THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Biến chứng thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Nhiều người bệnh lo lắng liệu thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không. Thực tế cho thấy, tình trạng này có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng và để lại hàng loạt biến chứng đáng lo ngại nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng thoát vị đĩa đệm điển hình có thể kế đến như: tổn thương hệ thần kinh, hội chứng chùm đuôi ngựa, rối loạn bài tiết…

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là chấn thương thường gặp ở cột sống. Cụ thể, các đốt sống trong cột sống phân bố kéo dài từ đáy hộp sọ đến xương cụt. Nằm ở giữa là những đệm tròn thực hiện vai trò giảm xóc, cho phép cơ thể uốn cong và di chuyển dễ dàng. Khi một trong những đĩa này bị rách, nhân nhầy bên trong rò rĩ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Hiện tượng này đồng thời gây chèn ép các dây thần kinh cột sống xung quanh, dẫn đến nhiều vấn đề bệnh lý nghiêm trọng khác. (

1. Nguyên nhân

  • Chuyển động lặp đi lặp lại.
  • Căng thẳng đột ngột do nâng vật nặng hoặc xoay người không đúng cách.
  • Thừa cân.
  • Lão hóa.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí cột sống bị tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, dấu hiệu đau đớn trở nên nghiêm trọng hơn khi di chuyển và cải thiện khi nghỉ ngơi. Triệu chứng cụ thể như sau:

2.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là đau nhói vùng lưng dưới, lan dần xuống một bên mông, chân và bàn chân. Một số dấu hiệu khác bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc tê ở chân, bàn chân.
  • Yếu cơ.

2.2. Thoát vị đĩa đệm cổ

Dấu hiệu thường gặp của bệnh nhân khi mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ là:

  • Đau gần hoặc giữa hai xương bả vai.
  • Cơn đau lan dầu đến vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay.
  • Đau cổ, đặc biệt là vùng lưng và hai bên cổ.
  • Đau tăng lên khi cúi hoặc xoay cổ.
  • Tê hoặc ngứa ran trong cánh tay.

Các biến chứng thoát vị đĩa đệm

Rối loạn đại tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khiến cho dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Ban đầu, vùng xương cùng bị bí tiểu, sau đó người bệnh đái dầm và nước tiểu chảy một cách thụ động.

Ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh

Vùng cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc, do đó khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Khi thoát vị đĩa đệm bước sang giai đoạn cục bộ, các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây cảm giác đau ở vùng cột sống thắt lưng mà còn lan xuống chân tay, đau mạnh khi vận động hoặc làm việc nặng, ho, hắt hơi, đi lại, đứng ngồi lâu…

Gây liệt tàn phế

Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây liệt tàn phế suốt đời. Người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động, đi lại và chỉ có thể nằm một chỗ. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Teo cơ chi, biến chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm

Không chỉ gây tổn thương đến vùng cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm còn có thể chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, khiến cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo dần, người bệnh mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.

Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là biến chứng thường gặp. Rối loạn cảm giác ở khu vực khoang da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương do bệnh thoát vị đĩa đệm làm tổn thương đến dây thần kinh. Những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh tổn thương thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây ra các hội chứng đau khập khễnh cách hồi, rối loạn vận động, khiến người bệnh không làm chủ được sức khỏe và cuộc sống của mình. Biểu hiện của hội chứng này là người bệnh đi được một đoạn phải nghỉ ngơi một lúc mới có thể đi tiếp, đây còn được coi là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng.

Phòng tránh biến chứng thoát vị đĩa đệm như nào?

Nhiều người bệnh nghĩ rằng khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ cần hạn chế trong ăn uống. Tuy nhiên điều này đúng nhưng chưa đủ, để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đạt kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần chú ý hạn chế những điều sau:

  • Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng rượu bia.
  • Cần hạn chế các loại thức ăn không tiêu, đồ uống có gas.
  • Tránh tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông, bánh kẹo, đồ ngọt…nên đưa vào danh sách hạn chế sử dụng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
  • Tránh những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối.
  • Không dùng đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác.
  • Không hút thuốc sẽ làm tăng khả năng bị thoát vị đĩa đệm và nhiều chứng bệnh khác.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Phương pháp điều trị biến chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả cao

Phòng khám Cơ Xương Khớp HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động HTC tự hào mang đến giải pháp điều trị toàn diện cho các bệnh lý cơ xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, bệnh lý thần kinh, đau các khớp, bệnh lý cột sống…

Với bệnh lý thoát vị, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Còn phẫu thuật thì bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng quá nặng như mất kiểm soát bài tiết nước tiểu, chân teo nhiều… Vậy làm sao chữa trị thoát vị đĩa đệm khỏi mà không cần dùng thuốc?

Việc thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đánh giá toàn diện bệnh lý và tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho bệnh nhân

Tại HTC, bằng việc kết hợp phương pháp trị liệu độc quyền HTC kết hợp với hệ thống thiết bị đầu bảng, đã giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau. Bệnh nhân sau điều trị sinh hoạt bình thường, không còn phải chịu bất cứ sự khó chịu nào.

  • Trị liệu độc quyền HTC được xem là phương pháp tối ưu, giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Ngoài ra phương pháp này còn giúp tăng cường chất dinh dưỡng giúp hệ xương được khỏe mạnh và vững trãi hơn. 
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, máy trị liệu BTL… có nhiệm vụ gia tăng khoảng cách đốt sống kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động.
  • Trị liệu chiropractic là phương pháp xử lý các vấn đề về sai lệch cấu trúc qua đó đưa đốt sống về vị trí tốt hơn. Với bệnh lý thoát vị đĩa đệm một số sẽ có các sai lệch cấu trúc do đĩa đệm tổn thương gây mất cân bằng toàn bộ cấu trúc cột sống.
  • Ngoài ra trong quá trình điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp ATPTRehaby học cổ tryền… để đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có cải thiện cao và duy trì kết quả lâu dài khi điều trị tại HTC.

3 giai đoạn trị liệu đĩa đệm tại HTC

  • Giai đoạn 1: GIẢM TRIỆU CHỨNG, GIẢI PHÓNG CHÈN ÉP: Phòng khám HTC sử dụng các giải pháp tác động trực tiếp vào căn nguyên, phục hồi hư tổn nên dần dần các triệu chứng sẽ giảm đi, và bạn sẽ cảm nhận được ngay từ 1-3 buổi trị liệu.
  • Giai đoạn 2: PHỤC HỒI CẤU TRÚC ĐĨA ĐỆM, HỆ CƠ VÀ HỆ XƯƠNG: Sau khi giải phóng được sự chèn ép, giảm các triệu chứng, quá trình điều trị sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng cho đĩa đệm, đưa cấu trúc xương ổn định, các điểm co xoắn, trigger points trên hệ cơ mất đi, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ thể.
  • Giai đoạn 3: LẤY LẠI TOÀN BỘ BIÊN ĐỘ VẬN ĐỘNG, GIẢM NGUY CƠ TÁI PHÁT: Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 và 2, các bác sĩ HTC sẽ đưa ra các bài tập trị liệu giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh, dẻo dai, các biên độ vận động tối đa qua đó có thể sinh hoạt và làm việc như người bình thường.

Kết thúc trị liệu bệnh nhân hết đau đớn, sinh hoạt vận động tốt

Xem thêm: Khách hàng chia sẻ

Tại sao lựa chọn HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn?

  • Hiệu quả cao, kết quả duy trì lâu dài
  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài và  các bệnh viện lớn
  • Đặc biệt sử dụng các giải pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả cao mà không dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật. Điều trị tận gốc, giảm triệu chứng là bệnh khỏi chứ không phải do tác dụng của thuốc hay hóa chất.
  • Tiết kiệm thời gian: mỗi buổi 60-90 phút, 1 tuần 2-3 buổi, không cần nghỉ làm
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiệu quả nhận được ngay sau 1-3 buổi trị liệu.
  • Chi phí minh bạch, phù hợp với mọi người
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi.
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân.

Bệnh nhân đông, tỷ lệ giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám

INBOX HOẶC LIÊN HỆ 096.369.1010 – 090.432.8838 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago