Cột sống con người được cấu tạo với tổng cộng từ 32 đến 34 đốt sống, được chia thành 5 đoạn. Trong đó đoạn cổ gồm có 7 đốt sống cổ, được kí hiệu từ C1 đến C7. Đoạn này thân đốt sống nhỏ, rộng bề ngang, cuống sống không dính vào mặt sau mà dính vào mặt bên của thân đốt sống. Với 7 đốt sống thì thoát vị đĩa đệm cổ được chia làm mấy loại và đặc điểm của mỗi loại là gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh xương khớp đang rất phổ biến này.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý liên quan đến cột sống và cổ có 7 đốt sống. Cũng giống với nhiều bệnh lý khác thoát vị đĩa đệm cổ có nhiều loại và mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau tùy vào vị trí cũng như tình trạng của đĩa đệm.
Bệnh sẽ được phân làm 2 loại chính bao gồm: phân loại thoát vị cổ theo thể và phân loại thoát vị cổ theo vị trí.
Thoát vị đĩa đệm cổ thể trung tâm
Thoát vị đĩa đệm cổ thể trung tâm là tình trạng nhân nhày thoát ra chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Loại thoát vị này thường không gây hiện tượng tê bì tay chân nhiều tuy nhiên lại là trạng thái nguy hiểm nhất vì nếu nhân nhày chèn ép nhiều bệnh nhân sẽ bị mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết.
Thoát vị đĩa đệm cổ thể cạnh trung tâm
Thoát vị cổ cạnh trung tâm là tình trạng nhân nhày thoát ra chèn ép cả vào tủy sống và rễ thần kinh. Đây là một thể rất thường gặp trên lâm sàng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Có 2 dạng thoát vị đĩa đệm cổ cạnh trung tâm đó là:
Thoát vị đĩa đệm cổ thể ra sau
Thoát vị đĩa đệm cổ ra sau là tình trạng nhân nhày chảy ra chèn ép vào phía tủy sống và thần kinh. Đây là thể khá phổ biến, thể này bệnh nhân thường gặp các triệu chứng đau mỏi, đau lan, tê bì, nhức nhối…
Các dạng thoát vị đĩa đệm cổ ra sau bao gồm:
Thoát vị đĩa đệm cổ thể ra trước
Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng nhân nhày bị biến dạng và thoát ra khỏi vị trí ban đầu của nó. Theo vị trí có thoát vị đĩa đệm ra trước, ra sau và chèn vào thân đốt sống. Thoát vị đĩa đệm cổ ra trước là tình trạng nhân nhày thoát ra về phía họng. Thể này ít gây ra triệu chứng nên thường chỉ phát hiện thấy khi chụp phim.
Đốt sống cổ có phạm vi vận động rất lớn. Đoạn cổ trên từ C1 đến C3 đáp ứng cho chuyển động xoay, thường ít gặp thoái hóa ở đoạn này. Giữa đốt C1 và C2 không có đĩa đệm, vì vậy bệnh lý đĩa đệm ở đây cũng ít xảy ra.
Thoát vị đĩa đệm cổ sẽ được chia làm 6 dạng tương ứng với 6 đoạn bao gồm: đoạn C2C3, đoạn C3C4, đoạn C4C5, đoạn C5C6, đoạn C6C7 và đoạn C7T1.
Loại 1: Thoát vị đĩa đệm cổ C2C3
Thoát vị đĩa đệm C2C3 là tình trạng nhân nhày đĩa đệm C2C3 thoát ra ngoài chèn ép vào thần kinh và tủy sống. Thoát vị ở đốt này hiếm gặp, triệu chứng chính hay gây đau đầu (do chèn ép rễ thần kinh chẩm lớn), chóng mặt, mệt mỏi, nhức mắt. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi. Khi nó xảy ra trong đối tượng trẻ tuổi, điều trị của nó mang lại cho bệnh nhân kết quả bảo toàn tính di động, giảm sự thoái hóa của các đốt sống liền kề và cải thiện triệu chứng lâm sàng đáng kể.
Loại 2: Thoát vị đĩa đệm cổ C3C4
Cổ có 7 đốt sống từ C1 đến C7. Nối liền các đốt sống là đĩa đệm, vừa giúp cổ cử động linh hoạt, vừa là lớp đệm bảo vệ đốt sống cổ khỏi rạn nứt. Trong đó đốt sống C3 và C4 là hai đốt sống nằm ở trung tâm, dễ chịu nhiều tổn thương.
Thoát vị đĩa đệm C3C4 chính là tình trạng đĩa đệm giữa 2 đốt sống này bị rách bao sơ và lớp nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống ở vị trí C3C4.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Loại 3: Thoát vị đĩa đệm cổ C4C5
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4C5 thường gặp nhất trong các dạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm ở đốt sống C4C5 bị thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi. Gây chèn ép tủy sống hay các rễ thần kinh.
Những đốt sống cổ C4C5 là vị trí có các dây thần kinh và mạch máu đi qua, đồng thời được liên kết chặt chẽ với các mạch máu khắp cơ thể. Điều này khiến căn bệnh trở nên nguy hiểm hơn đối với sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Loại 4: Thoát vị đĩa đệm cổ C5C6
Đốt sống cổ là khu vực chịu áp lực lớn để nâng đỡ toàn bộ phần đầu và phụ trách vận động của đầu. Do đó, các đĩa đệm ở cổ rất dễ bị thoát vị và tổn thương do hoạt động quá mức hoặc ít hoạt động khiến xương khớp bị thoái hóa. Đốt sống cổ C5 C6 là đốt sống dễ bị ảnh hưởng nhất.
Thoát vị đĩa đệm C5C6 là hiện tượng thoát nhân nhầy của địa đệm qua lỗ rách của vòng xơ chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống gây nên các cơn đau cổ gáy. Thoát vị đĩa đệm cột sống C5C6 cũng rất thường gặp trong các bệnh lý thoát vị tại cổ.
Loại 5: Thoát vị đĩa đệm cổ C6C7
Phân đoạn đốt sống C6C7 đảm nhiệm chính trong việc chịu tải trọng phần đầu của bạn, hỗ trợ cho các phần thấp của cổ. Phân đoạn cột sống này cũng liên kết với đốt sống ngực đầu tiên. Do chức năng chịu tải, C6C7 dễ bị thoái hóa, chấn thương và mất chức năng đĩa đệm hơn các đốt sống cổ khác.
Thoát vị đĩa đệm cột sống C6C7 dễ bị tổn thương nhất trong số các đĩa đệm cột sống cổ. Thoát vị có thể là kết quả của chấn thương hoặc sự bào mòn liên quan đến tuổi tác.
Loại 6: Thoát vị đĩa đệm cổ C7T1
Thoát vị đĩa đệm C7T1 là đoạn giao nhau giữa đốt sống cổ và đốt sống ngực, đây là phân đoạn liên kết giữa đốt sống cổ và ngực. Thoát vị đĩa đệm C7T1 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lực ở cổ tay, bàn tay, có thể khiến người bệnh không thể cầm nắm đồ vật, cảm giác tê, đau, kiến bò lan từ cánh tay xuống ngón út.
Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…
Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều. Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc.
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…