ĐAU NHỨC CÁC KHỚP

Phục hồi chức năng chữa thoái hóa khớp uy tín tại Hà Nội

Chữa thoái hóa khớp bằng các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng từ lâu đã mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh lý và cách chữa này qua bài viết sau:

Thoái hóa khớp là gì?

1. Thoái hóa khớp là bệnh thoái hoá mạn tính các khớp xương, mới đầu tổn thương ở sụn khớp, sau đến màng hoạt dịch, bao khớp, dây chằng.

Viêm khớp thoái hoá xuất hiện ở những người đã qua tuổi trung niên và thường ở những khớp chịu sức nặng của cơ thể.

2. Thoái hoá khi sụn khớp bị lão hoá quá sớm, gây các biến chứng rõ rệt như đau nhức ở khớp, hạn chế tầm vận động khớp, thay đổi cấu trúc khớp. Sự thoái hoá sớm ở sụn khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân: chấn thương làm gãy xương ở gần khớp hoặc làm trật khớp; những chấn thương nhẹ, liên tiếp làm tổn thương cấu trúc khớp (khuỷu tay thợ rèn, cột sống công nhân khuân vác).

Các tư thế xấu làm tổn thương xương và khớp (gù vẹo cột sống dẫn đến thoái hoá khớp, liên đốt sống); hậu quả của các viêm khớp, rối loạn nội tiết.

Sau hết, yếu tố di truyền đối với viêm khớp thoái hoá cũng được nhắc đến

3. Các tổn thương thoái hoá không thể phục hồi, nhưng bệnh tiến triển rất chậm, không bao giờ gây ra cứng khớp hoàn toàn cho nên có thể làm chậm sự phát triển với các biện pháp thích hợp để duy trì vận động khớp.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Thoái hoá ở một mức độ nào đó, hoàn toàn không có triệu chứng, các triệu chứng xuất hiện khi xương và màng hoạt dịch bị tổn thương.

Bệnh khởi đầu âm ỉ và tiến triển chậm chạp, có những giai đoạn người bệnh cảm thấy như bình thường.

1. Đau khớp

Lúc đầu thường chỉ đau ở một khớp, đau vào buổi sáng, hoặc đau khi mang nặng hay làm việc lâu. Sau đó trở thành liên tục dẫn đến hạn chế cử động khớp, yếu và tạo các cơ quanh khớp.

Đau do nhiều nguyên nhân: đau vì vận động khớp có ma sát kích thích thần kinh cảm giác ở bao khớp; còn có đau do cơ quanh khớp phải làm việc nhiều mới vận động được, khớp bị ma sát cản trở; đau do kẹp màng hoạt dịch đã phì đại, do xơ hóa bao khớp và các dây chằng, do cọ sát giữa các gai xương mới mọc ra.

Đau nhức làm ảnh hưởng đến người bệnh: mất ngủ, kém ăn, lo lắng.

2. Vận động bị hạn chế

Lúc đầu cử động khớp ít bị ảnh hưởng, sau do sụn bị thoái hoá mất đi, màng hoạt dịch dày lên, dịch khớp giảm, cơ quanh khớp yếu và bị ức chế do phản xạ nên vận động trở thành khó khăn.

3. Yếu và teo cơ

Lúc đầu cơ giảm cơ lực và kém dẻo dai, sau do vận động ít, cơ teo và yếu dần.

4. Thăm khám

Cho khớp cử động, một tay để vào khớp sẽ cảm giác thấy tiếng lạo xạo rõ hơn là nghe thấy.

Nếu khớp bị thoái hoá là một khớp nông, có thể nắn thấy gai xương ở xung quanh khớp, đầu xương hơi to ra và có thể có tràn dịch ở khớp.

Ở giai đoạn cuối, có thể thấy khớp biến dạng do diện khớp thay đổi vì do mất thăng bằng giữa các cơ và dây chằng quanh khớp.

5. Ở bất kỳ giai đoạn nào, thoái hoá khớp cũng không có triệu chứng viêm cấp tại khớp (không sưng, nóng, đỏ) và không có triệu chứng toàn thân (không sốt). Sợi huyết bình thường, máu lắng không tăng.

6. Khám Xquang

Cho thấy những tổn thương ở các giai đoạn khác nhau. Lúc đầu hình ảnh X- quang bình thường, sau đó có thể thấy:

  • Khe khớp bị hẹp.
  • Phản ứng xơ hóa đầu xương dưới diện khớp bị tổn thương. Đường bờ diện khớp vẫn rõ nét.
  • Gai xương ở bờ ngoài diện khớp.
  • Hình ảnh loãng xương.

Tuy nhiên không có sự tương ứng giữa mức độ tổn thương thấy trên Xquang với tính chất nặng nhẹ của bệnh cảnh lâm sàng.

MỘT SỐ THỂ BỆNH ĐỊNH KHU THƯỜNG GẶP

1. Thoái hóa khớp sống cổ

Bệnh thường xảy ra ở những người làm nghề cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn vôi. Đối với cột sống cổ khớp C5-C6 là nơi cử động nhiều, hay bị thoái hoá hơn cả.

Triệu chứng: cử động cổ bị vướng và đau.

Đau có thể lan lên gáy, lên đầu (gây nhức đầu vùng chẩm hoặc vùng trán) xuống lồng ngực hoặc xuống vai và chi trên. Sở dĩ đau lan đi như vậy vì thoái hoá và tăng sinh xảy ra gần lỗ liên đốt sống nơi các rễ thần kinh chui qua. Gai xương, diện khớp di lệch có thể làm hẹp lỗ liên đốt và chèn vào rễ thần kinh. Bao khớp và các cấu trúc quanh khớp dày lên cũng có thể chèn vào rễ thần kinh.

Khám thấy cử động cổ bị hạn chế, có những điểm đau khi ấn vào các mỏm ngang.

Xquang: hình ảnh kẹp dìa liên đốt.

Có gai xương: hình “mỏ vẹt” ở các đầu trước thân đốt sống.

2. Thoái hóa khớp sống thắt lưng (thấp khớp thắt lưng mạn tính)

Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi hoặc công nhân khuân vác. Đoạn TL4, TL5 và cùng 1 là nơi hay bị thoái hoá nhất.

Bệnh nhiều khi bắt đầu bằng “hội chứng đau lưng cấp” (acute back syndrome) nhân một cố gắng nhỏ của người bệnh. Đau dữ dội vùng thắt lưng làm cản trở mọi cử động của cột sống.

Một số trường hợp, người bệnh chỉ cảm thấy lưng cứng dần và đau mỏi ở vùng thắt lưng.

Đau lưng thường tái phát sau một thời kỳ thuyên giảm, dài hoặc ngắn tùy trường hợp. Đau trở thành thường xuyên hơn và có thể có một số biểu hiện rễ thần kinh như đau thần kinh bụng – sinh dục – đùi và thường gặp đau thần kinh hông to (thần kinh tọa) khi thoái hoá khớp TL5, cùng 1.

Qua quá trình thoái hoá, các thay đổi bệnh lý làm cho đĩa liên đốt mỏng đi, nhân keo nhỏ lại, tính chất đệm của vòng sợi mất dần. Các mặt sụn của đốt sống bị mài mòn. Khoảng cách giữa hai đốt sống để chứa đĩa liên đốt sống trở nên rộng ra, cử động của các khớp sống thành ra lỏng lẻo, thiếu chính xác; mặt khác khi vận động hoặc mang vác, áp lực trực tiếp lên thân đốt, mặt trước thân đốt bị đè mạnh hơn, dễ gây thoát vị đĩa ra sau và lâu dài có phản ứng mọc gai xương.

Xquang: hình ảnh kẹp đĩa liên đốt, kết đặc các thân đốt sống gai xương. Đối khi một hoặc nhiều đốt sống thắt lưng bị trượt ra sau.

Nếu có thoái hoá khớp cùng – chậu kèm theo, sẽ thấy mất đường liên khớp, sự kết đặc quanh khớp và gai xương.

3. Thoái hoá khớp gối

Hay gặp ở phụ nữ vào tuổi mãn kinh và nhất là ở những phụ nữ béo phì. Bệnh thường thấy ở cả hai khớp gối. Chân vòng kiềng, bàn chân bẹt là những nguyên nhân làm bệnh dễ phát sinh.

Triệu chứng: đau đầu gối lúc bắt đầu đi, khi lên xuống thang gác hoặc gặp đường gồ ghề sỏi đá. Động tác duỗi gối, các động tác bên của xương bánh chè bị hạn chế. Cử động khớp gối có tiếng lạo xạo. Ở giai đoạn nặng, đầu gối có thể bị biến dạng nghiêng ngoài hoặc nghiêng trong, kèm theo cơ tứ đầu đùi và cơ cẳng chân teo, yếu.

4. Thoái hoá khớp háng

Triệu chứng: đau ở bẹn, mông khi đi và bớt lúc nghỉ ngơi, một số trường hợp khiễng, vẹo cột sống về một bên. Hạn chế các động tác: mới đầu là động tác quay, rồi đến động tác duỗi và dang. Teo các cơ quanh khớp.

Xquang: hình ảnh kẹp khớp, vôi hoá vành ổ cối, gai xương. Ở giai đoạn nặng, đầu xương đùi bị dẹt, đôi khi bị trật khớp.

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI

  • Tốt nhất là chữa nguyên nhân gây ra hư khớp nếu biết rõ. Thí dụ: chữa lao khớp, sửa tư thế xấu. Đối với người bệnh béo phì, phải theo chế độ ăn thích hợp cho người gầy bớt.
  • Trong khi đau khớp, nghỉ ngơi là biện pháp chủ yếu. Có thể cho thuốc giảm đau hoặc sử dụng các phương thức vật lý thích hợp.
  • Tiêm corticoid vào trong khớp mang lại kết quả rất khích lệ, nhất là ở giai đoạn đầu khi các tổn thương thấy trên Xquang còn ít. Liệu pháp này thu được nhiều kết quả trong điều trị thoái hóa khớp gối. Có nhiều người không muốn dùng phương pháp này.

Khi tiêm phải đúng kỹ thuật và tuyệt đối vô trùng để tránh nguy cơ viêm khớp hoại tử.

Đối với những thể bệnh ở phụ nữ vào tuổi mãn kinh, có thể cho nội tiết nữ.

  • Phẫu thuật trong thoái hoá khớp: mục đích ngăn ngừa bệnh tiến triển bằng cách sửa các biến dạng khớp. Ví dụ vẹo cột sống, khớp gối quá duỗi, bàn chân nghiêng trong hoặc nghiêng ngoài. Đối với khớp bị co rút (do bao khớp, dây chằng, gân cơ co rút) dùng nẹp bột hoặc nhựa dẻo có độ duỗi tăng dần hoặc mổ cắt bao khớp, giải phóng dây dính, cắt gân cơ giải ép. Đối với khớp đã thoái hoá hoàn toàn, một số trường hợp có thể thay khớp nhân tạo hoặc làm cứng khớp ở tư thế chức năng.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG CHỮA THOÁI HOÁ KHỚP

Trong điều trị thoái hóa khớp, mục đích của phục hồi chức năng cũng giống như trong các bệnh phong thấp khác:

  • Giảm đau.
  • Duy trì tầm vận động khớp.
  • Duy trì lực cơ.
  • Ngăn ngừa biến dạng khớp.

Sự ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu cơ bản tuỳ vào cấu tạo từng khớp mà thay đổi, nhưng chủ yếu đều nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây đau và các lực làm tổn thương khớp. Vì vậy, vật lý trị liệu trong thoái hoá khớp háng hay đầu gối có những điểm không giống vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa cột sống.

1. Thoái hoá đốt sống cổ

Ở đốt sống cổ, sự thoái hoá của đốt sống cộng với sự mòn rách của đĩa sống làm hẹp các lỗ liên đốt và có thể gây chèn ép các rễ thần kinh bởi gai xương.

a. Giai đoạn cấp tính

  • Người bệnh nằm tại giường, đầu kê trên một gối mỏng.
  • Nếu sau vài ngày nằm nghỉ mà người bệnh không bớt đau, cho kéo giãn cột sống ở thế nằm với trọng lượng 2-3kg liên tục trong 5-7 ngày.
  • Duy trì lực cơ các chi và chi bằng gồng cơ và vận động chủ động.

b. Giai đoạn bán cấp và mạn tính.

  • Đắp nước nóng hay chiếu tia hồng ngoại và xoa bóp vùng cổ và vai để tạo sự giãn cơ.
  • Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế ngồi với trọng lượng tối đa mà người bệnh chịu được (khoảng 4-10kg) trong 20-30 phút mỗi ngày.
  • Tập gồng cơ cổ.
  • Vận động chủ động có trợ giúp để duy trì tầm vận động.
  • Máng nẹp cổ trong thời gian còn đau để hạn chế cử động.

c. Chương trình tại nhà

Tập các cử động cột sống cổ chống lực đề kháng tạo bởi chính tay người bệnh.

2. Thoái hóa khớp sống thắt lưng

Thoái hóa khớp sống thắt lưng là một trong những nguyên nhân của đau lưng, nhưng chỉ có một số ít trường hợp gây ra hội chứng chèn ép rễ thần kinh. Mặt khác, sự kéo giãn cột sống thắt lưng khó có hiệu quả tăng khoảng liên đốt nên không thông dụng.

a. Giai đoạn cấp tính

  • Người bệnh nằm nghỉ tại giường.
  • Đắp nước nóng hay chiếu tia hồng ngoại hay dùng sóng ngắn.

b.Giai đoạn bán cấp và mạn tính

  • Tiếp theo nhiệt trị liệu, xoa bóp các cơ cứng hai bên cột sống.
  • Tập tăng lực các cơ bụng và lưng để giữ vững cột sống. Mang áo nịt hay nẹp cột sống một thời gian nếu đau dai dẳng.

c. Chương trình tại nhà

Hướng dẫn người bệnh giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, lao động và tập luyện các cơ bụng và lưng.

3. Thoái hoá khớp háng và khớp gối

Dù viêm khớp thoái hoá là tiên phát hay thứ phát (gây ra bởi chấn thương, tật bẩm sinh…) ảnh hưởng tai hại của sức đè trên mặt khớp vẫn là yếu tố chính gây đau và làm tổn thương khớp, nên cần được loại bỏ bằng cách tập luyện cho người bệnh di chuyển với gậy hay nạng.

a. Giai đoạn cấp tính

  • Nghỉ ngơi tại giường trong tư thế tốt. Bất động khớp bằng máng bột có thể gỡ bỏ để duy trì tầm vận động bằng cử động nhẹ nhàng, ngày 2 lần và trong giới hạn mà người bệnh có thể chịu được.
  • Tập gồng cơ 4 đầu đùi.
  • Vận động chủ động bàn chân để tránh huyết khối ở người già.

b. Giai đoạn bán cấp và mạn tính

  • Giảm đau bằng nhiệt nông hay sâu.
  • Vận động có trợ giúp tiến dần tới có đề kháng để tăng lực cơ đặc biệt là lực cơ 4 đầu đùi.
  • Kéo giãn những cơ co cứng và cho người bệnh nằm sấp 30 phút sáng và chiều. Tập luyện di chuyển với gậy và nạng.

c. Chương trình tại nhà

Duy trì tầm vận động khớp và lực cơ là những điểm chính của chương trình. Ngoài ra cần giải thích để người bệnh thích ứng sự sinh hoạt với bệnh tật của họ, nghĩa là giảm bớt các hoạt động cũng như không ngại sử dụng gậy – nạng để tránh làm khớp bị tổn thương thêm.

Nhiều nơi điều trị thoái hóa khớp bằng tử ngoại hoặc sóng ngắn có tác dụng

Ở người lớn tuổi, cao xương thường hay được sử dụng và có hiệu quả.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý.

Những ưu điểm nổi bật khi phục hồi chức năng tại HTC đó là:

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

1 tuần ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

1 tuần ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

1 tuần ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

1 tuần ago