage
Zalo
Phone