THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Bác sĩ trực tiếp giải đáp

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lí khá phổ biến. cùng với việc phát triển của những thiết bị máy móc cận lâm sàng như chụp MRI thì việc chẩn đoán bệnh lí này trở nên đơn giản và chính xác. Gần như chúng ta đều biết thì có các phương pháp phổ biến hiện nay trong điều trị như: nội khoa, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,vật lí trị liệu-phục hồi chức năng, phẫu thuật. Tuy nhiên, bản thân mỗi bệnh nhân khi biết rằng mình bị Thoát vị đĩa đệm thường hiện ngay lên trong đầu mình câu hỏi: trường hợp của tôi nên mổ hay không mổ?  Nội dung dưới dây là quan điểm của cá nhân tôi với kinh nghiệm điều trị nhiều năm các bệnh lí cơ xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm của mình.

Bản chất của bệnh thoát vị đĩa đệm

Trước tiên chúng ta cần hiểu bản chất của bệnh lí thoát vị đĩa đệm là sự thoát ra của nhân nhầy khỏi vị trí ban đầu của nó gây chèn ép vào các tổ chức rể thần kinh hoặc tủy sống tương ứng. Chức năng của các dây thần kinh gồm có: cảm giác, vận động, dinh dưỡng. vì vậy khi dây thần kinh bị ảnh hưởng do việc thoát vị đĩa đệm đem lại sẽ gây ra các biểu hiện như đau tê, buốt, nhói, kèm yếu chi, teo cơ…

Với bệnh lí thoát vị đĩa đệm, thường chỉ có khoảng 10% các trường hợp phải mổ hay phẫu thuật , các trường hợp khác được khuyến cáo điều trị bảo tồn trước bằng các phương pháp điều trị của nội khoa, vật lí trị liệu, phục hồi chức năng.. vậy nên khi các bạn được chẩn đoán TVDD thì chỉ có 10% là phải can thiệp phẫu thuật thôi cho nên không phải quá lo lắng.

Về bản chất, thì điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) sẽ được khuyến cáo đầu tiên vì những lợi ích của nó về sau, tránh sự rủi ro. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau bệnh nhân nên CÂN NHẮC phẫu thuật:

  • Đã điều trị nội khoa, các phương pháp bảo tồn từ 2 tháng trở lên nhưng các triệu chứng đau buốt không được cải thiện và có xu hướng nặng dần hơn
  • Có khối thoát vị lớn, gây hẹp nặng sống sống, hoặc bao xơ rách nhiều, phức tạp
  • Có hiện tượng phù tủy cổ
  • Teo cơ nhiều ở chi kèm mất cảm giác nông sâu
  • Yếu cơ nhiều, mất khả năng vận động
  • Thoát vị đĩa đệm kèm trượt đốt sống từ độ 2 trở lên
  • Có hội chứng đuôi ngựa: rối loạn đại tiểu tiện

Một số trường hợp BẮT BUỘC phải mổ cấp cứu:

  • Khối thoát vị rơi ra ngoài
  • Bí đại tiện, tiểu hiện do hội chứng đuôi ngựa
  • Liệt đột ngột 1 hoặc cả 2 bên chi
  • Thoát vị cấp tính kèm biểu hiện nặng đột ngột sau chấn thương
  • Mất hoàn toàn tín hiệu dẫn truyền trên kết quả điện cơ

Bác sĩ Lê Văn Chiến giải đáp thắc mắc của mọi người tại hội thảo sức khỏe

Tóm lại, với các trường hợp BẮT BUỘC thì việc có chỉ định phẫu thuật ngay là điều không thể trì hoãn, bệnh nhân cần vào viện phẫu thuật và không nên cố gắng thử điều trị bằng phương pháp gì trước vì việc này hết sức nguy hiểm. Còn với các trường hợp CÂN NHẮC thì cần đánh giá toàn trạng và xem xét cụ thể bởi các bác sĩ chuyên khoa xem nên đi mổ luôn hay có thể thử điều trị bằng những phương pháp bảo tồn trước khi can thiệp phẫu thuật. Các trường hợp khác thì NÊN điều trị bằng các phương pháp bảo tồn vì nó an toàn, hiệu quả lâu dài và lợi ích về sau.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

xuongkhophtc

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

1 ngày ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago